THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng NN PTNT việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 69)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẮK LẮK

2.3.1. T ự trạng oạt động n ận ện rủ ro tín ụng

Hiện nay tại Chi nhánh, công tác nhận diện rủi ro tín dụng chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua:

- Tiếp xúc khách hàng:

Công tác này đƣợc Chi nhánh tiến hàng khi tiếp nhận hồ sơ vay vốncủa khách hàng. Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, Chi nhánh có thêm những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá tính xác thực về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, mục đích vay vốn, hiệu quả…của khách hàng, từ đó giúp cán bộ tín dụng có thể phát hiện những rủi ro có thể xảy ra.

- Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng:

Cán bộ tín dụng phân tích sâu tình hình tài chính của khách hàng thông qua các nhóm thông số, chỉ tiêu liên quan quy mô và tính chắc chắc của các nguồn tài các báo cáo tài chính mà khách hàng gửi cho Chi nhánh thƣờng không đủ độ chính xác, dẫn đến kết quả thẩm định, phân tích cũng không đảm bảo tính chính xác.

- Phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn:

Phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng đƣợc xem là phƣơng pháp hữu hiệu để nhận diện rủi ro tín dụng. Việc phân tích bộ hồ sơ vay vốn đã giúp cho Chi nhánh biết đƣợc mục đích vay vốn, có đúng đối tƣợng không, hiệu quả của phƣơng án vay vốn thế nào, thuận lợi hay khó khăn khi quyết định cho vay…Điều này giúp cho Chi nhánh nhận diện đƣợc các rủi ro có thể xảy ra khi chấp nhận giải ngân. Tuy nhiên, đối với khách hàng truyền thống của Chi nhánh thì công tác này đôi lúc còn chủ quan, làm qua loa.chính mà

60

khách hàng tạo ra để trả nợ vay. Tuy nhiên số liệu trong

Thông qua việc kiểm tra thực tế:

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của từng khoản vay mà định kỳ hàng tháng hoặc 6 tháng cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp đến cơ sở kinh doanh của khách hàng để kiểm tra tình hình sử dụng vốn, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, về tài sản đảm bảo, tiến độ thực hiện dự án, tình hình sản xuất kinh- doanh của khách hàng…trên cơ sở đó tiến hàng phân tích đánh giá nhằm phát hiện kịp thời những nguy cơ tiểm ẩn có thể dẫn đến rủi ro cho Chi nhánh. Tuy nhiên công tác này của cán bộ tín dụng nhiều khi làm cho có lệ hoặc không làm vì không có thời gian, áp lực giải quyết công việc tại cơ quan.Trong những năm qua, hoạt động nhận diện rủi ro tại Agribank Đắk Lắk diễn ra thƣờng xuyên, liên tục đối với toàn bộ hoạt động tín dụng và đối với từng khoản tín dụng cụ thể.

* Đối với hoạt động nhận diện rủi ro toàn bộ hoạt động tín dụng: Yêu cầu của hoạt động này là phải chỉ ra trong thực tế những loại rủi ro đã tác động đến hoạt động tín dụng, dự báo những khả năng rủi ro có thể xảy ra gâytác động xấu đến toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để thực hiện đƣợc điều này, đòi hỏi Chi nhánh phải nâng cao chất lƣợng tổng kết thực tiễnhoạt động; thƣờng xuyên thu thập những sai sót trong quá trình tác nghiệp tín dụng; học tập những kinh nghiệm từ những vấn đề đã xảy ra đối với hệ thốngngân hàng, theo dõi diễn biến, thay đổi về thị trƣờng, chính sách kinh tế,chính trị, xã hội để có tầm nhìn tổng quát và đƣa ra những kịch bản rủi ro theotừng biến động dự báo.

