6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.4. Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp
hiệp thương dân chủ, đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững
Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của cả dân tộc, bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo khác nhau, với nhiều lợi ích khác nhau. Do vậy, hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất phải theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
Nguyên tắc hiệp thương dân chủ đòi hỏi tất cả mọi vấn đề của Mặt trận đều phải được đem ra để tất cả các thành viên cùng nhau bàn bạc công khai, để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức. Đảng là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, nhưng cũng là một thành viên của Mặt trận. Do vậy, tất cả mọi chủ trương, chính sách của mình, Đảng phải có trách nhiệm trình bày trước Mặt trận, cùng với các thành viên khác của Mặt trận bàn bạc, hiệp
thương dân chủ để tìm kiếm các giải pháp tích cực và thống nhất hành động, hướng phong trào quần chúng thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã vạch ra.
Để thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt… Phải làm cho tất cả các thành viên trong Mặt trận thấm nhuần lợi ích chung, lợi ích tối cao của dân tộc, phải đặt lợi ích chung lên trên hết. Những lợi ích riêng chính đáng phù hợp với lợi ích chung của đất nước và dân tộc phải được tôn trọng. Ngược lại, những lợi ích bộ phận không phù hợp sẽ dần được giải quyết cùng với tiến trình chung của cách mạng, thông qua lợi ích chung, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn hơn của mỗi người, mỗi bộ phận về mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Trong quá trình hoạt động. Mặt trận cần quan tâm xem xét, giải quyết thỏa đáng, thấu tình đạt lý mối quan hệ lợi ích giữa các thành viên bằng việc thực hiện nghiêm túc nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích trong Mặt trận dân tộc thống nhất sẽ góp phần củng cố sự bền chặt, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao và thực hiện được mục tiêu: “Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” [15, tr. 229]. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để mở rộng khối đại đoàn kết, lôi kéo thêm các lực lượng khác vào Mặt trận dân tộc thống nhất.
1.3.5. Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đại đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
Là một tập hợp nhiều giai tầng, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, bên cạnh những điểm tương đồng giữa các thành viên trong Mặt trận vẫn còn có những điểm khác nhau cần phải bàn bạc, hiệp thương dân chủ để thu hẹp những nhân tố khác biệt, cục bộ, nhân lên những nhân tố tích cực, nhân tố chung để
đi đến thống nhất, đoàn kết. Để giải quyết vấn đề này, một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm "cầu đồng tồn dị", lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt; mặt khác, Người nêu rõ: "Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết". Người thường xuyên căn dặn phải khắc phục tình trạng đoàn kết xuôi chiều, đồng thời phải có tấm lòng nhân ái, khoan dung độ lượng, khắc phục thiên kiến, hẹp hòi, thiển cận, phải nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình bởi vì Người cho rằng “Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi” [16, tr. 272]. Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải phê bình một cách thẳng thắn, chân thành nhằm giúp đồng chí nhận rõ sai lầm, sửa chữa để không ngừng tiến bộ. Như vậy, “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ” [17, tr. 232], tuyệt đối không vì mâu thuẫn cá nhân, động cơ vụ lợi mà phê bình theo kiểu “vạch lá tìm sâu”, “bới lông tìm vết” nhằm trù dập, đấu đá, hạ bệ lẫn nhau. Theo Hồ Chí Minh “Phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người” [17, tr. 232], “Phải dùng cách thức thật thà tự phê bình và phê bình, để tỏ rõ hết mọi khuyết điểm và tìm cách sữa chữa những khuyết điểm ấy” [17, tr. 521], tự phê bình và phê bình là công việc thường xuyên; ngừng tự phê bình và phê bình tức là ngừng tiến bộ, là thoái bộ. Người nói “Tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khoẻ vô cùng” [17, tr. 239]
Như vậy, “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học
những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân. Tóm lại muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì toàn dân cần đoàn kết lâu dài, đoàn kết thực sự và cùng nhau tiến bộ” [21, tr. 137]. Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng ta luôn đấu tranh chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, coi nhẹ việc tranh thủ tất cả những lực lượng có thể tranh thủ được; đồng thời chống khuynh hướng đoàn kết một chiều, đoàn kết mà không có đấu tranh đúng mức trong nội bộ Mặt trận.
1.4. Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng lớn, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với cách mạng nước ta. Nó không chỉ là lời giải đáp đúng đắn vào một thời điểm nào đó mà trong suốt chiều dài lịch sử nó vẫn giữ nguyên giá trị. Thực tiễn cách mạng Việt Nam 85 năm qua đã chứng minh hùng hồn sức sống kỳ diệu và sức mạnh vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc, từ chỗ là tư tưởng của lãnh tụ đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng đó đã thấm sâu vào trái tim, khối óc của tất cả những người Việt Nam yêu nước và biến thành hành động cách mạng của hàng triệu triệu con người, tạo thành sức mạnh vô địch trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng có thể và cần thiết điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng, song đại đoàn kết luôn là vấn đề sống còn, có ý nghĩa chiến lược quyết định thành bại của cách mạng.
