Tình hình Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm dược niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 41)

7. Tổng quan tài liệu tham khảo

2.1.1. Tình hình Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

(HOSE)

Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, được chuyển đổi theo Quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

HOSE được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1978. Kể từ khi thành lập, thị trường đã trải qua một số tăng trưởng ở một số khía cạnh. Từ Bảng 2.1 Báo cáo số liệu thống kê của HOSE trong giai đoạn 2010-2014 cho thấy số

lượng công ty niêm yết tăng từ 200 công ty trong 2010 lên 314 trong năm 2013, sau đó giảm xuống còn 303 công ty trong năm 2014 và trung bình 281 trong giai đoạn nghiên cứu.

Tuy nhiên, hiệu suất của HOSE là ít ấn tượng khi đánh giá bằng tỷ lệ

giữa giá trị vốn hóa của thị trường trên GDP với sự sụt giảm từ 30,16 phần trăm trong năm 2010 xuống còn 23,47 phần trăm trong năm 2014. Hơn nữa, tỷ lệ giá thị trường trên thu nhập của cổ phiếu giảm từ 12,10 lần trong 2010 xuống còn 9,70 lần vào năm 2012 và đạt 15,20 lần vào năm 2014, trung bình 11,84 lần trong suốt thời gian nghiên cứu. Tương tự như vậy, tỷ lệ giá thị

trường trên giá trị sổ sách dao động từ 2,30 lần năm 2010 xuống 1,30 lần năm 2012 và đạt 2,00 lần vào năm 2014, trung bình 1,8 lần trong giai đoạn nghiên cứu. Mặt khác, tỷ suất cổ tức dao động từ 2,6% năm 2010 lên 3,85% trong năm 2014 và trung bình 3,68% trong giai đoạn nghiên cứu. EPS dao động từ

4.768 đồng trong năm 2010 xuống 3.867 đồng trong năm 2014 và trung bình 4.125 đồng trong giai đoạn nghiên cứu. Mặc dù có sự cải thiện hiệu suất trong

một số giao dịch chứng khoán ở HOSE trong những năm qua nhưng thị

trường chứng khoán HOSE đã bị sụt giảm kể từ đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến cuối năm 2011. Do đó, chúng ta có thể nói rằng HOSE biến động mạnh (giảm) trong 2010-2012. Nhưng từ 2013- 2014, các chỉ số đã tăng trở lại và thị trường chứng khoán HOSE đã khởi sắc hơn.

Bảng 2.1. Báo cáo số liệu thống kê của HOSE trong giai đoạn 2010-2014

Năm Scông ty lượng niêm yết Giá tr vn hóa thtrường/ GDP (%) P/E (ln) P/BV (ln) T sut c tc (%) EPS (đồng) 2010 200 30,16 12,10 2,30 2,60 4.768 2011 280 29,83 10,90 1,90 3,40 4.533 2012 306 14,63 9,70 1,30 4,90 3.977 2013 314 22,99 11,30 1,50 3,70 3.478 2014 303 23,47 15,20 2,00 3,85 3.867 Trung bình 281 24,21 11,84 1,80 3,69 4.125 Ngun: HOSE 2.1.2. Tình hình chung ca ngành Thc phm ti Vit Nam[13]

Hiện nay, ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam đạt 20% PIB (tổng sản lượng nội địa). Thời gian qua, để giải quyết việc làm, tận dụng thế mạnh về nguồn nhân lực, phù hợp với hoàn cảnh và tiềm lực nước ta trong những năm đầu phát triển công nghiệp, Việt Nam đã chú trọng phát triển ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng.

Với dân số đạt 90 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7,5%/năm trong những năm qua, nhu cầu vật chất và tinh thần của mỗi người dân Việt Nam từng bước được nâng lên, nhất là nhu cầu về các sản phẩm sạch, các sản phẩm chế biến sâu, tinh tế. Thói quen sử dụng các thực phẩm chế biến từ sữa, dầu ăn, bia, rượu, nước giải khát... đã hình thành và

phát triển nhanh. Nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm chế

biến ngày càng lớn và đa dạng. Vì vậy, đây cũng là cơ hội để kích thích phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam.