* Đối với hoạt động nhận diện rủi ro của từng khoản tín dụng cụ thể: Rủi ro đối với từng khoản tín dụng/khách hàng cụ thể xuất phát từ nhiều yếu tố nhƣ: Tƣ cách pháp lý, nhân thân và năng lực quản lý điều hành của ngƣời vay/ngƣời đại diện quản trị điều hành; lĩnh vực ngành nghề sản

61

xuất kinh doanh; năng lực tài chính và cơ cấu tài sản, nguồn vốn của ngƣời vay; mối liên hệ/mức độ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài của ngành nghề kinh doanh/hoạt động của ngƣời vay; môi trƣờng pháp lý, kinh tế, chính trị, xã hội và sự biến động của các yếu tố vĩ mô; tính hiệu quả, khả thi và tính rủi ro của từng dự án vay vốn/phƣơng án sử dụng vốn của ngƣời vay; tính chất,mức độ ổn định nguồn vốn của ngân hàng tham gia tài trợ cho hoạt động/dự án của ngƣời vay…Thực tế hoạt động nhận diện rủi ro của từng khoản vay/khách hàng cụ thể tại Agribank những năm qua: Trong quá trình tác nghiệp, hoạt động này đã đƣợc thực hiện trong từng báo cáo thẩm định theo những tiêu chí, nội dunghƣớng dẫn của Aribank tại các qui trình cấp tín dụng với các yêu cầu đƣợcnhận diện trong từng khoản vay gồm: Rủi ro về thị trƣờng đầu vào, đầu ra; rủi ro về các yếu tố kỹ thuật; rủi ro về quản lý; rủi ro về phƣơng án tài chính; cácrủi ro về thiên tai, địch họa, cháy nổ; rủi ro về sự thay đổi pháp lý, và rủi ro về đạo đức cán bộ nhân viên.

Công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk trong những năm vừa qua đƣợc thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình cho vay, các dấu hiệu nhận diện rủi ro thƣờng đƣợc chú ý:

- Các dấu hiệu từ phía khách hàng:

+ Khách hàng cung cấp thông tin, hồ sơ đề nghị vay vốn sai sự thật, độ tin cậy thấp, tìm mọi cách đƣợc vay vốn ngân hàng.

+ Một số trƣờng hợp có mục đích vay vốn không rõ ràng, thiếu cơ sở chứng minh mục đích vay vốn. Nhu cầu vay vốn tăng đột biến so với nhu cầu dự kiến, tìm kiếm nguồn tài trợ từ nhiều ngân hàng.

+ Một số trƣờng hợp vay vốn ngắn hạn nhƣng sử dụng cho mục đích trung, dài hạn; chấp nhận sử dụng các nguồn vốn vay với giá cao.

+ Khách hàng tìm cách trì hoãn, né tránh, gây khó khăn với cán bộ ngân hàng, không hợp tác trong các buổi làm việc, kiểm tra việc sử dụng vốn

62

vay, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

+ Chính sách của nhà nƣớc, đặc biệt là tác động của các chính sách thuế, xuất nhập khẩu thay đổi; thêm đối thủ cạnh tranh tác động bất lợi đến chiến lƣợc và kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng.

+ Né tránh việc chuyển nguồn thu về tài khoản tại Agibank Đắk Lắk nhằm che giấu nguồn thu.

+ Chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ các khoản lãi đến hạn, nợ gốc đến hạn; khách hàng mong chờ từ nguồn tiền khác để trả nợ ngân hàng.

+ Trình độ, năng lực quản lý, điều hành yếu kém của khách hàng; hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục thua lỗ, khó khăn trong kinh doanh.

- Các dấu hiệu từ phía ngân hàng:

+ Có những lúc vì chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng hoặc giữ chân khách hàng nên cho vay dƣới chuẩn, xem nhẹ mục tiêu an toàn vốn mặc dù biết các khoản tín dụng này sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

+ Không tuân thủ đầy đủ quy trình cho vay theo quy trình cho vay, kiểm tra giám sát khách hàng trƣớc và sau cho vay không đầy đủ.

+ Xuất hiện tình trạng cán bộ ngân hàng bị mất đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm đối với công việc chƣa cao, tinh thần làm việc chƣa nghiêm túc..

Những tồn tại của công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay

trung – dài hạn tại gri ank Đắk ắk những năm qua:

* Đối với hoạt động nhận diện rủi ro toàn ộ hoạt động tín dụng:

- Chƣa có những báo cáo, tổng kết về rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, những rủi ro đã xảy ra để đánh giá mức độ rủi ro, hậu quả và tác động của rủi ro đó đến tình hình kinh doanh của Chi nhánh để có biện pháp rút kinh nghiệm, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra tƣơng tự trong tƣơng lai và để

63

phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng và nhận diện rủi ro tín dụng của cán bộ ngân hàng một cách có hệ thống, chủ động, khoa học. Cán bộ ngân hàng thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, nhận diện rủi ro tín dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, kiến thức của mình nên chƣa đảm bảo tính minh bạch, khách quan và hiệu quả chƣa cao.

