.21 Đánh giá nguồn lực tài chính và đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nguồn lực và kết quả sinh kế cho người dân phụ thuộc vào rừng tại huyện na rì, bắc kạn (Trang 88 - 90)

Chỉ tiêu Tích cực Hạn chế Giải pháp

Tiết kiệm

Nguồn lực tài chính yếu, hầu hết các hộ không có tiết kiệm bằng tài sản hay tiết

kiệm ngân hàng

Phát triển kinh tế, tăng thu nhập

Nợ Là một kênh huy động vốn

Mục đích vốn vay chưa rõ ràng, không liên quan đến đấu tư cho

sản xuất

Đa dạng hóa loại hình hỗ trợ tín dụng, hướng dẫn và giám sát sử dụng vốn hiệu quả Hộ có lớn hơn 3 nguồn thu Hộ có nhiều nguồn thu nhập Thu nhập từ nguồn ngoài nông lâm nghiệp

chiếm tỷ trọng thấp

Chuyển đổi, lựa chọn cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc điểm của vùng.

4.3.3.2. Nội dung giải pháp

Giải pháp chính trong nguồn lực tài chính là đa dạng hóa các loại hình hỗ trợ tín dụng cho người dân tộc về số lượng tiền vay, thủ tục và thời hạn vay, phải gắn chặt với các đoàn thể, chính quyền địa phương và hệ thống khuyến nông, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của người dân tộc.

Đầu tư với lãi suất thấp cho những hộ dân tộc thiếu tư liệu, thiếu đất hoặc không có đất sản xuất bằng vốn vay ưu đãi, đất sản xuất phù hợp với địa bàn, ngành nghề và điều kiện sản xuất cụ thể.

Mở lớp tập huấn cho hộ hoặc thông qua trưởng thôn, trưởng bản để tuyên truyền, giáo dục hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích và có hiệu quả nhất.

4.3.3.3. Cách thực hiện

Thứ nhất, tìm hướng giải quyết đầu ra cho một số sản phẩm nông sản của người dân để tăng khả năng tích lũy tài chính. Cung cấp thông tin, và có những chính sách ưu đãi đối với các tổ chức cá nhân đầu tư vào địa phương.

Thứ hai, có chính sách khả thi và phù hợp để huy động vốn vay từ các ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển, thực hiện chế độ ưu đãi lãi suất cho vay linh hoạt và phù hợp với điều kiện, chu kỳ sản xuất nông lâm nghiệp, cũng

như các chính sách về bảo hiểm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp để tăng cường khả năng huy động vốn, giảm áp lực lãi suất và rủi ro cho nông dân.

Thứ ba, tiếp cận với các nguồn tín dụng của nông hộ, giúp nông hộ đầu tư tái sản xuất, nông hộ nào sản xuất có hiệu quả mới được vay vốn cho lần sản xuất tiếp theo (ngoại trừ trường hợp do thiên tai như bị rủi ro mất mùa).

Thứ tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong phát triển sinh kế. Mở các lớp tập huấn cách sử dụng vốn vay có hiệu quả. Việc tập huấn sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả là một nhu cầu quan trọng và cần thiết.

Sau khi cho vay vốn một thời gian các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cần có chương trình phối hợp với các địa phương để kiểm tra các hộ vay vốn xem có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, trong trường hợp hộ vay vốn không tuân thủ thoả thuận ban đầu mà sử dụng sai mục đích thì ngân hàng sẽ thu hồi lại vốn, thậm chí tiến hành xử phạt nên nhiều hộ nông dân không dám sử dụng vốn vay một cách tuỳ tiện.

Thứ năm, Tăng cường phân cấp phân quyền cho người dân. Sự tham gia của người dân cần được thể chế hóa trong các chương trình phát triển của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững của các hoạt động sinh kế này. Hiện nay các chương trình của nhà nước như chương trình 135 đang thực hiện vẫn theo hình thức “từ trên xuống”. Đây là cần phải thay đổi trong các chương trình phát triển sinh kế bền vững.

4.3.4. Giải pháp về nguồn lực tự nhiên

4.3.4.1. Cơ sở giải pháp

a. Định hướng sử dụng nguồn lực tự nhiên

Nguồn lực tự nhiên như đất, nước .. có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như trong phát triển kinh tế. Sử dụng nguồn lực tự nhiêu phải theo nguyên tắc sử dụng đúng quy hoạch, đúng mục đích và sử dụng tiết kiệm. b. Thực trạng sử dụng nguồn lực tự nhiên của hộ điều tra

Nguồn lực tự nhiên được sử dụng hiệu quả hơn so với các nguồn lực khác. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật vẫn còn diễn ra. Việc khai thác trái phép vẫn chưa ngăn chặn triệt để; việc chặt phá rừng còn tái diễn ở nhiều nơi trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nguồn lực và kết quả sinh kế cho người dân phụ thuộc vào rừng tại huyện na rì, bắc kạn (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)