7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Phân tán rủi ro tín dụng trong cho vay tại Chi nhánh chưa hiệu quả, Cấp tín dụng tập trung vào một số ngành nghề, lĩnh vực Dư nợ của Chi nhánh vẫn còn tập trung ở một số KH lớn (3 KH: Cty CP Cao su ĐN, Cty
CPXNK Thủy sản Miền trung, Cty CP Xây lắp Thành An 96 chiếm 66% tổng dư nợ trong đó Cty CP Cao su ĐN chiếm 54% tổng dư nợ); tỷ lệ cho
vay trung dài hạn cao chiếm 47% dư nợ; Dư nợ cho vay khơng có TSBĐ, cho vay TSBĐ là MMTB, cho vay có TSBĐ hình thành từ vốn vay (chủ yếu là MMTB và nhà xưởng) đều chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ của Chi nhánh (trên 70%). Do đó hoạt động tín dụng vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, không kiểm tra sâu, do vậy khơng xác định được tài sản hình thành từ vốn vay hiện đang được sử dụng
như thế nào, hiện trạng ra sao, quan niệm cho rằng có chứng từ hóa đơn là
khách hàng sử dụng đúng mục đích. Trong nhiều trường hợp, mặc dù khi vay khách hàng có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay nhưng do thời gian cho vay không phù hợp cũng không giám sát thực tế, dẫn tới khách hàng tự quay vòng, sử dụng tiền sang mục đích khác, rủi ro và ngân hàng mất khả năng kiểm soát nguồn thu từ việc sử dụng này.
- Kiểm tra sau vay phần lớn nặng về xem xét chứng từ nhiều trường hợp khi cho vay đã có chứng từ, khi kiểm tra sau thơng tin khơng có gì khác
lúc cho vay), khơng kiểm soát thực tế hoặc có kiểm tra kho hàng thực tế nhưng không sử dụng và phát huy các kỹ năng quan sát, đo lường dẫn tới
hàng hóa thực tế thấp hơn quá nhiều so với giá trị hạch toán. Kiểm tra đảm
cân đối dư nợ được xác định chủ yếu là giá trị công nợ và tồn kho trong khi
(i) công nợ chỉ là ghi nhận lòng vòng trong nội bộ của khách hàng thuộc nhóm khách hàng và người có liên quan, khơng có cơng nợ thực từ phát sinh giao dịch thực tế ra ngồi nhóm, (ii) hàng tồn kho thì giá trị thực thiếu hụt lớn so với giá trị sổ sách;
- Thơng tin mà Chi nhánh có được từ khách hàng là do chính khách
hàng cung cấp, từ phỏng vấn trực tiếp từ người vay. Các báo cáo tài chính do DN vay cung cấp đa số chưa qua kiểm toán và thiếu sự minh bạch. Do đó,
tính khách quan và tính chính xác là khơng cao. Điều này ảnh hưởng đến
công tác thẩm định và xếp hạng khác hàng.
- Hầu hết các cán bộ QHKH đều là cán bộ trẻ mới tuyển dụng chưa
quá 2 năm, một số CB mới ra trường kinh nghiệm dưới 2 năm, đa phần được
đào tạo bài bản tuy nhiên kinh nghiệm còn non trẻ nên còn hạn chế trong
công tác quản lý giám sát khách hàng.
- Bảo hiểm tín dụng chưa được quy định cụ thể về đối tượng phải mua bảo hiểm tín dụng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 luận văn đã giới thiệu quá trình hình thành và phát
triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Ngũ Hành Sơn. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm từ
2011 đến hết năm 2013. Đồng thời Luận văn cũng đi sâu phân tích thực trạng cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp và kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Ngũ Hành Sơn trong giai đoạn này. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận định, đánh giá về thành tựu cũng như những mặt hạn chế trong công tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh và phân tích nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế đó. Đây là cơ sở cho sự hình thành những định hướng và giải pháp cụ thể để nâng cao
chất lượng kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Ngũ Hành Sơn sẽ được đưa ra trong Chương 3.
CHƯƠNG 3
HỒN THIỆN KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CN NGŨ HÀNH SƠN