Giải pháp về nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nguồn lực và kết quả sinh kế cho người dân phụ thuộc vào rừng tại huyện na rì, bắc kạn (Trang 89 - 92)

4.3.4.1. Cơ sở giải pháp

a. Định hướng sử dụng nguồn lực tự nhiên

Nguồn lực tự nhiên như đất, nước .. có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như trong phát triển kinh tế. Sử dụng nguồn lực tự nhiêu phải theo nguyên tắc sử dụng đúng quy hoạch, đúng mục đích và sử dụng tiết kiệm. b. Thực trạng sử dụng nguồn lực tự nhiên của hộ điều tra

Nguồn lực tự nhiên được sử dụng hiệu quả hơn so với các nguồn lực khác. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật vẫn còn diễn ra. Việc khai thác trái phép vẫn chưa ngăn chặn triệt để; việc chặt phá rừng còn tái diễn ở nhiều nơi trên địa bàn.

Bảng 4.22. Đánh giá nguồn lực tự nhiên và đề xuất giải pháp Chỉ tiêu Tích cực Hạn chế Giải pháp Đất rừng Giao rừng và khoán rừng, bảo vệ có thu nhập từ rừng.Rừng có giá trị thì thu hái lâm sản ngoài gỗ, lấy măng, lấy củi, rừng trồng thì để bán Khó khăn trong trồng rừng do thiếu nhân lực, không có tiền thuê phát, xử lý thực bì, rừng ở xa đi lại không thuận lợi Vẫn còn hiện tượng phá rừng bừa bãi - Hỗ trợ vay vốn, phát triển sản xuất - Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá - Tuyên truyền về bảo vệ rừng, khai thác rừng

theo quy hoạch

Đất nông nghiệp

Chiếm tỷ lệ thấp, chưa thâm canh,

năng suất thấp

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, cải tạo đất, tăng hiệu quả sư

dụng đất

Đất khác

Nhiều diện tích đất bỏ hoang, đặc biệt là

đất hoàn thổ sau khi khai thác vàng sa

khoáng

Quy hoạch và sử dụng hợp lý, tránh lãng phí

Nước Nhiều hộ chưa tiếp cận nguồn nước sạch

Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ việc cung

cấp nước sách, hỗ trợ người dân trong tiếp

cận nước sạch Khả năng tiếp cận rừng Khả năng tiếp cận rừng của nhiều hộ thấp do rừng ở xa nhà, không có đường hoặc đường mòn, gây khó khăn cho việc trồng, chăm sóc

và thu hoạch.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá

4.3.4.2. Nội dung giải pháp

(i) Thực hiện tốt việc quy hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định; rà soát quy hoạch của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh. (ii) Tuyên truyền về bảo vệ rừng và khai thác rừng theo quy hoạch, sử dụng hiệu quả và hợp lý tài nguyên rừng.

4.3.4.3 Cách thực hiện

Thứ nhất, bố trí hợp lý nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chỉnh lý biến động đất đai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng hồ sơ dữ liệu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.

Triển khai, thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được chính phủ phê duyệt; lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã phù hợp với chỉ tiêu của cấp tỉnh đảm bảo sự thống nhất trong quy hoạch, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Xây dựng các biện pháp cụ thể để quản lý, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, sử dụng đất không hiệu quả; kiên quyết thu hồi diện tích đất các dự án không sử dụng, chậm tiến độ, sử dụng sai mục đích theo đúng quy định của Luật Đất đai.

* Tăng cường quản lý tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên; thực hiện tốt công tác lập, quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch thăm dò, khai thác, chế biến; kiểm tra, ngăn chặn việc khai thác trái phép.

* Thực hiện một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tranh thủ các nguồn vốn, triển khai thực hiện hiệu quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường; tiếp tục rà soát, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường để có phương án xử lý; chủ động tổ chức thực hiện công tác phòng tránh bão lũ, thiên tai.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển sản xuất công nghiệp, xâydựng, nông nghiệp, dịch vụ,... nhằm sản xuất ra nhiều hàng hóa có chất lượng tốt, giá thành rẻ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài huyện

những tiến bộ kỹ thuật vào việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai.

Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành để quản lý quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất; công tác cập nhật, bổ sung các công trình, dự án, kế hoạch đã thực hiệnvào bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chính phải kịp thời và đồng bộ từ cơ sở đến cấp tỉnh, phục vụ tốt cho quản lý và chỉ đạo, điều hành của các cấp.

Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá: Rất nhiều diện tích thiết kế ở xa, không có đường hoặc có đường mòn nên khâu vận chuyển cây giống tốn rất nhiều công, vận chuyển đầu ra cũng rất khó khăn. Vì vậy, Quy hoạch hệ thống đường lâm nghiệp, tạo nên mạng lưới giao thông đa dạng liên hoàn là rất cần thiết

Thứ tư, tuyên truyền về bảo vệ rừng, khai thác rừng theo quy hoạch

Hạt Kiểm lâm huyện cần chỉ đạo đội ngũ cán bộ, chiến sỹ thường xuyên bám sát cơ sở, tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đến từng hộ gia đình. Trong đó, tập trung hướng dẫn nhân dân các kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác rừng. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng kịp thời nắm bắt thông tin, phát hiện và xử lý các tụ điểm chặt phá, khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nguồn lực và kết quả sinh kế cho người dân phụ thuộc vào rừng tại huyện na rì, bắc kạn (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)