7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro
a. Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp
VPBank Đà Nẵng cần chủ động xây dựng chính sách cho vay nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc xây dựng các chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng, quy mô và cơ cấu tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, khả năng quản lý và nhân lực.
- Chính sách lãi suất: trong môi trƣờng cạnh tranh hiện nay thì chính sách lãi suất của một NHTM sẽ đƣợc xây dựng tùy thuộc vào uy tín của khách hàng, tính khả thi của hoạt động vay vốn và độ an toàn của món vay đặc biệt là đối với hoạt động cho vay tiêu dùng không có TSĐB. Có thể nói cơ chế lãi suất cho vay tiêu dùng không có TSĐB của VPBank Đà Nẵng hiện nay khá cạnh tranh trên thị trƣờng, tuy nhiên với xu hƣớng phát triển chung nên trong tƣơng lai VPBank Đà Nẵng sẽ gặp phải sự cạnh tranh lãi suất của nhiều đơn vị mới do đó VPBank Đà Nẵng cần liên tục bám sát thị trƣờng và có cơ chế điều chỉnh lãi suất phù hợp.
- Chính sách khách hàng: Để thực hiện tốt chính sách khách hàng,
VPBank Đà Nẵng có thể sử dụng một số biện pháp sau:
VPBank Đà Nẵng cần chuyển đổi cơ cấu khách hàng theo hƣớng tích cực để xóa bỏ tình trạng bị động vào một số lƣợng khách hàng nhất định.
VPBank cần tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý của từng nhóm khách hàng để hoàn thiện chính sách cho vay phù hợp.
Xây dựng chính sách giá khép kín nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng kết hợp nhiều sản phẩm dịch vụ tại VPBank Đà Nẵng nhƣ: dịch vụ thanh toán trong nƣớc, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân quỹ, thẻ quốc tế...
Không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ và dịch vụ của ngân hàng VPBank nói chung và VPBank Đà Nẵng nói riêng. Đây là biện pháp hiệu quả
trong việc thu hút và giữ chân khách hàng của VPBank. Chất lƣợng phục vụ bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến khách hàng chẳng hạn nhƣ là: thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tƣ vấn cho khách hàng hiệu quả, phong cách, thái độ giao tiếp tốt để làm vừa lòng khách hàng, nơi giao dịch sạch sẽ, thuận tiện,...
- Chính sách sản phẩm tín dụng: sự đa dạng của sản phẩm tín dụng góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung của VPBank, vừa mở rộng, đa dạng khách hàng, lĩnh vực đầu tƣ, mở rộng quy mô tín dụng sẽ góp phần phân tán và hạn chế rủi ro tín dụng cho VPBank nếu hệ thống sản phẩm đƣợc thiết kế chặt chẽ.
- Checklist hồ sơ. Thiết lập danh mục checklist hồ sơ cụ thể và có tính
linh động tạo điều kiện xác thực thông tin đa dạng của KHCN. Đây là điểm mạnh của VPBank tuy nhiên ngoài sự đảm bảo của checklist hồ sơ cần đảm bảo tính xác thực và phù hợp của checklist với thực tế tại địa phƣơng nhƣ Đà Nẵng.
- Gắn kết trách nhiệm liên đớ: VPBank nói chung và VPBank Đà
Nẵng nói riêng cần cụ thể các quy định về trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan trong hoạt động quản trị rủi ro đảm bảo tuân thủ thực hiện bằng chế tài cụ thể đối với hành vi vi phạm.
b. Hoàn thiện và nâng cao tính chặt chẽ của quy trình cho vay
Quy trình cho vay tín chấp áp dụng tại VPBank Đà Nẵng đƣợc xây dựng khá khoa học, chặt chẽ và khép kín. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi vốn sau khi cho vay vẫn còn lỏng lẻo. Để quy trình này đạt đƣợc hiệu quả thì VPBank Đà Nẵng cần phải thực hiện chặt chẽ ở các giai đoạn sau:
- Giai đoạn thu thập kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng: Việc kiểm
quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa trên hai nguồn thông tin là từ khách hàng và từ thông tin nội bộ trên mạng của ngân hàng. Nhân viên tín dụng tại VPBank Đà Nẵng cần phải tận dụng toàn bộ nguồn thông tin này để có đƣợc nhận định chính xác về khách hàng vay.
