Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 54 - 59)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN YÊN SƠN

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Huyện phát triển theo xu hƣớng tích cực, tất cả các ngành sản xuất, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng… đều có những bƣớc phát triển đáng kể, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Đƣợc sự quan tâm của tỉnh, dƣới sự quản lý và chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện về

phát triển kinh tế - xã hội, bƣớc đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hƣớng tích cực, sử dụng ngày càng có hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phƣơng. Là một huyện miền núi, nên kinh tế huyện đặt trọng tâm phát triển vào nông - lâm nghiệp, đồng thời cũng từng bƣớc hình thành những nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đô thị cho những năm kế tiếp.

Các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, du lịch có bƣớc tăng trƣởng khá, tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế. Hiện nay, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 37,6%, ngành công nghiệp - xây dựng là 35,5%, ngành dịch vụ là 26,9%. Việc thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ của Trung ƣơng, của tỉnh cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đã tạo cơ chế thông thoáng, là điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện nâng cao hiệu quả hoạt động.

4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Là một huyện miền núi nên nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Khắc phục có hiệu quả khó khăn trong sản suất nông nghiệp, lâm nghiệp do thời tiết rét đậm, rét hại đầu vụ xuân. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ giống cây trồng, áp dụng triệt để các biện pháp thâm canh, tăng cƣờng công tác khuyến nông, khuyến lâm, khống chế kịp thời sâu bệnh hại lúa, dịch bệnh hại gia súc, gia cầm hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất nông lâm nghiệp năm 2017. Kết quả cho thấy:

* Về trồng trọt

Tổng sản lƣợng lƣơng thực cả năm đạt 74.643,7 tấn, đạt 101,3% kế hoạch (trong đó: sản lƣợng thóc 61.271,8 tấn, đạt 101,8 % kế hoạch, sản lƣợng ngô 13.620 tấn, đạt 99,2% kế hoạch) bằng 102% so với năm 2016.

* Về chăn nuôi, thú y:

Phối hợp với cơ quan thú y, chính quyền địa phƣơng hƣớng dẫn ngƣời chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình huyện tuyên truyền các biện pháp vệ sinh thú y và phòng chống dịch bệnh; hƣớng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dƣỡng gia súc, gia cầm trong mùa mƣa lũ, kỹ thuật trồng cây thức ăn thô xanh và dự trữ, chế biến rơm rạ trong vụ đông; hƣớng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hƣớng tập trung, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trƣờng.

* Về lâm nghiệp:

Cán bộ khuyến nông đã tích cực phối hợp với các Công ty lâm nghiệp, hạt kiểm lâm, các xã vận động nhân dân trồng, chăm sóc rừng trồng đảm bảo kế hoạch. Kết quả đã trồng đƣợc 3.654,1/3.235 ha, đạt 113% kế hoạch (trong đó 3.566,1 ha rừng tập trung và 88 ha cây phân tán) (Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn, 2017).

4.1.2.3. Khu vực kinh tế công nghiệp

Trong giai đoạn 2015 - 2017 cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng của huyện Yên Sơn năm 2016 là 38,90% ; năm 2017 là 40,00%).

* Sản xuất công nghiệp: Trong năm 2017 huyện đã tích cực, chủ động phối hợp với các sở ban ngành của tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Ƣớc đạt 211,50 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch.

* Công tác quy hoạch: Hoàn thành việc xây dựng kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 20/4/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về quản lý quy hoạch đầu tƣ xây dựng thị trấn huyện lỵ đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020.

* Công tác giao thông: Thực hiện tốt công tác quản lý, duy tu bảo dƣỡng các tuyến đƣờng phân theo cấp quản lý. Lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt.

4.1.2.4. Khu vực kinh tế dịch vụ

a. Thương mại, dịch vụ

Thị trƣờng đã có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế, hàng hóa ngày càng đa dạng về mẫu và chủng loại, tạo cho ngƣời tiêu dùng có điều kiện lựa chọn. Các doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc củng cố và giữ vai trò chủ đạo trong việc ổn định thị trƣờng. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển; mạng lƣới phát triển nhanh chóng đến tận các xã, thôn bản. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (tính theo giá trị thực tế) năm 2015 đạt 233.320 triệu đồng đến năm 2017 đạt 720.000 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch và tăng gấp 3,08 lần so với năm 2015.

b. Du lịch

Huyện có tiềm năng về phát triển du lịch. Hiện nay trên địa bàn huyện đang tiếp tục đầu tƣ phát triển du lịch di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh: Lán ở và làm việc, hầm an toàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hầm an toàn của Trung ƣơng Đảng. Văn phòng làm việc của Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh. Hang Đá Bàn (xã Mỹ Bằng) là nơi ở và làm việc của Hoàng thân Xu Pha Nu Vông, Thủ tƣớng Chính phủ Pathet Lào … đồng thời phát triển lễ hội nhƣ: Lễ hội đình Minh Cầm (xã Đội Bình); Đình Giếng Tanh (xã Kim Phú)… Tuy nhiên chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức nên sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có của huyện.

4.1.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của huyện Yên Sơn trong những năm qua có sự thay đổi đáng kể, hệ thống giao, thủy lợi, điện, đƣờng, trƣờng, trạm… đƣợc mở rộng, nâng cấp và cả xây mới khang trang. Cụ thể nhƣ sau:

a. Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông đƣờng bộ trên địa bàn huyện hiện có:

- Quốc lộ 2: Điểm đầu tại km 115 (xã Đội Bình), điểm cuối tại km 155+400 (xã Tứ Quận). Đây là tuyến đƣờng có vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của cả tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Yên Sơn nói riêng.

