CHƯƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ
4.3. ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
Việc cải thiện cơ cấu vốn của các DN xây dựng thành công không chỉ là nỗ lực bản thân của DN mà còn phụ thuộc rất lớn vào thị trường tài chính và các chính sách điều hành kinh tế vĩ mơ của Việt Nam. Do đó, tác giả có đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ DN xây dựng trong việc huy động nguồn vốn từ việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, cũng như cải thiện cơ cấu vốn của DN như sau:
4.3.1. Ổn định kinh tế vĩ mơ
Chính sách tiền tệ: Trong điều kiện nước ta hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang sụt giảm, thì việc tiếp tục điều hành các cơng cụ chính sách tiền tệ cần chủ động, linh hoạt; theo kịp sự phát triển của thị trường tiền tệ và trong khả năng kiểm soát tiền tệ là một trong các giải pháp để đạt được chính sách tiền tệ hiệu quả.
Duy trì việc tự do hố cơng cụ lãi suất. Để NHNN thực sự là người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng, cần tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hướng: sử dụng lãi suất tái chiết khấu như lãi suất sàn; lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất trần trên thị trường liên ngân hàng nhằm tác động đến việc huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại trên thị trường.
Tiếp tục điều hành công cụ dự trữ bắt buộc một cách chủ động và linh hoạt theo diễn biến của thị trường nhằm kiểm soát tiền tệ; mặt khác tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn khả dụng linh hoạt và hiệu quả.
Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung cầu trên thị trường, trong mối quan hệ phối hợp với lãi suất, có sự kiểm soát của Nhà nước nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mô: kiểm sốt được lạm phát; kích thích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; khuyến khích đầu tư nước ngồi vào Việt Nam; không ảnh hưởng lớn đến việc doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ; tạo điều kiện quản lý và thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng; nâng cao quỹ trữ ngoại tệ của Nhà nước. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp áp dụng các cơng cụ phịng ngừa, bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Giám sát chặt chẽ hệ thống tài chính: Nhà nước theo dõi chặt chẽ diễn
biến của thị trường tài sản, đảm bảo hệ thống ngân hàng an toàn và vững chắc; bình ổn giá những mặt hàng quan trọng, ngăn chặn việc tăng giá độc quyền, cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Đổi mới và hoàn thiện hệ thống thanh tra giám sát tài chính là một q trình liên tục, có trọng tâm, trọng điểm ở từng thời kỳ, song nhất thiết nó phải nằm trong khuôn khổ một kế hoạch, một chiến lược tổng thể, phải quán triệt các nguyên tắc và quan điểm giám sát tài chính
4.3.2. Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam
Trong điều hành thị trường trái phiếu, lãi suất trái phiếu chính phủ phải giữ vai trò định hướng và tham chiếu cho các loại lãi suất khác trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ.
Xây dựng và ban hành bộ quy ước thị trường, bộ thông lệ và quy tắc đạo đức cho thị trường trái phiếu Việt Nam. Sau khi ban hành, các thành viên tham gia giao dịch phải được đào tạo đầy đủ về các quy tắc thị trường mà họ
và của công ty hay tổ chức đang làm việc. Bên cạnh đó, người tham gia giao dịch trực tiếp phải nhận thức và tuân thủ mọi yêu cầu hướng dẫn có liên quan hoặc có thể áp dụng tới các hoạt động trên thị trường trái phiếu do các cơ quan quản lý ban hành.
Đơn vị trực tiếp vận hành thị trường trái phiếu chuyên biệt, tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý và cung cấp thông tin về thị trường trái phiếu cho nhà đầu tư.
Thực hiện các biện pháp nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường: cơ cấu lại danh mục trái phiếu bằng cách mua lại các lô trái phiếu đã phát hành lẻ tẻ để phát hành trái phiếu mới với quy mô lớn, đạt chuẩn về mã trái phiếu, lãi suất, kỳ hạn… tạo cơ sở hình thành đường cong lãi suất chuẩn, sử dụng linh hoạt các công cụ như: chiết khấu, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, cầm cố trái phiếu chính phủ; từng bước phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh nhằm tăng thanh khoản cho thị trường thứ cấp.
4.3.3. Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Để thị trường chứng khoán hồi phục và phát triển lâu dài, các cơ quan điều hành nên có các quyết sách bình ổn thị trường trong ngắn hạn và phát triển ổn định trong dài hạn, một số kiến nghị như:
- Xây dựng lại vị thế của thị trường chứng khốn trong chính sách phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Khi xem xét một quyết sách nào đó liên quan đến thị trường tiền tệ, tài chính, cần phải xem xét sự tác động của quyết sách đó đến thị trường chứng khốn.
- Thay đổi các quy định về chứng khoán để tạo sự hấp dẫn trên thị trường như: quy định về giờ giao dịch, cho phép nhà đầu tư mở nhiều hơn một tài khoản giao dịch, mua bán chứng khoán theo thời gian.
- Cải thiện chất lượng hàng hóa trên thị trường thơng qua: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ minh bạch công bố thông tin của các DN niêm yết.