Với đặc điểm về tính minh bạch và xác thực thông tin của KHCN tƣơng đối kém, đồng thời nguồn thông tin do chính khách hàng cung cấp có tính chính xác không cao, đặc biệt trong trƣờng hợp khách hàng cố ý làm sai nên để tránh gặp phải rủi ro thông tin, VPBank Đà Nẵng cần có sự kết hợp với một số doanh nghiệp, cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp (ví dụ: cơ quan thuế, công ty khách hàng làm việc...), áp dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay vốn và một số đối tƣợng có liên quan, đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) để nắm bắt tính xác thực của thông tin. Một rủi ro khác mà VPBank có thể xảy ra ở giai đoạn này là sự chủ quan hoặc cố ý đƣa ra nhận định chủ quan của chuyên viên tƣ vấn trong việc nhận xét về năng lực tài chính của khách hàng.
- Giai đoạn thẩm định: Khi thẩm định phƣơng án vay vốn chuyên viên tín dụng tại VPBank Đà Nẵng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự cụ của khách hàng tham gia vào phƣơng án vay, tính xác thực của nhu cầu vay tiêu dùng. Thông tin về nguồn thu có đám bảo tính chính xác. Trƣờng hợp thu nhập theo lƣơng cần có cuộc gọi xác nhận lại với đơn vị khách hàng công tác, tính thực tế của chứng từ chứng minh. Trƣờng hợp nguồn thu từ kinh doanh cần tập trung khai thác kỷ bởi nguồn thông tin của nhóm khách hàng này có tính chính xác không cao, việc khai thác phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của cán bộ thẩm định, mức độ phù hợp của ngành nghề trong sự tƣơng quan với quy mô kinh doanh. Thông tin khai thác càng chính xác thì công tác chấm điểm tín dụng của VPBank Đà Nẵng phát huy hiệu quả cao hơn.
- Giai đoạn trình đẩy và check call khoản vay. Giai đoạn trình đẩy đƣợc thực hiện giữa 2 quá trình thẩm định sơ bộ tại đơn vị kinh doanh và thẩm định duyệt vay tại trung tâm phê duyệt. Bộ phận CSR tại VPBank Đà Nẵng cần đƣợc đào tạo chuyên sau về năng lực nhận dạng hình dấu, chữ ký, chứng từ thật giả cũng nhƣ tính tuân thủ danh mục checklist hồ sơ. Đồng thời VPBank cần tăng cƣờng đào tạo phân tích tâm lý khách hàng cho bộ phận CAMobile phục vụ quá trình check call khoản vay
- Giai đoạn kiểm tra sau vay: Khoản vay đƣợc thẩm định và phê duyệt
cấp vay không có nghĩa khoản vay đó không tiềm ẩn rủi ro, do đó công tác kiểm tra sau vay là cần thiết. VPBank Đà Nẵng cần chú trọng và nghiêm túc trong hoạt động kiểm tra sau vay cần thực hiện định kỳ đảm bảo không thiếu sót ngay cả đối với khoản vay tốt nhất. Việc kiểm tra định kỳ sau vay giúp VPBank cập nhật thông tin thời điểm của khách hàng, phát hiện những thay đổi, rủi ro tiềm ẩn và phát sinh để có phƣơng án xử lý cụ thể, phù hợp và nhanh chóng. Hạn chế hậu quả phát sinh cho VPBank Đà Nẵng do rủi ro gây ra. Các vấn đề cần phải xem xét sau khi cho vay:
Kiểm soát thực trạng sự dụng vốn vay của khách hàng? Nêu rõ nguyên nhân gây ra sai lệch.
Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.
Cập nhật nguồn thu nhập của khách hàng.
So sánh thực tế hoạt động công việc, hoạt động kinh doanh hiện tại của khách hàng với thời điểm cung cấp thông tin vay vốn.
c. Thực hiện cảnh báo nợ sơ, quản lý danh mục và phân tán rủi ro
VPBank Đà Nẵng cần thực hiện cảnh bảo nợ sớm trên cơ sở nguồn thông tin đánh giá từ việc thƣờng xuyên tiếp xúc khách hàng của chuyên viên tƣ vấn và hoạt động kiểm tra sau vay.