NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tại thành phố đà nẵng (Trang 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ

XÃ HỘI

Trong các cách tiếp cận về quản lý nhƣ quản lý theo chức năng, quản lý theo quy trình, quản lý theo nội dung, luận văn chọn tiếp cận theo hƣớng nội dung quản lý. Căn cứ theo điều 7 Luật HXH số 58/2014/QH2013 quy định nội dung quản lý nhà nƣớc về HXH, theo phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chọn nội dung công tác quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm x hội để nghiên cứu công tác quản lý này tại thành phố Đà Nẵng nhƣ sau:

1.2.1. Cụ thể hoá và tổ chức thực hiện á quy định pháp luật, chiến lƣợc, chính sách bảo hiểm xã hội

Việc ban hành văn bản pháp luật, chiến lƣợc, chính sách bảo hiểm x hội đƣợc thực hiện theo trình tự: Đảng ban hành chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách về bảo hiểm x hội thông qua Nghị quyết, Chỉ thị của mình qua từng thời kỳ phát triển. Nhà nƣớc thể chế hoá chủ trƣơng, đƣờng lối và chính sách của Đảng về bảo hiểm x hội bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Nhà nƣớc quản lý về bảo hiểm x hội thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản về luật. Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy (Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị) quy định cụ thể việc thi hành luật của Nhà nƣớc về bảo hiểm x hội. ộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ, HXH Việt Nam, chính quyền các cấp ở địa phƣơng ban hành các Thông tƣ, Quyết định, Chỉ thị ... là những văn bản dùng để thi hành luật, pháp lệnh của Nhà nƣớc, các văn bản của Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ. ên cạnh đó, U ND các cấp có thể ban hành các văn bản

có hiệu lực pháp lý trên phạm vi l nh thổ, thuộc thẩm quyền quản lý của cấp đó, nhƣng phải đảm bảo tu n thủ các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, hƣớng dẫn của cấp trên.

Căn cứ vào những văn bản quy phạm pháp luật đ ban hành, cơ quan địa phƣơng sẽ ban hành các công văn hƣớng dẫn cụ thể, rõ ràng, chi tiết hơn để tổ chức thực hiện. Thực hiện văn bản pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào thực tế cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nh n tổ chức. Các hình thức để thực hiện pháp luật bao gồm:

- Tu n thủ pháp luật: là hình thức thực hiện những quy phạm pháp luật mang tính chất ngăn cấm, trong đó các các cá nh n tổ chức kiềm chế không làm những việc mà pháp luật cấm.

- Thi hành pháp luật: là hình thức thực hiện những quy định trao nghĩa vụ bắt buộc của pháp luật một cách tích cực trong đó các cá nh n tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

- Sử dụng pháp luật: là hình thức thực hiện những quy định về quyền chủ thể của pháp luật, trong đó các cá nh n, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép.

- Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nƣớc thông qua cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào những quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của các cá nh n, tổ chức.

1.2.2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội

a. Tuyên truy n, phổ biến chính sách, pháp luật

Để tổ chức thực hiện luật, các văn bản quy phạm pháp luật và các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc thì việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến

đến ngƣời d n là kh u quan trọng. Để làm cơ sở cho công tác tuyên truyền pháp luật, cần tăng cƣờng công tác giải thích Luật bảo hiểm x hội và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Hiện nay hàng loạt các văn bản pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm x hội cũng đang đƣợc nghiên cứu chỉnh sửa, ban hành bổ sung nhằm điều chỉnh kịp thời các hoạt động bảo hiểm x hội phát sinh từ thực tế hoạt động không ngừng thay đổi. Việc tạo điều kiện thông qua các kênh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giải thích để các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế, tổ chức x hội và mọi công d n hiểu biết đầy đủ thông tin về hoạt động bảo hiểm x hội để có hành vi xử sự cho đúng pháp luật, là cơ sở để nhà nƣớc quản lý có hiệu quả hoạt động bảo hiểm x hội.

b. Thực hiện công tác th ng kê

Mọi hoạt động của cơ quan HXH đều đƣợc thống kê, báo cáo hàng tháng, quý, năm theo quy định của ngành, bao gồm các lĩnh vực thu, cấp sổ, thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm x hội, thực hiện chi trả chế độ bảo hiểm x hội. Mỗi lĩnh vực đƣợc quy định các mẫu biểu báo cáo quyết toán chi tiết và thực hiện theo thời gian quy định.

Công tác thống kê báo cáo kịp thời chính xác giúp ngƣời làm công tác quản lý nắm bắt số liệu thu, chi của bộ máy để có những nhận định, kiểm tra, điều chỉnh phù hợp. Ngoài số liệu tổng kết kèm theo là ph n tích, so sánh để triển khai thực hiện các chƣơng trình công tác đảm bảo đúng nhƣ kế hoạch đ ban hành hàng năm. Công tác này hỗ trợ cho ngƣời làm quản lý nắm bắt thông tin để có những tham mƣu đƣa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời tránh thất thoát, giúp bảo toàn quỹ HXH.

