Vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất trong sự nghiệp cách mạng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc vào xây dựng khôi thống nhất trong mặt trận tổ quốc ở thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 39 - 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất trong sự nghiệp cách mạng

của giai cấp này để đánh đuổi giai cấp khác mà phải tập hợp sức mạnh của cả dân tộc, của nhiều giai cấp, giai tầng. Một sự thật là, khi đất nước còn dưới ách thống trị, áp bức của đế quốc, thực dân thì dẫu là tư bản, địa chủ, thợ thuyền hay dân cày, đều cảm thấy cái ách nặng nề đế quốc là không thể nào sống được. Vì lẽ đó, lực lượng cách mạng không thể bó hẹp trong “công - nông liên hiệp” mà là toàn thể nhân dân liên hiệp.

Hồ Chí Minh nhận thức rõ là dù giáo hay lương, đại bộ phận người Việt Nam là người lao động yêu nước. Tháng 5/1948, trong lời kêu gọi đồng bào Cao Đài - Hòa Hảo, Người viết: Trừ một bọn rất ít đại diện Việt gian, đồng bào ta ai cũng có lòng yêu nước. Trong Báo cáo chính trị tại Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành TW Đảng khóa II, Người khẳng định: phần lớn, đồng bào tôn giáo nhất là các tầng lớp lao động đều yêu nước kháng chiến, như Công giáo từ nhiều nơi như Cao Đài kháng chiến. Vì vậy, là người Việt nam ắt hẳn ai cũng vậy, đều muốn nước nhà được độc lập, đồng bào được tự do hạnh phúc.

Vì vậy, mà chúng ta phải biết đoàn kết nhau lại để tạo nên sức mạnh nền tảng của khối đại đoàn kết là liên minh công nông - nền tảng đó càng được củng cố vững chắc bao nhiêu thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng ra bấy nhiêu mà không thế lực nào có thể làm suy yếu nó được.

1.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG KHỐI THỐNG NHẤT TRONG MẶT TRẬN DÂN TỘC

1.3.1. Vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất trong sự nghiệp cách mạng mạng

Dân tộc ta đã phải trải qua bốn nghìn nǎm lịch sử dựng nước và giữ nước. Quá trình lịch sử ấy đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết,

bất khuất của dân tộc. Một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam là Đảng ta đã xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nông. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm vào bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”. Song, Người còn cho rằng, đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở tư tưởng, quan điểm, những lời kêu gọi, mà cần phải biến thành một chiến lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân tộc và trở thành lực lượng vật chất có tổ chức đó là mặt trận dân tộc thống nhất là một hình thức tổ chức khối đoàn kết toàn dân. Cả dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vô địch trong đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc khi được giác ngộ về mục đích chiến đấu, được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc và hoạt động theo đường lối chính trị đúng đắn. Nếu không được như vậy, thì dù quần chúng nhân dân có đông tới mấy, dù có tập hợp thành hàng triệu, hàng trăm triệu con người thì cũng chỉ là một số đông không có sức mạnh. Luận điểm này đã được minh chứng trong thực tiễn cách mạng của đất nước đó là, bước sang những năm đầu của thế kỉ XX mặc dù đã có rất nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân, của những sĩ phu tiến bộ và một số tri thức tư sản yêu nước nhằm giành lại độc lập cho dân tộc, song những cố gắng của họ đều có chung kết quả đó là thất bại. Mặc dù cùng chung mục đích là giành lại độc lập cho dân tộc, nhưng với ý thức hệ tư sản cộng với không có sự đoàn kết ủng hộ rộng rãi của quần chúng nên họ đã nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp như: tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng (3/1930).

Nhận thức được điều đó, ngay sau khi Đảng ra đời, ngày 18/11/1930 Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống

nhất, đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào yêu nước, của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã chỉ rõ giai cấp vô sản phải tranh thủ được nhiều bạn đồng minh, phải tập hợp các lực lượng cách mạng trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên lấy tên là Hội phản đế đồng minh. Trong chỉ thị lập Mặt trận, Đảng đã nhấn mạnh: nếu không tổ chức được lực lượng thật rộng, thật kín thì cách mạng cũng khó thành công.

Sau cao trào cách mạng 1930 - 1931, đế quốc Pháp khủng bố ác liệt, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống, Đảng chuyển hướng tổ chức quần chúng đấu tranh và quần chúng vẫn hướng về Đảng. Khi điều kiện và thời cơ thuận lợi xuất hiện, Đảng đã kịp thời đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn nên đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, liên hiệp hành động với các giai cấp, các tầng lớp yêu nước, các đảng phái dân chủ, hình thành Mặt trận dân chủ trong thời kỳ 1936 - 1939. Vì vậy, Đảng đã phát động được một cao trào đấu tranh cách mạng đòi cải thiện dân sinh, dân chủ, chống phản động thuộc địa, chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Đảng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đồng chí Hồ Chí Minh về nước, cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám khoá I (tháng 5 - 1941), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Hồ Chí Minh đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của địa chủ, thành lập Mặt trận Việt Minh để mở rộng khối đoàn kết dân tộc, tập trung mũi nhọn đấu tranh vào nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Dưới ngọn cờ đại đoàn kết của Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã dấy lên một cao trào kháng Nhật cứu nước sôi nổi và đều khắp, nắm vững thời cơ đưa Cách mạng Tháng Tám 1945 đến thắng lợi.

Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, quân Pháp núp sau quân đội Anh trở lại xâm lược nước ta từ phía Nam, còn quân Tưởng kéo vào phía Bắc. Trước tình thế hiểm nguy ấy, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở rộng hơn nữa Mặt trận dân tộc thống nhất. Tháng 5 - 1946, Mặt trận Liên Việt ra đời, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, làm hậu thuẫn vững chắc cho chính quyền cách mạng. Đảng đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để thêm bạn, bớt thù, do đó đã đẩy lùi được mọi âm mưu thâm độc của thù trong, giặc ngoài.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp nghị Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Nhưng ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã thay thế thực dân Pháp, biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới. Chúng trở thành kẻ thù chính của nhân dân miền Nam và của cả dân tộc ta. Trong hoàn cảnh mới, Đảng chủ trương thành lập ở mỗi miền một mặt trận dân tộc thống nhất nhằm mở rộng và tǎng cường khối đoàn kết dân tộc để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tháng 9 - 1955, ở miền Bắc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời. Tháng 12 - 1960, ở miền Nam, sau cao trào "đồng khởi", Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.

Từ cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân nǎm 1968, các lực lượng tiến bộ ở các đô thị miền Nam đã tập hợp trong liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hoà bình Việt Nam.

Nhân dân ta còn đoàn kết với nhân dân các dân tộc Lào và Campuchia anh em, hình thành Mặt trận đoàn kết ba nước, các lực lượng hoà bình, tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ, ủng hộ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Trong cuộc kháng chiến Mỹ, cứu nước đã hình thành trên thực tế ba tầng mặt trận: ở trong nước, trên bán đảo Đông Dương và trên thế giới, đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết, tranh thủ mọi lực lượng có

thể tranh thủ để lên án và cô lập đế quốc Mỹ xâm lược.

Sau đại thắng mùa Xuân nǎm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động vẫn còn âm mưu và hành động phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân cả nước ta đang ra sức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhân dân ta tiếp tục tǎng cường đoàn kết với nhân dân hai nước Lào và Campuchia, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước, các dân tộc tiến bộ trên thế giới, đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

85 nǎm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta được tập hợp vào một Mặt trận chung, nhân dân ta đã tiến hành một cuộc đấu tranh lâu dài chống lại những đế quốc thực dân lớn mạnh và đã giành được thắng lợi vẻ vang. Một trong những nguyên nhân thắng lợi là Đảng ta luôn chǎm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công" [22, tr. 607].

Như vậy, từ đó tới nay, ở mỗi thời kỳ khác nhau có những hình thức và tên gọi tổ chức cụ thể khác nhau phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng: Hội phản đế đồng minh (1930), Mặt trận Dân chủ (1936), Mặt trận nhân dân phản đế (1939), Mặt trận Việt Minh (1941), Mặt trận Liên Việt (1946), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), ngày nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhưng thực chất chỉ là một, đó là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức, các cá nhân yêu nước, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Đánh giá kết quả của chính sách mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng ta qua các giai đoạn cách mạng. Người viết:

“Đoàn kết trong mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương hoàn toàn giải phóng miền Bắc.

Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc” [22, tr. 604].

Về một phương diện nào đó, có thể khẳng định rằng quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh cũng là quá trình tìm kiếm mô hình và cách thức tổ chức quần chúng nhân dân, nhằm tạo sức mạnh cho quần chúng trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình và giải phóng xã hội. Chính vì vậy, ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước, trong tác phẩm “Đường kách mệnh” người đã khẳng định dứt khoát “kách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hay hai người”. Quan điểm cơ bản trên đã được thể hiện trong thực tiễn đấu tranh giành và giữ chính quyền trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Mặt trận dân tộc thống nhất là sự thực hiện bằng tổ chức việc tập hợp và phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp chung: giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Từ ngày thành lập, Đảng ta đã coi Mặt trận dân tộc thống nhất là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, và đã phê phán mọi biểu hiện coi nhẹ công tác mặt trận, hạ thấp vai trò của quần chúng, coi thường nhân tố dân tộc trong cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chính sách Mặt trận là một chính sách rất quan trọng. Công tác mặt trận là một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng” [22, tr. 605].

khó khăn, nhưng biết cách làm, biết đồng tâm hiệp lực mà làm thì chắc chắn là được và như thế thì không khó. Hồ Chí Minh cũng rất chú ý đến việc đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai cấp, từng giai cấp, từng ngành nghề, từng giới, từng lứa tuổi, từng tôn giáo… và phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. Đó có thể là các hội ái hữu hay tương trợ, công hội hay nông hội, đoàn thanh niên hay hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi đồng hay hội phụ lão, hội Phật giáo cứu quốc, Công giáo yêu nước hay những nghiệp đoàn… Nhưng trong đó, tổ chức bao trùm nhất là Mặt trận dân tộc thống nhất.

Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi tập hợp quy tụ tất cả mọi tổ chức cá nhân yêu nước, mọi người dân nước Việt, không phải chỉ ở trong nước mà cả những người dân Việt đang sinh sống, học tập, làm việc và định cư ở nước ngoài. Dù ở bất cứ phương trời nào, nếu có tấm lòng vẫn hướng về quê hương đất nước, về Tổ quốc Việt Nam đều được coi là thành viên của mặt trận. Sức mạnh của toàn dân chỉ được phát huy khi quần chúng nhân dân được quy tụ trong những tổ chức yêu nước và cách mạng. Vì vậy, Đảng coi trọng xây dựng các hình thức tổ chức của Mặt trận, các tổ chức quần chúng phù hợp với mục đích, nhiệm vụ chính trị của từng đối tượng và từng thời kỳ lịch sử.

Để Mặt trận dân tộc thống nhất trở thành một tổ chức cách mạng to lớn, theo Hồ Chí Minh, nó cần được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản sau:

1.3.2. Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc vào xây dựng khôi thống nhất trong mặt trận tổ quốc ở thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 39 - 45)