Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ phơi nhiễm và tác động sức khỏe do ô nhiễm bụi trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 29 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá phơi nhiễm và rủi ro sức khỏe

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Thông qua các chương trình phát triển, rất nhiều hoạt động liên quan đến việc đánh giá chất lượng không khí đã được thực hiện ở Việt Nam trong suốt thời gian qua, như nghiên cứu “Ô nhiễm không khí và nhập viện các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp ở trẻ em thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm đồng nghiên cứu Sumi Mehta, Long H. Ngo, Do Van Dzung, Aaron Cohen, T. Q. Thach, Vu Xuan Dan, Nguyen Dinh Tuan và Le Truong Giang. Nghiên cứu này

đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến số ca nhập viện vì mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp dưới (ALRI) ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) từ năm 2003 đến năm 2005. Nghiên cứu đã phân tích mối liên hệ giữa số ca nhập viện hàng ngày cho bệnh viêm phổi và viêm tiểu

phế quản với hàm lượng trung bình toàn thành phố của PM10, NO2, SO2 và O3

(8h tối đa trung bình) thu nhập từ mạng lưới quan trắc chất lượng không khí ở địa

phương. Sự tăng nồng độ NO2 và SO2 có liên quan với nhập viện tăng lên trong

mùa khô (từ tháng mười một-tháng tư), với những rủi ro vượt quá 8,50%. Hàm

lượng bụi PM10 cũng chỉ ra mối liên hệ với tỉ lệ nhập viện tăng nhanh trong mùa

khô, nhưng mối tương quan cao giữa PM10 và NO2 hạn chế khả năng phân biệt

ảnh hưởng của PM10 và NO2 tới sức khỏe cộng đồng. Vào mùa mưa (tháng mười), các ảnh hưởng tiêu cực của nồng độ các chất ô nhiễm với số ca nhập viện cũng được quan sát thấy. Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa hàm lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ nguồn đốt nhiên liệu và sự gia tăng số ca nhập viện vì virut ALRI. Sự nhập viện vì ALRI thường liên quan chặt chẽ đến nồng độ khí xung quanh của PM10, NO2, SO2 và trong mùa khô, nhưng không rõ ràng trong mùa mưa. Phân tích thăm dò sơ bộ cho thấy sự khác biệt theo mùa trong tỷ lệ phát sinh virus ALRI có thể do sự khác biệt về điều kiện thời tiết và khí tượng khác nhau.

Nghiên cứu “Ảnh hưởng của đói nghèo đối với mối quan hệ giữa phơi nhiễm cá nhân và nồng độ môi trường xung quanh của các chất ô nhiễm không khí tại thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm đồng nghiên cứu Sumi Mehta, Hind Sbihi, Tuan Nguyen Dinh, Dan Vu Xuan, Loan Le Thi Thanh, Canh Trương Thanh, Giang Le Truong, Aaron Cohen và Michrel Brauer cho thấy yếu tố kinh tế xã hội thường ảnh hưởng đến sự phân bố của ô nhiễm không khí. Các mối quan hệ giữa sức khỏe, ô nhiễm không khí, và mức độ nghèo đói có ý nghĩa quan trọng về chính sách và y tế công cộng, đặc biệt là ở các khu vực, nơi mức độ ô nhiễm không khí cao và chênh lệch thu nhập lớn. Mục tiêu của nghiên cứu là để mô tả các yếu tố quyết định sự tiếp xúc và mối quan hệ giữa mức độ phơi nhiễm cá nhân với nồng độ xung quanh của nhiều chất gây ô nhiễm không khí giữa các phân đoạn kinh tế xã hội khác nhau của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Các biện pháp được sử dụng lặp đi lặp lại để giám sát phơi nhiễm cá nhân và các

yếu tố của mô hình phơi nhiễm. So sánh hàm lượng PM10, PM2,5 và nồng độ NO2

nhân đối với người chăm sóc trẻ em từ nhóm kinh tế xã hội cao và thấp ở hai huyện (thành thị và ven đô), qua hai mùa. Mức độ tiếp xúc trực tiếp với bụi PM cao hơn đáng kể của nhóm người nghèo so với nhóm có mức thu nhập tốt ở mỗi huyện của khu vực nghiên cứu. Tiếp xúc của nhóm có mức thu nhập cao được chặt chẽ hơn với nồng độ môi trường xung quanh cho cả hai yếu tố bụi PM và

NO2. Yếu tố quyết định của mô hình phơi nhiễm cho thấy tầm quan trọng của

chất lượng nơi sinh sống: hệ thống thông gió, thời gian dành cho nhà bếp, sử dụng điều hòa không khí. Mùa là yếu tố quyết định quan trọng của phơi nhiễm mà không bị coi hoàn toàn khác biệt về vị trí kinh tế xã hội. Kết quả nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá vị trí kinh tế xã hội ảnh hưởng phơi nhiễm đến ô nhiễm môi trường không khí như thế nào.

Nghiên cứu “Đánh giá phơi nhiễm và tác động sức khỏe” giữa Trung tâm Đông – Tây (EWC), Mỹ cùng ban Quản lý Dự án Đầu tư Phát triển Giao thông Đô thị Hà Nội (HUTDPDMU) thuộc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Viện Khoa học Môi trường và Sức khỏe cộng đồng (IESH) thực hiện. Khảo sát toàn bộ con đường chính trên thành phố Hà Nội, lựa chọn ra 3 con đường “điểm nóng” và 1 con đường giao thông ít hơn

để quan trắc phơi nhiễm cá nhân với bụi PM10 và khí CO. Nghiên cứu ảnh hưởng

của loại hình giao thông, tuyến đường, giờ cao điểm, và điều hòa không khí đối với các mức độ phơi nhiễm. Trong quá trình điều tra sử dụng các thiết bị đo hiện

trường nhỏ nhẹ khi đi trên xe buýt, ô tô con, xe máy và trong khi đi bộ. Nghiên

cứu đã cho thấy được mối tương quan giữa môi trường đối với sức khỏe người dân, đặc biệt những nhóm người sống, làm việc hay tiếp xúc trực tiếp tới nguồn ô nhiễm. Và đã chứng minh được giao thông là nguyên nhân chính gây lên những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ phơi nhiễm và tác động sức khỏe do ô nhiễm bụi trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 29 - 32)