7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.3. Tăng cường hiệu quả công tác thẩm định tín dụng
- Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía
cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các nội dung chính khi thẩm định dự án cần phải tiến hành phân tích, đánh giá gồm:
- Thẩm định về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu
ra của dự án. Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trị rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các
nội dung chính cần xem xét, đánh giá gồm: Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước
tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường; Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối; Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án - Thẩm định về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu
vào của dự án: Dự án có chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào hay
khơng; Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được
nguồn nguyên liệu đầu vào.
- Thẩm định về phương diện về phương điện kỹ thuật: Địa điểm xây
dựng: Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thơng hay khơng, có gần các nguồn cung cấp: ngun vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay khơng, có nằm trong quy hoạch hay không; Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị
trường tiêu thụ hay không. Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có
sẵn trên thị trường. Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào; Cơng nghệ, thiết bị có tiên tiến, hiện đại, phù hợp với trình độ hiện tại của
Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này; Quy mô, giải pháp xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay khơng, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay khơng.
- Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án: Xem xét
kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án, năng lực, uy tín các nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị - cơng nghệ…(nếu đã có
thơng tin); Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
- Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn + Tổng vốn đầu tư dự án: Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá
làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, biến động tỷ giá
ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ.
+ Nguồn vốn đầu tư: Cán bộ thẩm định cần phải rà soát và đánh giá
khả năng tham gia từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, kết hợp phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia
của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện
vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.
-Thẩm định hiệu quả về mặt tài chính của dự án: Đây là yếu tố quyết định đến việc Ngân hàng đồng ý tài trợ và lựa chọn dự án đầu tư. Các phương
pháp thẩm định, đánh giá khả năng hoàn trả vốn vay của dự án như phương
pháp giá trị hiện tại rịng, tỷ suất hồn vốn nội bộ, thời gian hồn vốn có chiết khấu, đồng thời phân tích độ nhạy dự án đối với những biến động tương lai
của giá thị trường, nhu cầu tiêu thụ, lãi suất và các phương thức hoàn trả vốn vay.
- Công tác thẩm định tiến hành trên cơ sở những thông tin thu thập được. Như vậy kết quả thẩm định phụ thuộc vào chất lượng thông tin, lượng
thông tin đầy đủ, chính xác chính là điều kiện cần để có kết quả thẩm định tốt. Hai vấn đề cần quan tâm hiện nay là nguồn thông tin và chất lượng thơng
tin. Cán bộ tín dụng nên thường xuyên xuống cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp để nắm bắt thông tin thực tế. Bên cạnh đó, phải tăng cường việc khai thác thơng tin từ nhiều nguồn như: internet, báo chí, CIC, tập san chuyên ngành, cơ quan thuế….
- Cần tiến hành nhiều biện pháp để thu thập thông tin như: Phỏng vấn khách hàng vay, chủ doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên làm việc trong doanh nghiệp, bạn hàng. Tuy nhiên, kết quả của việc thu thập thông tin đầu
vào này tốt hay không phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, năng lực tư duy, khả năng quan sát nhạy bén cuả mỗi cán bộ tín dụng.
- Cán bộ tín dụng phải khai thác triệt để nguồn thông tin do trung tâm CIC cung cấp, vì đây là nơi lưu giữ những thông tin cơ bản, cần thiết về
doanh nghiệp.Mở rộng trao đổi thông tin với các cơ quan nhà nước, các công ty bảo hiểm. Hợp tác với các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác trên cơ sở cạnh tranh nhưng hợp tác để trao đổi thông tin hai chiều, tránh hiện
tượng cho vay chồng chéo.