Riêng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này chiếm 4,69% giá trị

sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Không dừng lại ở đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng tăng, quy mô của ngành bia - rượu - nước giải khát luôn tăng mạnh. Tổng năng lực sản xuất đạt 3.913 triệu lít/năm, sản lượng năm 2012 là 2.832 triệu lít, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các đơn vị sản xuất mặt hàng này đều áp dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, đồng thời sản xuất theo quy mô công nghiệp đã và đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 2000... Hiện nay, tổng năng lực sản xuất của toàn ngành sữa khá lớn, sản phẩm của ngành phong phú, mẫu mã bao bì đa dạng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Đặc biệt, công nghệ của ngành sữa được đầu tư với quy mô lớn, có trình độ

công nghệ ngang bằng so với trình độ công nghệ tiên tiến của ngành sữa thế

giới như hãng sữa của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Vì vậy, sản phẩm sản xuất ra luôn có chất lượng ổn định và đạt chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.

Tương tự, tính đến nay ngành công nghiệp chế biến dầu thực vật của Việt Nam có 37 doanh nghiệp sản xuất dầu thô và dầu tinh luyện. Tuy nhiên, hiện nay ở trong nước chưa phát triển được cây nguyên liệu có dầu nên hàng năm các doanh nghiệp chế biến dầu phải nhập khẩu trên 90% nguyên liệu dầu thô các loại để tinh luyện thành dầu ăn tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu. Ngành công nghiệp chế biến dầu của Việt Nam chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng dân sinh và cho ngành chế biến thực phẩm như bánh kẹo, sữa, mì ăn liền...

Một số công ty lớn được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE như: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cổ phần Bibica, Công ty Cổ phần Kinh Đô, Công ty Dầu thực vật Tường An .v.v.

Ngun: www.cophieu68.vn

Hình 2.1. Biến động giá cổ phiếu của 10 công ty trong ngành thực phẩm được niêm yết trên Sở chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Qua hình 2.1 ta thấy được giá cổ phiếu của các công ty này có xu hướng tăng qua các năm 2010 -2014. Giá cổ phiếu bình quân tăng qua các năm và xu hướng tăng gần giống với giá cổ phiếu của công ty cổ phần Dầu Tường An nhất. Giá cổ phiếu cao nhất (Pmax) là 219,5 (nghìn đồng) của công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa và giá cổ phiếu thấp nhất (Pmin) là 3,5 (nghìn đồng), giá trung bình là 33,5 ( nghìn đồng) . Hệ số Beta của 10 công ty được tác giả trình bày trong phụ lục 3 cũng cho thấy một số công ty lớn như công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, công ty Mía Đường Lam Sơn, tập đoàn Ma San có hệ số gần và lớn hơn 1 thể hiện mức độ biến động lớn giá cổ phiếu của các công ty này. Các cổ phiếu của các công ty này có khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợi cao hơn, nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 2.2.1. Quy trình nghiên cu 2.2.1. Quy trình nghiên cu Hình 2.2. Quy trình nghiên cứu Phỏng vấn sâu Hỏi ý kiến chuyên gia Điều chỉnh mô hình Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước Mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo Nghiên cứu chính thức Nghiên cứu định lượng

Phân tích hồi quy đa biến

Kết luận Phân tích và thảo

2.2.2. Nghiên cu định tính

a. Nghiên cu sơ b

Mục đích của nghiên cứu định tính là khám phá các nhân tố có khả năng

ảnh hưởng đến biến động của giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phầm được niêm yết trên HOSE. Mặt khác, nghiên cứu định tính dùng đểđiều chỉnh và bổ sung mô hình giả thiết đểđo lường các thành phần của nó.

