MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 79 - 84)

CHƯƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

ĐỘNG KINH DOANH

4.1.1. Những kết quả đã làm được

Ngành Xây dựng bước vào thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, kinh tế thế giới và trong nước phục hồi chậm hơn dự báo; chất lượng, hiệu quả, năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của ngành và của một số sản phẩm chủ yếu còn hạn chế; các DN ngành Xây dựng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển… Vì vậy Bộ Xây dựng đã ban hành các Chương trình hành động nhằm thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước. Trong đó, đã tập trung cao độ hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý nhà nước theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng; tăng cường quản lý đầu tư xây dựng, kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; tiếp tục thực hiện đồng bộ, kiên định các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội; thực hiện tái cơ cấu ngành Xây dựng...

Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, Ngành, sự ủng hộ và vào cuộc tích cực của các địa phương cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể cán bộ, CNVC-LĐ và cộng đồng DN trong toàn ngành, ngành Xây

triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành vẫn duy trì được sự tăng trưởng theo kế hoạch đã đề ra, góp phần vào những chuyển biến tích cực của nền kinh tế đất nước, có thể nhận thấy rõ thành quả đạt được, cụ thể trên từng lĩnh vực trọng yếu:

- Xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước: Tư tưởng đổi mới Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý Nhà nước ngành Xây dựng phù hợp cơ chế thị trường, định hướng XHCN được tập trung thực hiện, với những quan điểm, tư tưởng đổi mới căn bản, mang tính đột phá; chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được nâng lên một bước, qua đó đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của ngành.

Các cơ chế chính sách mới ban hành với những quan điểm, tư tưởng đổi mới, được các cơ quan quản lý Nhà nước, cộng đồng DN, người dân và xã hội đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao, từng bước đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, góp phần tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

- Quản lý đầu tư xây dựng: Chống thất thốt, lãng phí

Cơng tác quản lý đầu tư xây dựng được tăng cường, góp phần tích cực chống thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng cơng trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Đồng thời với việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng, trọng tâm là quản lý chất lượng cơng trình và quản lý chi phí xây dựng. Cơng tác quản lý chất lượng cơng trình đã được các Bộ, Ngành, địa phương triển khai nghiêm túc và đi vào nề nếp. Thông qua thẩm tra thiết kế, dự tốn của các cơ quan chun mơn về xây dựng đã góp phần tích cực phịng chống thất thốt, lãng phí, khắc phục các sai sót về thiết kế; việc kiểm tra công tác nghiệm thu cũng đã giúp khắc

phục được các khiếm khuyết về chất lượng trước khi đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng.

Chất lượng các cơng trình trọng điểm, cơng trình quan trọng quốc gia về cơ bản đã được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu thiết kế, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng và đưa vào vận hành, khai thác an toàn, hiệu quả, kiểm tra, xử lý các vụ việc, sự cố về chất lượng công trình xây dựng. Nhìn chung chất lượng cơng trình xây dựng cơ bản là đảm bảo, từng bước được nâng cao và kiểm soát tốt hơn.

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật cho phù hợp với công nghệ, biện pháp thi công mới để làm cơ sở cho việc lập đơn giá, quản lý chi phí và thanh, quyết tốn cơng trình được kịp thời, cơng khai, minh bạch. Công tác cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép tiếp tục có sự chuyển biến tích cực. Cơng tác quản lý năng lực hoạt động xây dựng, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong hoạt động đầu tư xây dựng tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh.

- Phát triển đô thị và nơng thơn: Quy hoạch có tầm nhìn dài hạn

Công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị và nơng thơn được tập trung thực hiện và có nhiều đổi mới; cơng tác quản lý, kiểm sốt phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch đã có những chuyển biến tích cực, từng bước đảm bảo sự phát triển đơ thị hài hịa, bền vững, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng, tập trung đẩy nhanh tốc độ lập quy hoạch làm cơ sở cho việc kế hoạch hóa đầu tư và quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.