1.2.3. Quản lý thu và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội

a. Dự toán thu

Dự toán thu là việc xác định các chỉ tiêu dự toán thu bảo hiểm x hội và x y dựng các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu đ đề ra. Xét về mặt kỹ thuật

nghiệp vụ, lập dự toán thu HXH chính là quá trình dự báo, tính toán mức độ và các biện pháp tổ chức huy động nguồn thu vào quỹ bảo hiểm x hội. Việc lập dự toán thu HXH phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, đảm bảo tính tích cực, chủ động, phù hợp với tăng trƣởng kinh tế và quy luật tăng trƣởng thu trên địa bàn quản lý.

b. Qu n lý thu

Quỹ HXH là một quỹ tiền tệ tập trung đƣợc hình thành từ việc đóng vào quỹ của các chủ thể tham gia HXH (do ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đóng theo quy định của luật HX, hỗ trợ của nhà nƣớc) đƣợc sử dụng để trả lƣơng hƣu và các khoản trợ cấp HXH cho ngƣời lao động theo quy định của pháp luật. Việc tăng cƣờng quản lý và phát triển quỹ nhằm làm cho quỹ ngày một lớn mạnh.

Để tránh thất thoát nguồn thu quỹ HXH, cần đảm bảo nguyên tắc “thu đúng, thu đủ, thu kịp thời” theo quy định và công tác quản lý thu phải đƣợc tiến hành chặt chẽ từ việc quản lý đối tƣợng tham gia HXH đến quỹ lƣơng của các đối tƣợng tham gia HXH.

1.2.4. Quản lý chi và bảo toàn quỹ bảo hiểm xã hội

a. Dự toán chi

Lập dự toán chi là quá trình dự báo, tính toán các khoản chi trợ cấp cho các đối tƣợng thuộc diện hƣởng các chế độ HXH nhƣ: ốm đau, thai sản, nghỉ dƣỡng sức, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp 1 lần, hƣu trí, tử tuất. Dự toán chi HXH bắt buộc đƣợc tổng hợp theo từng khoản chi, chi tiết theo từng nhóm đối tƣợng đƣợc hƣởng và mức chi bình qu n theo từng nhóm đối tƣợng. Theo dõi số lƣợng chi HXH thƣờng xuyên, cập nhật tăng giảm để chi đúng, đủ cho đối tƣợng đang hƣởng, đồng thời bảo toàn quỹ HXH. Việc lập dự toán chi HXH cũng phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, phù hợp với tình hình kinh tế x hội địa phƣơng, Trong năm có biến động phát

sinh chi ngoài kế hoạch đƣợc duyệt, HXH tỉnh phải báo cáo, giải trình để HXH Việt Nam xem xét, cấp bổ sung kinh phí, nguồn chi trả cho đối tƣợng. HXH Việt Nam hƣớng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi các chế độ bảo hiểm x hội cho HXH tỉnh.

b. Qu n lý chi

Thực hiện chi trả các chế độ cho ngƣời lao động tham gia HXH khi họ gặp các sự cố trong lao động hoặc do tuổi già, tử tuất. Đ y là hoạt động mang lại quyền lợi cho ngƣời lao động. Vì vậy, để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mọi ngƣời lao động tham gia HXH thì công tác thực hiện chi trả các chế độ, chính sách đối với ngƣời lao động cần đƣợc kiểm tra, kiểm soát nhằm bảo đảm chi trả đúng đối tƣợng, không bỏ sót, sẵn sàng chi trả các chế độ trợ cấp cho ngƣời lao động và bảo đảm c n đối quỹ HXH, hạn chế thấp nhất việc g y thất thoát quỹ HXH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý chi HXH bao gồm hai nội dung cơ bản là quản lý chi trả chế độ HXH và kiểm soát các khoản chi quản lý của HXH. Làm tốt công tác quản lý chi HXH vừa tạo đƣợc niềm tin cho ngƣời lao động, vừa tránh đƣợc gian lận trục lợi HXH, bảo toàn quỹ HXH.

1.2.5. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội phạm trong chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội

Thanh tra, kiểm tra tập trung vào các công tác sau: việc quản lý thu HXH và cấp, quản lý, sử dụng sổ HXH; Quản lý thực hiện các chế độ chính sách HXH; Quản lý chi trả các chế độ HXH; Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm liên quan đến thực hiện chính sách HXH.

Công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc tập trung vào các đối tƣợng:

- Đơn vị sử dụng lao động: tiến hành kiểm tra, thanh tra việc trích nộp BHXH cho ngƣời lao động căn cứ trên hợp đồng lao động, danh sách trích

nộp lao động tiền lƣơng hàng tháng, căn cứ bảng chấm công của đơn vị, hồ sơ hƣởng các chế độ HXH cho ngƣời lao động.

- Đại lý thu, chi trả các chế độ HXH tại bƣu điện: thanh tra kiểm tra việc thu HXH tự nguyện căn cứ hồ sơ đăng ký tham gia của đối tƣợng, và việc chi trả các chế độ HXH căn cứ vào danh sách tăng giảm hàng tháng.

