Cơ sở thần kinh và ý nghĩa của tập tính

Một phần của tài liệu shg (Trang 26 - 30)

1. Cơ sở thần kinh

Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ:

- Các tập tính bẩm sinh là chuỗi các phản xạ không điều kiện được di truyền từ bố mẹ.

- Các tập tính thứ sinh là chuỗi các phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể, do học tập rèn luyện mà có.

2. Ý nghĩa

Giúp cho cơ thể động vật thích nghi và tồn tại.

4. Củng cố

- Cho HS nêu tóm tắt những nội dung cơ bản đã lĩnh hội trong bài sau đó đối chiếu với các nội dung được trình bày trong khung.

- Nếu có điều kiện, có thể dành thời gian cho HS xem trích đoạn về tập tính săn mồi ở động vật.

- GV cho thêm ví dụ để HS phân tích. - Cho HS trả lời một số câu hỏi sau:

Câu 1: Trong hình HS có thể thấy 3 con ngỗng chậy theo sau thứ đồ chơi đang chuyển động. Giải thích nào sau đây về tập tính của các con ngỗng là hợp lý?

a. Đó là hành động thay thế do không có ngỗng cha mẹ ở đó.

b. Đó là quá trình học tập của con non để nhận ra và gắn bó với đồng loại ,nghĩa là đồ chơi đó là vật thể chuyển động đầu tiên các ngỗng con nhìn thấy loại ,nghĩa là đồ chơi đó là vật thể chuyển động đầu tiên các ngỗng con nhìn thấy sau khi nở ra và do đó chúng phản ứng như thể đó là ngỗng cha, mẹ.

c. Chúng được người chăn giữ ngỗng rèn luyệnđể đi theo sau thứ đồ chơi này.

d. Các ngỗng con có khuynh hướng bẩm sinh hay bản năng là đi theo bất kỳ một vật di động nào mà chúng thấy.

Câu 2: Một bầy chim sẻ đang ăn ở một bàn ăn cho chim trong vườn. Bỗng nhiên 1 con chim sẻ cất tiếng báo động, cả bầy chim bay lên và lấp vào các bụi cây gần đó, và 1 giây sau 1 con diều hâu bay ngang qua. Con chim sẻ đầu tiên phát hiện ra con diều hâu có được cảm ứng kêu báo động cho cả bầy thay vì lặng lẽ bay đi trốn.

- Bằng cách kêu báo động, con chim đó sẽ thu hút sự chú ý của con diều hâu để hy sinh bản thân nó vì lợi ích của loài.

a. Con chim ăn thịt nhận thức rằng nó đã mất cơ hội tấn công bất ngờ sẽ ngừng cuộc săn mồi, như vậy bằng cách kêu báo động cho bầy, con chim sẻ cũng phát tín hiệu cho con diều hâu là nó đã bị phát hiện và do đó con chim sẻ cũng làm giảm nguy cơ bản thân nó bị tấn công.

b. Bằng cách kêu báo động, chim sẻ sẽ cứu được nhiều thành viên của bầy, nhiều con trong số đó có quan hệ họ hàng với con chim sẻ này. Nói cách khác tập nhiều con trong số đó có quan hệ họ hàng với con chim sẻ này. Nói cách khác tập tính kêu báo động có thể giải thích bằng chọn lọc thân thuộc.

c. Kêu báo động là một đáp ứng bản năng luôn luôn được tạo ra khi có mặt con vật ăn thịt. con vật ăn thịt.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Tìm thêm một số ví dụ khác về tập tính ở động vật.

- Xem trước bài mới, tìm hiểu một số hình thức học tập và tập tính phổ biến ở động vật.

- Tìm hiểu một số tập tính phổ biến ở động vật, sưu tầm các hình ảnh để minh họa.

Tiết: 32 Ngày soạn: 16/3/2010 TẬP TÍNH (tt) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Trình bày được một số hình thức học tập chính ở động vật.

- Nêu được một số tập tính phổ biến ở động vật qua các ví dụ liên quan đến tập tính đó.

+ Tập tính kiếm ăn - săn mồi.

+ Tập tính sinh sản (khoe mẽ, làm tình, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc, bảo vệ con…).

+ Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ vì thức ăn, vì “bạn tình”. + Tập tính di cư.

- Kiếm ăn – săn mồi. - Sinh sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bảo vệ vùng lãnh thổ. - Di cư.

2. Kỹ năng

- Kỹ năng quan sát và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên. - Vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống.

3. Thái độ

- Xây dựng thói quen trong nếp sống ở thời đại văn minh của con người.

- Có ý thức bảo vệ động vật quý hiếm bằng cách tạo điều kiện sống thật tốt để chúng sinh sản và tăng nhanh về số lượng, bảo vệ nguồn gen quý hiếm, bảo vệ độ đa dạng sinh học.

- Lên án hành động săn bắt động vật hoang dã quý hiếm.

II. Chuẩn bị dạy và học1. Giáo viên 1. Giáo viên

- Chuẩn bị dĩa hình về tập tính động vật (nếu có). - Phiếu học tập để chô HS thảo luận nhóm. - Một số tranh, hình vẽ về các tập tính ở động vật.

2. Học sinh

- Phiếu học tập của nhóm để thảo luận nhóm.

- Xem trước bài mới, tìm hiểu một số hình thức học tập và tập tính phổ biến ở động vật.

III. Tiến trình tổ chức dạy và học1. Ổn định tổ chức lớp 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ

- Tập tính ở động vật là gì? Cho ví dụ minh họa.

- Có các loại tập tính nào ở động vật? Nêu đặc điểm và phân biệt các loại tập tính đó. Cho ví dụ minh họa.