- Chƣa có những kịch bản nhận diện rủi ro dựa vào những phân tích, đánh giá về tình hình môi trƣờng hoạt động, xu hƣớng phát triển thị trƣờng. Do chƣa thực hiện đƣợc việc nghiên cứu về tình hình môi trƣờng hoạt động và khách hàng, các khả năng biến động có thể chuyển thành rủi ro tín dụng hoặc hiểm họa tổn thất, xu hƣớng phát triển của thị trƣờng, các cơ hội, thách thức của nền kinh tế để đƣa vào xây dựng các kịch bản nhận diện rủi ro.

- Việc cung cấp thông tin để phục vụ việc đánh giá, phân tích, nhận định rủi ro trong quá trình cấp tín dụng chủ yếu thu thập từ nguồn khách hàng cung cấp nhƣng có những lúc độ tin cậy không cao, trong khi đó nhà nƣớc chƣa có chế tài, công cụ quản lý hiệu quả trong trƣờng hợp cung cấp thông tin không trung thực, sai lệch; chƣa có hệ thống thông tin quản lý chung của Nhà nƣớc, một số thông tin cung cấp từ các nguồn khác nhau không thống nhất.

Với thực trạng nhận diện rủi ro tín dụng nhƣ vậy đã dẫn đến hệ quả là thời gian qua Chi nhánh rất bị động trong việc ứng phó với những thay đổi của tình hình rủi ro và mức rủi ro tín dụng, chất lƣợng tín dụng gần nhƣ là phụ thuộc vào khách hàng.

Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhƣng trong đó đáng kể nhất là cách nhìn nhận của các nhà quản trị về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và năng lực của cán bộ tại các bộ phận nghiệp vụ có liên quan trực tiếp đến quá trình rủi ro tín dụng. Để hoạt động này đƣợc chuyển biến tích cực với chất lƣợng công việc cao hơn thì đòi hỏi phải có sự thay đổi tích cực trong vấn đề này.

64

* Đối với hoạt động nhận diện rủi ro của từng khoản tín dụng:

- Hoạt động nhận diện rủi ro của từng khoản tín dụng dù là một yêu cầu bắt buộc, nhƣng các hoạt động tác nghiệp thực tế tại Chi nhánh vẫn chƣa đi vào thực chất, chƣa đƣợc thực sự xem trọng bởi những ngƣời thực hiện. Do đó, trong những năm vừa qua hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng chƣa thực sự chất lƣợng, chƣa dự báo đúng với diễn biến tình hình thực tế của một số khoản vay sau này. Hoạt động này chỉ ở mức độ là làm theo lối mòn, kinh nghiệm, đối phó với quy trình cấp tín dụng, đôi khi cán bộ trực tiếp tham gia vào hoạt động nhận diện rủi ro cũng không hiểu hết bản chất của từng vấn đề khi tác nghiệp.

- Năng lực cán bộ trực tiếp thẩm định, quản lý khoản tín dụng còn hạn chế, chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tế công việc. Cán bộ tín dụng thiếu kiểm tra giám sát khách hàng, khoản vay.

Từ thực trạng này có thể nhận xét rằng: Hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk chƣa hoàn thành nhiệm vụ là nhận diện, cảnh báo sớm các nguy cơ rủi ro có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng để định hƣớng cho hoạt động tín dụng an toàn, tăng trƣởng hiệu quả. Đây là một nguy cơ trong hoạt động điều hành kinh doanh tín dụng. Trong thời gian đến nếu tình hình này không thay đổi tích cực thì hoạt động tín dụng sẽ khó có nền tảng để phát triển một cách bền vững đƣợc.

