7. Tổng quan tài liệu tham khảo
1.3.3. Tình hình tài chính của bản thân công ty niêm yết
Các nhà phân tích cơ bản căn cứ vào bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập trong từng thời kì của một công ty đểđánh giá giá trị của công ty đó. Họ
sử dụng các hệ số phân tích làm căn cứ xác định giá trị thực của cổ phiếu thể
hiện trên một số mặt cơ bản như:
Thông số khả năng thanh toán (Liquidity ratio) [10,tr37]
Theo từ điển quản lý tài chính ngân hàng, khả năng thanh toán là khả
năng của một tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền. Thông số khả
năng thanh toán đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng các tài sản nhanh chóng chuyển hóa thành tiền để đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Có hai thông số cơ bản đểđánh giá khả năng thanh toán là
STT Thông số Công thức
1 Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
2 Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Tồn kho Nợ ngắn hạn
Thông số nợ (thông sốđòn bẩy) và khả năng trang trải
Các thông số nợ phản ánh mức độ vay nợ hay là tính ưu tiên đối với việc khai thác nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty.
Thông số khả năng sinh lợi
Thông số khả năng sinh lợi bao gồm hai nhóm – một nhóm biểu diễn khả
năng sinh lợi trong mối quan hệ với doanh thu và một nhóm biểu diễn khả
năng sinh lợi trong mối quan hệ với vốn đầu tư. Kết hợp lại, các thông số này cho biết hiệu quả chung của công ty, nó phản ánh mức độ ổn định của thu nhập khi so sánh với các thông số quá khứ và thể hiện mức độ hấp dẫn của công ty khi so sánh với các thông số bình quân ngành.
Các thông số thị trường
Các thông số này cung cấp cho các nhà quản trị thông tin về nhận định của người đầu tư về hiệu quả hoạt động trong quá khứ và triển vọng tương lai của công ty. Nếu các nhóm thông số trước đều tốt thì các thông số giá trị thị
trường sẽ cao và giá cổ phiếu cũng có thể cao như mong đợi. Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành
Lợi nhuận thuần sau thuế - Cổ tức ưu đãi EPS =
Số cổ phiếu lưu hành trong kỳ
Hệ số giá/ thu nhập(P/E)
Giá thị trường của cổ phiếu P/E =
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Giá thị trường trên giá trị sổ sách (M/B Market/book value) Vốn chủ
Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu = Tổng số cổ phiếu lưu hành Giá trị thị trường mỗi cổ phiếu Giá thị trường trên giá trị sổ sách =
Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu Giá cổ phiếu trên ngân quỹ
Giá cổ phiếu Giá cổ phiếu trên ngân quỹ =
1.3.4. Diễn biến của các thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái, thị
trường bất động sản, lĩnh vực kinh doanh khác
Trong thực tế, nếu thị trường tài chính phát triển thì sẽ có sự chuyển dịch vốn giữa các thị trường với nhau. Chẳng hạn như khi lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng, một số lượng nhất định các nhà đầu tư sẽ chuyển vốn từ thị
trường chứng khoán sang thị trường tiền tệ hay ngược lại, khi lãi suất giảm, họ sẽ chuyển sang mua chứng khoán. Sự tác động của lãi suất lên giá cổ phiếu còn thể hiện cụ thể ở ngay trong bản thân thị trường chứng khoán, đó là sự
chuyển dịch vốn từ cổ phiếu sang mua trái phiếu khi lãi suất thị trường tăng, do đó làm giá cổ phiếu giảm và ngược lại.
Quy mô, hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán
-Số lượng, chất lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường: số lượng cổ phiếu
đã niêm yết nhiều hay ít quyết định lượng cung cổ phiếu trên thị trường chứng khoán còn chất lượng của nó như thế nào sẽảnh hưởng đến cầu cổ phiếu.
-Số lượng, chất lượng các công ty niêm yết tiềm năng và số vốn mà các doanh nghiệp đó cần huy động trên thị trường: đây là nhân tố quyết định đến lượng cung cổ phiếu sẽ tăng như thế nào.
-Diễn biến của thị trường chứng khoán: các nhà phân tích kỹ thuật đưa ra một số thuật ngữ như 3 đường xu thế cấp 1, cấp 2, cấp 3; thị trường giá lên (bull market) hay thị trường giá xuống (bear market); các định dạng đồ thị
như định dạng đỉnh - đầu - vai, đáy - đầu - vai, đầu - vai - kép, định dạng tam giác, hình bình hành, gián đoạn, củng cố, hình cờ vuông và hình tam giác…
để dựa vào đó dự đoán diễn biến của thị trường. Tùy theo từng quan điểm của các nhà đầu tư mà họ lựa chọn các phương án khác nhau vào từng thời điểm khác nhau để mua hay bán loại chứng khoán nào khi thị trường có những thay
đổi nhất định, do đó ảnh hưởng đến cung - cầu chứng khoán trên thị trường. -Các thông tin tức thời về tình hình kinh doanh của công ty niêm yết cũng gây ảnh hưởng nhất định tới các nhà đầu tư, tác động tới cung – cầu
chứng khoán trên thị trường. Tuy nhiên, đối với một số chuyên gia phân tích kĩ thuật, họ có thể chỉ dựa vào việc phân tích đồ thị để mua bán một loại chứng khoán nào đó mà không cần biết đó là công ty nào, hoạt động trong lĩnh vực gì, lợi nhuận cao hay thấp …
Về phía các nhà đầu tư: mỗi nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán sẽ có những quan điểm khác nhau trong việc bán ra hay mua vào một loại chứng khoán theo diễn biến của thị trường tùy thuộc vào:
-Quan điểm, trình độ, kinh nghiệm, tâm lý của các nhà đầu tư.
Do có sự khác nhau trong quan điểm đánh giá, kinh nghiệm của bản thân cũng như tâm lý của mỗi nhà đầu tư nên các quyết định đưa ra cũng không giống nhau. Nếu một nhà đầu tư nhận định rằng một loại cổ phiếu đang trong xu thế lên giá, anh ta sẽ quyết định mua vào cổ phiếu đó (tăng cầu về cổ
phiếu đó) và đợi đến khi giá tăng lên đến một mức tối đa (theo quan điểm của người đầu tư) thì anh ta sẽ bán ra (tăng cung về cổ phiếu đó) và thu được một khoản lợi nhuận nhất định từ quyết định đầu tư của mình.
-Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường và số vốn mà họ có.
Nếu một thị trường chứng khoán vận hành hiệu quả, thu hút được số
lượng đông đảo các nhà đầu tư tham gia với số vốn nhiều thì tổng cầu về
chứng khoán trên thị trường sẽ lớn, trong khi lượng cung không đáp ứng đủ
thì sẽ gây ra tình trạng mất cân đối cung cầu, đẩy giá chứng khoán tăng lên.