Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ phơi nhiễm và tác động sức khỏe do ô nhiễm bụi trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Điều kiện tự nhiên dân số kinh tế xã hội của quận Thanh Xuân, thành

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1. Bản đồ quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân là một trong các quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nằm chếch về trục phía Tây Nam của Thành phố Hà Nội. Địa giới hành chính

của quận như sau:

- Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy

- Phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông

- Phía Nam giáp quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì

- Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ, quận gồm 11 đơn vị hành chính cấp phường là: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Khương Đình, Nhân Chính, Phương Liệt, Hạ Đình, Kim Giang, Khương Mai, Khương Trung, Thượng Đình (có 3 phường được thành lập từ các xã ngoại thành của 2 huyện Từ Liêm và Thanh Trì, còn lại là các phường cũ của quận Đống Đa chuyển sang).

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình của quận Thanh Xuân tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 5 - 6 m so với mực nước biển, phía Bắc độ cao tuyệt đối khoảng 5 - 5,6 m. Khu vực phía Nam độ cao thấp hơn, khoảng 4,7 - 5,2 m; một số khu vực ao hồ, đầm trũng có độ cao khoảng 3,0 - 3,5 m.

Điều kiện địa hình quận Thanh Xuân tương đối thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đô thị.

4.1.1.3. Thủy văn

Quận Thanh Xuân có 2 con sông thoát nước chính của Thành phố Hà Nội, chảy qua từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét. Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết nước giữa các mùa, tiêu nước cục bộ và giữ vai trò điều hòa sự dao động của mực nước cho khu vực như: đầm Hồng (Khương Đình), đầm Bờ Vùng (Hạ Đình), hồ Dẻ Quạt (Hạ Đình), hồ Rùa và hồ Thượng (Phương Liệt), dự án công viên hồ Điều Hòa Nhân Chính đang được đầu tư, cải tạo theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội.

4.1.1.4. Khí hậu

Khí hậu quận Thanh Xuân có chung chế độ khí hậu của Thành phố Hà Nội thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa,

nóng, ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,60C, độ ẩm

- Mùa hạ, thời tiết nóng, từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình khoảng 23,90C.

- Mùa đông, thời tiết lạnh, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa

Đông Bắc lạnh và mưa phùn, nhiệt độ thấp nhất 13,80C vào tháng 1.

Quận thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, thuộc khu vực quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời khá dồi dào và có nền nhiệt độ cao, độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Lượng mưa phân bố khá đồng đều, trung bình khoảng 1.600 - 1.800 mm/năm.

Khí hậu quận Thanh Xuân cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại quận được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8°C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất 2,7°C.

4.1.1.5. Dân số

Năm 2016, dân số của quận là 259.355 người (cuối năm 2016), trong đó nữ giới là 117.836 người chiếm 49,97%, nam chiếm 50,03%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình trong vòng 5 năm qua là 1,05%, tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới mức 1,44%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 8,83%. Dân số của quận tăng nhanh chủ yếu là tăng cơ học, do những năm qua thu hút được số lượng đáng kể lao động từ các địa phương đến làm việc trong các ngành dịch vụ, công nghiệp trên địa bàn quận. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 1%/năm, số hộ thoát nghèo đạt bình quân 78 hộ/năm. Thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm bằng nguồn vốn cho vay, tạo việc làm cho 23.886 lao động, bình quân hàng năm có 4.800 người được giải quyết việc làm, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.

4.1.1.6. Kinh tế- xã hội

Kinh tế của quận được duy trì và phát triển theo đúng định hướng cơ cấu trong 5 - 10 năm gần đây với xu hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp và tăng dần tỷ trọng dịch vụ. Trong đó, kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng trưởng cả về số lượng, quy mô và hiệu quả (năm 2010 số doanh nghiệp thực tế quản lý thu thuế là 2.456 doanh nghiệp và số hộ kinh doanh thu thuế là 3.806 hộ, đến năm 2016, số doanh nghiệp thực tế quản lý thu thuế là 4.970 doanh nghiệp và số hộ kinh doanh thu thuế là 5.700 hộ). Dịch vụ thương mại phát triển rộng khắp trên địa bàn phục vụ nhu cầu dân sinh. Nhiều dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính phát triển.

4.1.1.7. Tình hình thời tiết, thủy văn năm 2016 khu vực Hà Nội

5 tháng đầu năm 2016, khu vực Hà Nội chịu ảnh hưởng của 05 đợt không khí lạnh (KKL) mạnh gây ra 04 đợt rét đậm, rét hại. Đặc biệt, đợt rét đậm, rét hại

từ ngày 23-28/01/2016 làm nhiệt độ trung bình ngày tại Hà Nội dưới 10oC.

Nhiệt độ trung bình các tháng phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm

(TBNN) từ 0,5-1,5oC. Riêng tháng 02/2016 nhiệt độ trung bình trên địa bàn Hà

Nội thấp hơn TBNN từ 0,5-1,5oC.

Tổng lượng mưa 5 tháng đầu năm 2016 tại khu vực Hà Nội dao động từ 467,4 - 645,8mm, cao hơn TBNN.

Đặc biệt, trong đêm 24/5, rạng sáng ngày 25/5, Hà Nội đã có mưa to đến rất to với lượng mưa đo được từ 150-300mm (Láng 190mm, Hoài Đức 233mm, Hà Đông 338mm) đã gây ngập úng ở hầu hết các tuyến phố.

Trong 05 tháng đầu năm, mực nước trung bình các tháng đều thấp hơn giá trị TBNN từ 0,80 - 2,18m. Mực nước trung bình các tháng trên sông Đáy tại Ba Thá thấp hơn giá trị TBNN từ 0,11 - 0,42m, cao hơn cùng kỳ năm 2015 từ 0,04 - 0,76m.

Trong giai đoạn đổ ải vụ Đông Xuân 2016, các hồ chứa thượng lưu đã tăng cường phát điện để mực nước Hà Nội luôn duy trì ở mức 2,2m-2,5m nhằm đảm bảo phục vụ đổ ải đợt 1 (từ ngày 21-25/01) và đợt 2 (từ ngày 16-20/02). Từ ngày 24/5 đến 31/5, do lũ từ các sông phía thượng lưu và hồ chứa Hòa Bình tăng cường phát điện, lũ tiểu mãn đã xuất hiện tại hạ lưu sông Hồng với biên độ lũ lên từ 2,1m đến 3,08m.

Từ ngày 24-31/5, do ảnh hưởng mưa lớn trên lưu vực, lũ lớn đã xuất hiện trên sông Đáy với biên độ lũ lên tại Ba Thá là 4,12m, mực nước đỉnh lũ đạt 4,69m (thấp hơn báo động 1), cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc từ năm 1961 đến nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ phơi nhiễm và tác động sức khỏe do ô nhiễm bụi trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 40 - 43)