2.3.2. T ự trạng oạt động đo lƣờng rủ ro tín ụng

Việc đo lƣờng, đánh giá rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk đƣợc thực hiện thông qua hoạt động xếp hạng khách hàng và quá trình thẩm định, phân tích khoản vay.

a. Đối với hoạt động đo lường rủi ro xếp hạng tín dụng khách hàng

Hoạt động này tại Agribank Đắk Lắk đƣợc thực hiện bằng hai phƣơng pháp áp dụng cho hai nhóm khách hàng khác nhau là: nhóm khách hàng

65

doanh nghiệp và nhóm khách hàng cá nhân theo quy định hƣớng dẫn chung cho toàn hệ thống của Agribank, theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.

- Đối với khách hàng cá nhân và tổ chức nhưng chưa đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ: Khi phát sinh khoản cấp tín dụng và định kỳ hàng tháng, quý, năm ngân hàng sẽ thực hiện phân loại nợ, đo lƣờng rủi ro tín dụng theo điều 6 của quyết định 493 sửa đổi bổ sung theo Quyết định 18. Các khoản cấp tín dụng này sẽ đƣợc phân loại thành 5 nhóm nợ:

+ Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn. + Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý. + Nợ nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn. + Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ.

+ Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.

Việc đo lƣờng rủi ro của nhóm khách hàng này tại Agribank Việt Nam nói chung và Agribank Đắk Lắk nói riêng đang đƣợc thực hiện thủ công, bằng việc phân tích một số chỉ tiêu hƣớng dẫn nhƣ: Nhân thân, năng lực pháp lý, gia cảnh, tình hình quan hệ với ngân hàng, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thu nhập khả năng chi trả, tính pháp lý và mức độ khả thi của phƣơng án, dự án kinh doanh… Thực tế quá trình phân tích đo lƣờng các chỉ tiêu này không phải lúc nào cũng đầy đủ và chất lƣợng, bởi thói quen và trình độ của cán bộ. Vì thế kết quả đo lƣờng thƣờng ít ổn định, tính khách quan trong đo lƣờng và đánh giá chƣa thật cao do phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và ý chí của cán bộ phân tích và ngƣời quản lý; việc đánh giá rủi ro đôi khi không thể hiện hết đƣợc tính chất và mức độ của rủi ro. Hoạt động đo lƣờng và đánh giá rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng này nhìn chung chất lƣợng chƣa cao và chƣa đồng đều.

66

nhánh thực hiện phân loại nợ, đo lƣờng rủi ro tín dụng khi xem xét cấp tín dụng và định kỳ xếp hạng tín dụng toàn bộ danh mục tín dụng theo điều 7 của quyết định 493. Hoạt động đo lƣờng rủi ro của Agribank Đắk Lắk đối với đối tƣợng này đƣợc thực hiện bằng Hệ thống xếp hạng Tín dụng nội bộ của Agribank. Ngày 12/10/2011 Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank đã ban hành quyết định số 1680/QĐ-HĐTV-XLRR về việc: Ban hành Hệ thống xếp hạng Tín dụng nội bộ của Agribank để xếp hạng rủi ro khách hàng và phân loại nợ theo Điều 7 của quyết định 493. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank thực hiện đo lƣờng rủi ro tín dụng khách hàng thông qua 54 chỉ tiêu (gồm 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp), theo từng loại qui mô, ngành nghề và hình thức sở hữu. Ngƣời sử dụng chỉ cần nhập số liệu của đối tƣợng cần đo lƣờng theo các chỉ tiêu vào chƣơng trình và sẽ có kết quả ngay với các hạng xếp loại. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trong hệ thống Agribank đƣợc thể hiện ở Phụ lục 01.

Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ phân loại khách hàng thành 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D. (Chi tiết cụ thể của nội dung này được trình bày ở Phụ lục 02). Từ 10 hạng này, ngân hàng sẽ phân loại nợ theo 5 nhóm nợ theo mức độ rủi ro tƣơng ứng với chất lƣợng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo qui định về phân loại nợ của Ngân hàng nhà nƣớc tại Quyết định 493. Đồng thời, ngân hàng sẽ có chính sách áp dụng những ứng xử khác nhau trong quan hệ khách hàng theo kết quả xếp hạng khách hàng đã có.

Phân loại nợ dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ:

+ Nợ nhóm 1: Dành cho những khách hàng đƣợc xếp hạng AAA, AA và A. + Nợ nhóm 2: Dành cho những khách hàng đƣợc xếp hạng BBB và BB.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng NN PTNT việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 69)