Trong nghiên cứu này, nghiên cứu định tính được thực hiện với phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia. Số mẫu được chọn là 9 người, trong đó có 7 người là nhà đầu tư từng tham gia đầu tư vào các công ty trong ngành thực phẩm trên thị

trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và 2 người là giám đốc, trưởng phòng của công ty Cổ phần chứng khoán Đà Nẵng.

b. Xây dng thang đo

Qua nghiên cứu các lý thuyết cũng như kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan để điều chỉnh và bổ sung các thang đo cho phù hợp. Ghi nhận kết quả của các nghiên cứu trước đây, kết hợp với kết quả

nghiên cứu định tính, sau khi loại trừ một số thành phần trùng lắp, xem xét sự đơn giản và thích hợp cho việc đo lường, tác giả tổng hợp các yếu tố và thang đo các biến số như sau:

Bảng 2.2. Thang đo các nhân tố nội sinh

STT BIN QUAN SÁT NGUN

1 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 2 Tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV)

3 Giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu (NAVPS) 4 Quy mô doanh nghiệp (Size)

5 Cổ tức

6 Lợi nhuận giữ lại 7 Tỷ suất lợi nhuận

8 Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BV)

Tamimi (2007) Shubiri (2010) Shohrab Hussain Khan (2009) Mohammad A. Almumani (2014)

Bảng 2.3. Thang đo các nhân tố ngoại sinh

STT BIN QUAN SÁT NGUN

1 Mức cung tiền (MS) 2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 4 Tỷ lệ lạm phát (INF)

Tamimi (2007) Shubiri (2010)

Dựa vào nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung [1], tác giả đã chia các nhân tố thành 2 loại: các nhân tố nội sinh và các nhân tố ngoại sinh.

Các biến quan sát được sử dụng cho khái niệm đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm niêm yết trên sàn HOSE được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm, với mức độ như sau: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Không có ý kiến, (4) Đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý.

Tác giả đã chuẩn bị một bảng câu hỏi cho các chuyên gia để thu thập ý kiến của họ về các nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm. Sau đó, tác giả xếp hạng và chọn ra 6 yếu tố được các chuyên gia lựa chọn nhiều nhất: 4 nhân tố từ các nhân tố nội sinh và 2 nhân tố từ các nhân tố ngoại sinh.

Bảng các câu hỏi hoàn chỉnh được trình bày trong phần phụ lục 5.

c. Kết qu nghiên cu định tính

Theo nhận thức và ý kiến của các chuyên gia kết quảđã được tổng hợp lại trong bảng 2.4 và bảng 2.5

Bảng 2.4. Xếp hạng các nhân tố nội sinh ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành thực phẩm STT Nhân t ni sinh 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không có ý kiến 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý Đim bình quân gia quyn Xếp hng

1 Thu nhập trên mỗi

cổ phiếu (EPS) 2 7 3,78 2nd 2 Tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV) 2 2 5 4,33 1st 3 Giá trị tài sản ròng

trên mỗi cổ phiếu (NAVPS)

1 4 4

3,33 3rd

4 Quy mô doanh

nghiệp (Size) 2 3 3 1

3,33 3rd

5 Cổ tức 4 3 1 1 2,89 4rd

6 Lợi nhuận giữ lại 2 4 3 2,11 7th 7 Tỷ suất lợi nhuận 1 4 3 1 2,44 6th 8 Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BV) 4 3 2 2,78 5th Tổng cộng (72) 3 19 23 20 7 Tỷ trọng (%) 4 26 32 28 10 Ngun: Kho sát

Các nhân t ni sinh

Bảng 2.4 cho thấy trong số 8 nhân tố nội sinh liên quan đến nhân tố

quyết định giá cổ phiếu ngành thực phẩm, tỷ lệ chi trả cổ tức được coi là yếu tố ảnh hưởng nhất với điểm bình quân gia quyền là 4,33 và thu nhập trên mỗi cổ phiếu được coi là yếu tố có ảnh hưởng thứ hai với điểm bình quân gia quyền là 3,78, giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu và quy mô doanh nghiệp cùng ở vị trí thứ ba (3,33), cổ tức, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận giữ lại lần lượt tương ứng với điểm bình quân gia quyền là 2,89; 2,78 ; 2,44 và 2,11.