- Quốc lộ 2C: Điểm đầu tại xã Kim Quan, điểm cuối tại km 125+800 xã Lang Quán. Tuyến đƣờng này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các xã phía Đông huyện. Phần đƣờng chạy trên địa bàn huyện dài 39,50 km.

- Quốc lộ 37: Dài 63,5 km, điểm đầu tại đèo ông Cai xã Hợp Thành - huyện Sơn Dƣơng, điểm cuối tại km 234+108 xã Mỹ Bằng - huyện Yên Sơn. Phần đƣờng chạy trên địa bàn huyện có chiều dài 28,90 km.

- Đƣờng tỉnh 185: Dài 166,1 km, điểm đầu tại km 211+470 QL 37 xã Nông Tiến – Thành phố Tuyên Quang, điểm cuối tại thôn Khau Cau xã Phúc Yên - huyện Na Hang. Phần đƣờng chạy trên địa bàn huyện dài 42,10 km. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đƣờng tỉnh 186: Dài 84,0 km, điểm đầu tại km 55-QL2 xã Sơn Nam huyện Sơn Dƣơng, điểm cuối tại km 234+400 QL37 xã Mỹ Bằng.

- Đƣờng huyện: Bao gồm 12 tuyến với tổng chiều dài 117,50 km, nền đƣờng rộng 6,5 m, mặt đƣờng 3,50 m, láng nhựa.

Trong những năm qua, bằng nguồn vốn của Nhà nƣớc và đóng góp của nhân dân huyện đã đầu tƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội. Mở mới, đƣờng liên xã và thôn, bản; xây dựng mới đƣờng bê tông, công trình cầu nhỏ, đƣờng ngầm tràn. Phấn đấu đến năm 2020, 100% thôn bản có đƣờng ô tô đến trung tâm. 50% mặt đƣờng đá dăm láng nhựa, 50% mặt đƣờng cấp phối. (Đề án quy hoạch tổng thể mạng lƣới giao thông và xã hội hoá giao thông đến năm 2020 huyện Yên Sơn).

b. Thuỷ lợi

Trên địa bàn huyện có 3 con sông lớn là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy cùng với hệ thống suối nhỏ tạo nên hệ thống sông suối cung cấp nƣớc sinh hoạt và sản xuất cho toàn địa bàn huyện Yên Sơn và một số vùng phụ cận.

Trên địa bàn huyện hiện có 658 công trình thuỷ lợi, bao gồm, đập xây, hồ chứa, trạm bơm, phai tạm ...

Tổng chiều dài các tuyến kênh tƣới năm 2017 có 699,04 km, trong đó có 335,76 km đã đƣợc kiên cố hoá, còn lại 363,28 km là kênh đất. phục vụ tƣới cho 3.440,41 ha diện tích lúa đông xuân và 3.785,53 ha diện tích lúa mùa.

c. Hệ thống điện

Những năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn về vốn nhƣng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của huyện, phong trào điện khí hoá nông thôn đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Đến nay các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đƣợc sử dụng lƣới điện Quốc gia, phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

4.1.2.6. Văn hóa – Thể thao, giáo dục, y tế

a. Ngành Văn hoá - Thể thao

Cơ sở vật chất ngành văn hoá thông tin của huyện trong những năm gần đây không ngừng đƣợc cải thiện góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Phong trào văn hoá văn nghệ ở cơ sở đƣợc phát triển mạnh mẽ,

Qua thực trạng phát triển của ngành thể dục - thể thao của huyện nhƣ đã phân tích ở trên cho thấy: Cơ sở vật chất của ngành còn nhiều hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc so với nhu cầu của công tác luyện tập, thi đấu. Diện tích đất của các sân bóng còn nhỏ hẹp, hoặc phân bố ở vị trí không thuận lợi..., các cơ sở luyện tập thi đấu trong nhà chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng ... Vì vậy trong những năm tới huyện cần dành quỹ đất phù hợp (có địa hình cao, bằng phẳng, gần các khu dân

cƣ...) để quy hoạch các cơ sở thể dục - thể thao. Đây sẽ là áp lực khá lớn với việc sử dụng đất của huyện trong những năm tới.

b. Giáo dục và Đào tạo

Công tác giáo dục đào tạo của huyện Yên Sơn trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng khích lệ, phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hệ thống trƣờng học tiếp tục đƣợc củng cố và mở rộng. Đến nay đã có 100% thôn, bản tổ chức đƣợc nhóm lớp học mầm non.

Chất lƣợng giáo dục toàn diện ngày càng đƣợc nâng cao, nhất là giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học. Tỷ lệ trẻ lệ huy động học sinh 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh tốt nghiệp lớp 5 vào học lớp 6 đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở. Trung học phổ thông đƣợc nâng lên năm sau cao hơn năm trƣớc. Thực hiện tốt công tác đào tạo, chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Hàng năm cử cán bộ giáo viên đi học thêm các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

c. Ngành Y tế

Mạng lƣới y tế cơ sở ngày càng đƣợc củng cố về cả số lƣợng và chất lƣợng. Đến nay đã có 100% xã, thị trấn có cơ sở y tế xây dựng bán kiên cố; 100% thôn, bản có cán bộ y tế; 31/31 trạm y tế xã có bác sỹ trực khám và chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Đến nay đã có 31/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (UBND huyện Yên Sơn, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 54 - 59)