Về thực chất chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Người là một phương pháp tập hợp lực lượng, tạo ra một kết cấu mới không chỉ về lượng mà còn về
chất nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, nhờ đó huy động được mọi tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, tạo thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trước đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, với việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thì việc thực hiện tư tưởng đại đoàn kết của Người càng có ý nghĩa quan trọng, đó là một trong những nhân tố bảo đảm cho quá trình đổi mới, phát triển. Quan điểm này đã được Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 7, khóa IX cụ thể như sau:
Thứ nhất, đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thứ hai, đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai.
Thứ ba, bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội, thực hiện dân chủ với giữ gìn kỷ cương, chống quan liêu tham nhũng, lãng phí, không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc thống nhất Tổ quốc, tinh thần tự lực, tự cường, xây dựng đất nước, xem đó là những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc
Thứ tư, đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức Đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
“Không những thế tư tưởng đoàn kết của Người còn trở thành đạo lý sống và lối ứng xử Việt Nam” [11, tr. 162].
Thời cơ và thách thức của thế kỷ XXI đang tác động đến khối đại đoàn kết dân tộc. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải quán triệt, thấm nhuần tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, phải vận dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển những quan điểm ấy, phù hợp với những biến đổi của tình hình mới. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực tăng cường đầu tư, thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân các vùng khó khăn, đồng bào dân tộc, các vùng có đông tín đồ tôn giáo. Những âm mưu của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ dân tộc, kích động tôn giáo… sẽ hoàn toàn thất bại trước sức mạnh đoàn kết dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc mãi mãi là nguồn sức mạnh vô địch của Đảng và nhân dân ta trên con đường đi tới thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ðại đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người là sự kế thừa truyền thống đoàn kết dân tộc, sự vận dụng sáng tạo tư tưởng đoàn kết của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam. Và cũng chính là sự thể hiện tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của Người. Từ khi ra đời, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, các tầng lớp nhân dân không phân biệt thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tập hợp đoàn kết trong Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc giành thắng lợi lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và các cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước lúc từ biệt thế giới, Người để lại cho toàn thể dân tộc ta bản di chúc nổi tiếng. Trong phần nói về Đảng bác viết: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” [24, tr. 516]. Người nhấn mạnh: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” [24, tr. 516].
Không ai có thể hình dung nổi, một dân tộc khát khao độc lập, nhưng đã hơn 80 năm nô lệ, vừa qua một nạn đói vô cùng khủng khiếp, với hai triệu người chết, thế mà, khi kẻ thù xâm lược đã cầm gậy gộc, giáo, mác… chống lại xe tăng, xe bọc thép của chúng. Cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược lần thứ nhất, 9 năm - lúc đầu “châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã - ai dè
xe nghiêng”. Rồi đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của cả dân tộc. Một dân tộc nhỏ yếu, đương đầu với tên đế quốc hung bạo và mạnh nhất thời đại. Chúng mạnh đến nỗi, dự kiến rằng, đánh ra miền Bắc chỉ một tuần là Hồ Chí Minh phải đầu hàng. Đánh một tháng, miền Bắc phải trở về thời kỳ đồ đá. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân đã đập tan ý chí của kẻ thù xâm lược. Như vậy, chúng ta càng thấy rõ rằng đại đoàn kết chứa đựng sức mạnh thần kỳ của cả dân tộc, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì thế đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng của Người vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng nước ta. Mặt khác, theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở tư tưởng, quan điểm, những lời kêu gọi, mà cần phải biến thành một chiến lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân tộc và trở thành lực lượng vật chất có tổ chức đó là mặt trận dân tộc thống nhất là một hình thức tổ chức khối đoàn kết toàn dân.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH XÂY DỰNG KHỐI THỐNG NHẤT TRONG MẶT TRẬN TỔ QUỐC Ở THỊ XÃ HỒNG LĨNH,
TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY
2.1. MỘT SỐ NÉT VỀ THỊ XÃ HỒNG LĨNH, TỈNH HÀ TĨNH 2.1.1. Lịch sử hình thành
Thị xã Hồng Lĩnh là một địa danh nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh, cận kề với dòng sông Lam trong xanh huyền thoại, Hồng Lĩnh đã từng được con người khai phá từ rất sớm. Trên vùng đất này đã từng lưu truyền nhiều huyền thoại gây cuốn hút cho những ai quan tâm. Truyền thuyết ông Đùng, chuyện An Dương Vương dựng đô ấp Việt thường ở Ngàn Hống, Kinh Dương Vương đóng đô ở Hồng Lĩnh sinh ra Lạc Long Quân sau đó mới di cư ra Bắc. Qua khúc xạ của các lăng kính huyền thoại, cái cốt lõi của lịch sử cũng dần hiện lên. Trong Cổ sử đã chép về một bộ tộc Việt thường ở vùng này. Bản đồ khảo cổ học đã ghi lại 2 di chỉ đồ đá mới Suối Tiên, Trung Lương và dân ở đây cũng đã từng nhặt được rìu đá, tìm thấy mộ thuyền.
Trong các chế độ xã hội cũ, Bãi Vọt đã từng được coi là nơi đất dữ, hoang sơ và hãi hùng. Đời sống thiếu thốn, trình độ hiểu biết về vệ sinh thấp