- Phát triển nhà ở: Đặc biệt chú trọng tới người nghèo

Công tác phát triển nhà ở theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở người dân, đặc

biệt các đối tượng người có cơng, người nghèo ở khu vực thường xuyên bị bão, lũ, ngập lụt, người thu nhập thấp đơ thị có khó khăn về nhà ở.

- Thị trường BĐS: Chuyển biến tích cực

Trong bối cảnh thị trường BĐS rơi vào tình trạng “đóng băng” các Bộ, Ngành, địa phương, nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS với quan điểm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS phải gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia mà trọng tâm là phát triển nhà ở xã hội, nhằm khắc phục sự lệch pha cầu cung - cầu, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa một cách hợp lý, sao cho các sản phẩm BĐS chủ yếu phải phù hợp với nhu cầu thực và khả năng thanh toán của đại đa số người dân.

- Cải cách hành chính: Thuận lợi cho DN và người dân

Cơng tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được đẩy mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, tạo lập môi trường đầu tư thơng thống, thuận lợi cho DN, người dân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.

- Quản lý phát triển DN: Tập trung tái cơ cấu

Các DN ngành Xây dựng tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu, nỗ lực vượt qua khó khăn để duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động.

Các Tổng công ty nhà nước thuộc Bộ Xây dựng đều tập trung thực hiện đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt, trọng tâm là cổ phần hóa và thối vốn tại các dự án đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh chủ yếu.

- Phát triển khoa học cơng nghệ và nguồn nhân lực

Ngồi ra, cơng tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ thường xuyên được quan tâm; công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực được chú trọng; hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đẩy mạnh nghiên cứu chiến lược, chính sách vĩ mô phục vụ quản lý nhà nước, đồng thời tích cực nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ tiên tiến trong ngành nhằm giải quyết kịp

thời các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, nghiên cứu, sắp xếp, kiện toàn mạng lưới các trường đào tạo; đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên môn, công nhân kỹ thuật.

Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, vận động thu hút các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực quản lý và đẩy mạnh đầu tư phát triển các lĩnh vực thuộc ngành.

4.1.2. Trong phạm vi đề tài

Từ kết quả nghiên cứu mơ hình cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng cho thấy để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xây dựng cấu trúc vốn hợp lý, mở rộng doanh thu, đầu tư có hiệu quả tài sản cố định, quản lý tốt cơng nợ. Do đó, tác giả đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

4.2. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

4.2.1. Nâng cao năng lực kinh doanh và đẩy mạnh uy tín của DN

Để tạo dựng độ tin cậy, các DN cần minh bạch trong việc cung cấp thông tin ra thị trường: Thơng tin về báo cáo tài chính cũng như DN chứng minh được sự cam kết về các chiến lược kinh doanh rõ ràng, lâu dài sẽ làm cho DN chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư, khi đó chắc chắn việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơn.

Để tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty: Năng lực công ty thể hiện qua khả năng quản lý, kỹ năng hoạt động, năng lực tài chính cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh. Cam kết tài chính của cơng ty đối với những hoạt động kinh doanh cụ thể. Nên chuẩn bị các bản báo cáo tài chính về hiệu quả kinh doanh, năng lực quản lý (chứng nhận tiêu chuẩn ISO… ) bởi chúng là những biểu hiện rõ ràng nhất khả năng của công ty trong con mắt các nhà tài

những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, các chủ nợ… về tình hình tài chính của cơng ty, vì vậy tính trung thực trong báo cáo tài chính có ý nghĩa đặt biệt quan trọng.

Trên thị trường vốn, có khá nhiều phương thức khác nhau để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, tuy nhiên, điều khó khăn đối với đa số các công ty là họ không hội đủ các điều kiện cần thiết để vay vốn, hay nhận được sự tin tưởng từ phía các nhà tài trợ. Vì thế, việc nâng cao năng lực kinh doanh, cũng như đẩy mạnh uy tín của cơng ty trong con mắt các nhà tài trợ là rất cần thiết để cơng ty có thể tiếp cận các nguồn vốn một cách dễ dàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)