3. Hoạt động dạy và học

a. Mở bài

Chúng ta đã hiểu tập tính là gì, trong bài này chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số hình thức học tập và một số tập tính phổ biến ở động vật.

b. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội Dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số hình thức

GV: Cho HS đọc mục IV – SGK và đưa ra một số yêu cầu:

- Quen nhờn là gì? Cho ví dụ.

HS: Kích thích được lặp đi lặp lại nhiều lần → không gây nguy hiểm gì → động vật không có cảm ứng trả lời.

VD: Dùng tiếng động để xua đuổi chim nhưng sau nhiều lần như vậy thì phát ra tiếng động nhưng đàn chim vẫn không bay đi nơi khác.

- In vết là gì? Cho ví dụ? HS: Thảo luận và trả lời:

- Động vật mới sinh thường “in vết” những vật gì chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy.

- VD: Ngỗng mới nở đi theo ông chủ lò ấp vì đó là vật chuyển động đầu tiên mà nó nhìn thấy.

- Cá trong ao Bác Hồ chỉ nghe tiếng vỗ tay là nhao lên→ là hình thức học tập nào? HS: Đây là hình thức học tập điều kiện hóa hay là hình thức thành lập các phản xạ có điều kiện.

GV: Điều kiện hóa đáp ứng là gì? Ví dụ? HS: Nghiên cứu hình vẽ, SGK và trả lời: - Do liên kết hai kích thích, tác động đồng thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ví dụ của Paplov: bật đèn và cho chó ăn→ chó tiết nước bọt, lặp lại nhiều lần → chỉ bật đèn chó đã tiết nước bọt.

GV: Điều kiện hóa thao tác là gì? Ví dụ? HS: Là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt) sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó (học theo cách thử và sai). Trình bày thí nghiệm của Skinner.

GV: Học ngầm là gì? Ví dụ?

HS : Là hình thức học không chủ định hay không có ý thức.

VD: Những kỹ năng đã hình thành được trong quá trình săn mồi và lẫn trốn ở động vật.

GV: Học khôn là gì? Ví dụ?

HS: Đây là hình thức học có chủ định, có chú ý. Hình thức học này thường chỉ có ở những loại động vật có hệ thần kinh phát triển: người, động vật thuộc bộ linh trưởng. GV: Vì sao chỉ có con người và động vật thuộc bộ linh trưởng mới có hình thức học tập này?

Kích thích được lặp đi lặp lại nhiều lần → không gây nguy hiểm gì → động vật không có cảm ứng trả lời. (kích thích trở thành quen nhờn).

VD: Dùng tiếng động để xua đuổi chim nhưng sau nhiều lần như vậy thì phát ra tiếng động nhưng đàn chim vẫn không bay đi nơi khác.

2. In vết

Động vật mới sinh thường “in vết” những vật gì chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy.

VD: Ngỗng mới nở đi theo ông chủ lò ấp vì đó là vật chuyển động đầu tiên mà nó nhìn thấy.

3. Điều kiện hóa (thành lập phản xạ có điều kiện).

a. Điều kiện hóa đáp ứng: Do liên kết hai kích thích, tác động đồng thời.

Ví dụ của Paplov: bật đèn và cho chó ăn→ chó tiết nước bọt, lặp lại nhiều lần → chỉ bật đèn chó đã tiết nước bọt.

b. Điều kiện hóa thao tác (hành động):

Là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt) sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó (học theo cách thử và sai). VD: SGK

4. Học ngầm

Là hình thức học không chủ định hay không có ý thức.

VD: SGK

5. Học khôn

Học có chủ định, có chú ý → Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. (Chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển: người, động vật thuộc bộ linh trưởng).

HS: Vì chỉ có ở người và linh trưởng mới có hệ thần kinh phát triển đủ đáp ứng để hình thành nên những loại học tập này.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số tập tính biểu hiện phổ biến ở động vật.

GV: Có thể cho các nhóm HS lần lượt cử đại diện báo cáo về chủ đề đã được phân công chuẩn bị (có kèm tranh ảnh liên quan đến chủ đề) kết hợp với nội dung có liên quan với chủ đề đã được trình bày trong SGK. Các nhóm khác có thể bổ sung hoặc nêu câu hỏi thảo luận.

GV: Hãy nêu một số ví dụ về tập tính kiếm ăn – săn mồi của động vật?

HS: Hình thức săn mồi ở cọp, sư tử, linh cẩu,… hay lẫn trốn ở hươu, nài, thỏ,…

GV: Sử dụng hình 30.1, 30.2, 30.3, 30.4, 30.5, SGK để giảng và minh họa thêm cho HS hiểu rõ hơn.

GV: Phân tích một số ví dụ về tập tính sinh sản ở động vật:

- VD1: Tập tính sinh sản ở ong bắp cày (hình 30.6 SGK) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- VD2: Hiện tượng ve vãn, khoe mã, tỏ tình, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc và bảo vệ con non ở nhiều loài chim.

HS: Thảo luận, nêu ý kiến và trao đổi với GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh. - GV có thể cho HS xem băng, hình về tập tính sinh sản ở 1 số loài chim (nêu có).

GV: Hãy phân tích ý nghĩa tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ ở động vật?

HS: Thảo luận và trả lời: - Cơ hội để lựa chọn bạn tình

- Con cái thường chọn những con đực to khỏe.

GV: Nguyên nhân dẫn tới tập tính di cư của 1 số loài chim?

HS: Do điều kiện môi trường sống như thời tiết, thức ăn,…chim di cư.

Một phần của tài liệu shg (Trang 26 - 30)