Nhóm yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

1.2.1. Nhóm yếu tố khách quan

a. Môi trường kinh tế

Môi trường vĩ mô là tổng thể các yếu tố nằm bên ngoài Doanh nghiệp, có ảnh hưởng tới mức cầu của ngành và tác động trực tiếp tới lợi nhuận của Doanh nghiệp. Bao gồm cácyếu tố: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đối, tỷ lệ thất nghiệp và chính sách tài chính- tiền tệ… Các yếu tố của môi trường kinh tế có thể mang lại cơ hội hoặc thử thách đối với hoạt động của một Doanh nghiệp.

Nếu nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến việc tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu. Điều này dẫn tới đa dạng hóa các loại cầu và tổng cầu của nền kinh tế có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao, các Doanh nghiệp có khả năng tăng sản lượng và mặt hàng hiệu quả kinh doanh tăng, khả năng tăng qui mơ và tích luỹ vốn nhiều hơn. Việc này làm tăng cầu về đầu tư của Doanh nghiệp lớn làm cho môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn.

Môi trường ngành bao gồm các yếu tố trong ngành hay các yếu tố ngoại cảnh. Các yếu tố này quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành. Theo Michael E. Poter thì vấn đề cốt lõi nhất khi phân tích mơi trường ngành bao gồm:

• Mức độ cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp hoạt động trong ngành. • Khả năng cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn.

• Mức độ cạnh tranh của các sản phẩm thay thế. • Sức ép của khách hàng.

• Sức ép của nhà cung ứng.

Cường độ tác động của 5 yếu tố này thường thay đổi theo thời gian và ở những mức độ khác nhau. Mỗi tác động của một trong những yếu tố trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Phân tích, thoe dõi và nắm bắt đầy đủ các yếu tố trên giúp các Doanh nghiệp nhận biết được ngành xây dựng là ngành mang đặc tính chu kỳ. Cụ thể, sự phát triển của ngành này gắn liền với từng chu kỳ và từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

Việt Nam là nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, sự phát triển của nền kinh tế có tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành xây dựng.

20062007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015(6T)

Biểu đồ 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP và ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2010 – 2014

Nguồn: Tổng cục Thống kê năm từ năm 2006 đến 2014 và 6 tháng năm 2015 Trong giai đoạn 2010 – 2014, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân duy trì ở mức 7.11%/năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng Ngành cơng nghiệp – xây dựng bình qn ở mức 8.77%/năm.

Kinh tế tăng trưởng sẽ dẫn đến tới nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị, nhà ở, khu công nghiệp, cao ốc văn phòng tăng cao, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cũng tăng lên. Tuy nhiên hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào chu kỳ trì trệ, một phần do ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế thế giới, phần còn lại do nguyên nhân nội tại của nền kinh tế trong nước. Khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái sẽ kéo theo nguồn vốn đầu tư, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng dân dụng giảm. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN ngành xây dựng.

b. Lạm phát

Khi lạm phát ở mức cao, giá cả leo thang, giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như xi măng, sắt thép… sẽ tăng lên dẫn đến giá thành cơng trình tăng cao hơn mức dự kiến. Tỷ số lạm phát năm 2010: 22.97%, năm 2011: 9%, năm 2012: 11.75%, năm 2013: 18% và năm 2014: 18.5%. Giá cả các loại mặt hàng đều gia tăng đã gây rất nhiều khó khăn cho các DN nói chung và ngành xây dựng nói riêng.

c. Tỷ giá hối đoái

Trong lĩnh vực xây dựng, một số nguyên vật liệu phải nhập khẩu và chiếm một tỷ trọng tương đối cao. Ví dụ như tỷ lệ sắt thép chiếm khoảng 20% trong cơng trình xây dựng nhà ở và chiếm gần 40% trong cơng trình xây dựng cơng nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam mới sản xuất được 50% phơi thép, 50% quặng, 30% thép phế, cịn lại đều phải nhập khẩu. Do vậy hoạt động của DN phần nào chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá giữa VND với các loại ngoại tệ.

d. Yếu tố luật pháp

Pháp luật và môi trường pháp luật có tác động khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các DN. Các DN hoạt động trong ngành xây dựng chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đài và các pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như cơ chế quản lý hiện vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện nên sự điều chỉnh có thể xảy ra. Ngồi ra, các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách về xây dựng cơ bản, đất đai, phát triển các khu đơ thị, cơ sở hạ tầng… cịn chồng chéo, thiếu tính ổn định và nhất qn, gây khó khăn cho các DN trong việc hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)