- Cơ quan thực thi chính sách HXH: thanh tra, kiểm tra việc công tác quản lý thu HXH, công tác cấp, quản lý sử dụng sổ HXH; công tác giải quyết các chế độ chính sách và chi trả các chế độ chính sách HXH. Kiểm tra việc thực hiện các quy định trong quản lý tài chính, tài sản, quản lý quỹ bảo hiểm x hội, bảo hiểm y tế, chi hoạt động bộ máy, đầu tƣ x y dựng và tổ chức công tác kế toán.

HXH giải quyết khiếu nại, tố cáo khi việc khiếu nại đƣợc thực hiện bằng đơn trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại, họ tên, địa chỉ của ngƣời khiếu nại, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nh n bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của ngƣời khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do ngƣời khiếu nại ký tên.

Sau khi kiểm tra, thanh tra, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý các vi phạm căn cứ vào các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực HXH để xử lý về vi phạm trong việc lập hồ sơ đóng, hồ sơ hƣởng chế độ bảo hiểm x hội của các đơn vị, cá nh n có liên quan.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI NƢỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.3.1. Mô trƣờng hoạt động quản lý

a. Hệ th ng pháp luật v BHXH

Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hƣớng và mục đích của pháp luật, có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, đƣợc ph n định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và

đƣợc thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ x hội phát sinh. Hệ thống pháp luật của nhà nƣớc càng rõ ràng, càng phù hợp với thực tiễn thì việc quản lý, tổ chức thực hiện càng hiệu quả.

. Tă tr ởng kinh tế

Tăng trƣởng kinh tế sẽ gia tăng cơ hội có việc làm, t lệ lao động thất nghiệp giảm, đồng thời gia tăng cơ hội mở rộng số lƣợng lao động tham gia BHXH, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách HXH.

Tăng trƣởng kinh tế tạo điều kiện cho ngƣời d n có cuộc sống tốt hơn, tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế, số lƣợng ngƣời tham gia HXH gia tăng. Khi kinh tế phát triển, cơ quan nhà nƣớc và các doanh nghiệp có điều kiện để đầu tƣ thêm các trang thiết bị hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc cho ngƣời lao động. Nhờ vậy, những rủi ro trong lao động nhƣ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ giảm đi và do đó quỹ HXH sẽ giảm chi cho quỹ HXH do đối tƣợng hƣởng giảm.

Khi nền kinh tế tăng trƣởng, doanh nghiệp sẽ bớt những khó khăn trong kinh doanh, chủ SDLĐ tích cực hơn khi tham gia HXH cho NLĐ, sẽ giảm bớt tình trạng nợ đọng, lạm dụng quỹ HXH tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nƣớc.

1.3.2. Nhận thức của chủ sử dụn l o độn và n ƣờ l o động

Ngƣời sử dụng lao động là cầu nối giữa ngƣời lao động và cơ quan HXH. Ngƣời sử dụng lao động thực hiện đúng trách nhiệm của mình sẽ làm cho công tác quản lý nhà nƣớc về HXH đƣợc thuận lợi.

Nhận thức của ngƣời lao động có ảnh hƣởng tới việc thực hiện các văn bản pháp luật về HXH, việc thực thi các chính sách HXH. Trình độ nhận thức của ngƣời lao động càng cao thì việc tuyên truyền áp dụng chính sách vào thực tiễn sẽ đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Và khi ngƣời lao động

hiểu luật, hiểu những lợi ích mà chính sách HXH mang lại cho bản th n và gia đình của mình thì họ sẽ luôn đòi hỏi đƣợc tham gia HXH. Các kiến thức của ngƣời lao động về HXH sẽ giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính họ, đồng thời những phản ánh kịp thời của NLĐ sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nƣớc về HXH đƣợc chặt chẽ. Trình độ nhận thức, hiểu biết của ngƣời lao động về HXH càng cao thì sẽ góp phần kiểm soát đƣợc tình trạng đơn vị sử dụng lao động cố tình khai sai, đóng không đúng mức lƣơng, trốn đóng bảo hiểm x hội

1.3.3. Năn lực quản lý n à nƣớc về bảo hiểm xã hội

Ngành HXH cũng nhƣ các ngành khác đều cần có bộ máy tổ chức trên cơ sở quyền hạn và nhiệm vụ của mình nhằm thực hiện các hoạt động trong phạm vi đƣợc giao. ộ máy bảo hiểm x hội đƣợc tổ chức từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, cùng với sự phát triển của x hội thì bất kỳ bộ máy tổ chức ở một lĩnh vực nào cũng phải luôn đƣợc kiện toàn đáp ứng với sự phát triển đó. ộ máy thực hiện bảo hiểm x hội cũng không ngoại lệ, đ y là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nƣớc về HXH.

Muốn thực hiện chức năng của mình một cách chuyên nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của x hội thì ngành bảo hiểm x hội cần có đội ngũ cán bộ công nh n viên có trình độ, đƣợc trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại để thực hiện nhiệm vụ của mình. Tổ chức tập huấn, đào tạo để cập nhật nhanh chóng những quy định mới, nắm bắt chính xác thông tin nhằm hƣớng dẫn đúng đắn, hạn chế thấp nhất những sai sót hoặc g y phiền hà cho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tại thành phố đà nẵng (Trang 27)