Dựa vào khảo sát và cho điểm bình quân gia quyền tác giả chọn 4 yếu tố ảnh hưởng nhất đến biến động giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm nhất đó là thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ chi trả cổ tức, giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu và quy mô doanh nghiệp để đưa vào mô hình nghiên cứu.

Bảng 2.5. Xếp hạng các nhân tố ngoại sinh ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành thực phẩm STT Nhân tsinh ni 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không có ý kiến 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý Đim bình quân gia quyn Xếp hng 1 Mức cung tiền (MS) 3 5 1 2,78 3rd 2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 5 2 4 1st 3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2 3 4 3,22 2nd 4 Tỷ lệ lạm phát (INF) 2 3 4 3,22 2nd Tổng cộng (36) 0 7 13 14 2 Tỷ trọng(%) 0 19,44 36,11 38,89 5,56 Ngun: Kho sát

Các nhân t ngoi sinh

Bảng 2.5 xác định rằng trong số 4 nhân tố ngoại sinh liên quan đến nhân tố quyết định giá cổ phiếu ngành thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng được coi là yếu tố ảnh hưởng nhất với điểm bình quân gia quyền là 4,00. Tổng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ lạm phát đứng ở vị trí thứ hai với điểm bình quân gia quyền là 3,22. Mức cung tiền ở vị trí cuối với điểm bình quân gia quyền là 2,78.

Dựa vào khảo sát và cho điểm bình quân gia quyền tác giả chọn 2 yếu tố ảnh hưởng nhất đến biến động giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm nhất đó là chỉ số giá tiêu dùng và tổng sản phẩm quốc nội.

2.2.3. Nghiên cu định lượng

a.Phương pháp thu thp thông tin

Thông tin dữ liệu được thu thập thông qua website cophieu68.vn và các báo cáo tài chính hằng năm của các công ty mẫu. Các số liệu liên quan đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết đã công bố trong các Bản cáo bạch cũng như trong các Bản tin Chứng khoán của HOSE qua các năm. Các thống kê về chỉ số giá tiêu dùng của Tổng cục Thống kê, các phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các tác giả, các chuyên gia trong và ngoài nước, và các phân tích, tổng hợp số liệu về thị trường chứng khoán Việt Nam của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư.

b. Kích thước mu

Kích thước mẫu sẽ bao gồm tất cả các công ty trong ngành Thực phẩm

được niêm yết trên sàn HOSE trình bày trong bảng 2.6.

Bảng 2.6. Danh sách 15 công ty trong ngành thực phẩm được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

STT Tên Công Ty Mã CK Ngày Giao dch

đầu tiên

1 Công ty Cổ phần Bibica BBC 19/12/2001 2 Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa BHS 20/12/2006 3 Công ty Cổ phần Cát Lợi CLC 16/11/2006 4 Công ty cổ phần Kinh Đô KDC 12/12/2005 5 Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất

khẩu Long An LAF 15/12/2000

6 Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn LSS 09/01/2008 7 CTCP Tập đoàn Ma San MSN 05/11/2009 8 Công ty cổ phần Đường Ninh Hòa NHS 02/07/2010 9 Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh SBT 25/02/2008 10 Công ty CCh ổ phần Nước Giải khát

ương Dương SCD 25/12/2006

11 Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt

điện Gia Lai SEC 06/01/2010

12 An Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường TAC 26/12/2006 13 Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa VCF 28/01/2011 14 Công ty cph ổ phần Lương thực thực

ẩm Vĩnh Long VLF 21/12/2010

15 Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam VNM 19/01/2006

Trong số 15 công ty, 10 công ty đã được lựa chọn trên cơ sở các điều kiện sau đây:

-Các dữ liệu tài chính cần thiết cho việc tính toán các biện pháp phụ

thuộc và độc lập.

-Biến liên quan đến tất cả các yêu cầu năm (2010-2014) có sẵn.

-Các công ty đã không bỏ qua chi trả cổ tức cho bất kỳ hai năm liên tiếp trong khoảng thời gian của 2010-2014.

-Các thu nhập trung bình trên mỗi cổ phiếu của bất kỳ ba năm liên tiếp không phải là không hay âm trong khoảng thời gian 2010-2014.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm dược niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)