Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc vào xây dựng khôi thống nhất trong mặt trận tổ quốc ở thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Thị xã Hồng Lĩnh nằm ở toạ độ 105,45 kinh độ đông - 18,32 vĩ độ bắc, là nơi giao nhau của Quốc lộ 1A & 8A, cách thành phố Vinh 20 Km về phía Bắc và Thành phố Hà Tĩnh 30Km về phía Nam, cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo 85 km về phía Tây; Hồng Lĩnh là trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh.

- Đặc điểm tự nhiên:

Có 6 đơn vị hành chính, gồm 5 phường: Nam Hồng, Bắc Hồng, Đậu Liêu, Trung Lương, Đức Thuận và xã Thuận Lộc, tổng diện tích tự nhiên 5.844,64 ha.

- Đặc điểm địa hình:

Là Thị xã miền núi, có độ dốc từ Đông sang Tây, bao gồm 3 dạng chính: Địa hình núi cao, địa hình thung lũng hẹp và một phần đồng bằng.

- Khí hậu:

Thị xã Hồng Lĩnh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết mùa đông lạnh do ảnh hưởng gió mùa Đông bắc, mùa hè khô, nắng nóng do ảnh hưởng gió mùa Tây nam.

- Đặc điểm thủy văn:

Thị xã Hồng Lĩnh chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn Sông La, Sông Lam (thuộc hệ thống sông Cả). Phía tây bắc có kênh nhà Lê, kênh 19/5 nhập với sông Minh, nối với sông La với chiều dài hàng chục km, chủ yếu phục vụ thuỷ lợi và vận tải đuờng sông bằng phương tiện thuyền bè.

- Tài nguyên thiên nhiên:

Diện tích đất tự nhiên 5.844,64 ha, trong đó đất Nông Nghiệp 2.100 ha, đất Lâm Nghiệp 2.740 ha, còn lại là đất thổ cư và đất chuyên dùng. Có thế mạnh phát triển sản xuất vật liệu xây dựng như: Gạch, đá, cát...v.v.... Có nguồn nước sạch đủ cung cấp cho sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp toàn thị xã và các vùng lân cận. Có diện tích rừng phong phú, đặc biệt là diện tích rừng thông chiếm 50%, nay đã đến thời gian khai thác.

2.1.3. Dân số và lao động

Vấn đề dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của địa phương, nó vừa là động lực, vừa là thách thức đối với sự phát triển của Thị xã. Tính đến năm 2014, dân số Thị xã có 38.762 nhân khẩu (tăng 18,2% so với năm 1992) [ xem phụ lục 1]. Trong những năm qua Thị xã Hồng Lĩnh luôn đặt mục tiêu phấn đấu tới năm 2020 trở thành đô thị loại 3. Tuy nhiên hiện tại, Thị xã Hồng Lĩnh mới chỉ hoàn thành 24/47 tiêu chí của đô thị loại 3. Trong số các tiêu chí đang phấn đấu có rất nhiều tiêu chí đạt dưới 60%. Trong đó dân số - tiêu chí tưởng chừng đơn giản nhưng hóa ra lại quyết định tất cả các tiêu chí còn lại. Đô thị loại 3 đòi hỏi thị xã có 15 vạn dân, nhưng nếu tính cả khách vãng lai làm ăn buôn bán và cư trú ngắn hạn ở thời điểm hiện tại mới chỉ đạt khoảng 5 vạn người. 5 năm trước, thị xã lập đề án mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập thêm một số xã của 2 huyện: Đức Thọ, Nghi Xuân và một phần xã Vượng Lộc (Can Lộc), nâng số đơn vị hành chính thị xã lên 10 phường, xã nhằm giải bài toán quy mô dân số. Tuy nhiên,

cho đến nay, đề án này vẫn chưa thể thực hiện do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.

Nguồn nhân lực: Thị xã Hồng Lĩnh hiện nay có 19.183 người lao động. Trong đó: Lao động Nông, Lâm, ngư nghiệp 7.642 người; Công nghiệp, xây dựng 5.913 người; Thương mại, dịch vụ 5.628 người. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 60% [xem phụ lục 1].

2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KHỐI THỐNG NHẤT TRONG MẶT TRẬN TỔ QUỐC THỊ XÃ HỒNG LĨNH, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY

2.2.1. Những thành quả đạt được trong chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Thị xã Hồng Lĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2009 đến nay

a. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Thị xã ngày càng phát triển

Mặt trận Tổ quốc Thị xã đã có nhiều hoạt động phong phú nhằm đa dạng hóa các hình thức tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân. Nêu cao tinh thần đoàn kết, tập hợp các giai cấp, nhân sỹ trí thức, cá nhân tiêu biểu, tôn giáo và các tầng lớp nhân dân vào Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, lấy dân chủ làm động lực, lấy lợi ích và ý chí của nhân dân làm điểm tương đồng, xây dựng địa bàn khu dân cư, gia đình, dòng họ làm nền tảng để tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và tập hợp quần chúng. Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến mọi người dân, để dân biết, dân hiểu và nhân dân tổ chức thực hiện. Vận động nhân dân thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở, giải quyết những vấn đề nẩy sinh trong nhân dân, khơi dậy truyền thống yêu quê hương đất nước, ý chí tự lực tự cường xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Hệ thống tổ chức Mặt trận từ Thị xã đến cơ sở được củng cố, đến nay có 22 tổ chức thành viên, cơ cấu Uỷ ban Mặt trận đảm bảo tỷ lệ người ngoài Đảng trên 23,4%, tỷ lệ nữ 19,1 %, tôn giáo 9 %, đội ngũ trí thức, doanh nhân tham gia vào Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ngày càng nhiều hơn [40, tr. 3]. Tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và các hội xã hội có vai trò nòng cốt và quan trọng trong việc tập hợp hội viên, đoàn viên; hệ thống tổ chức của các đoàn thể quần chúng từ thị đến cơ sở được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động, do đó đã thu hút, tập hợp hội viên, đoàn viên ngày càng tăng: Hội Phụ nữ 93%, Liên đoàn lao động 83%, Hội Nông dân 97,62%, Đoàn Thanh niên 73%, Hội Cựu chiến binh 98,2%, Hội Người cao tuổi 98,2%, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, tỷ lệ tập hợp hội viên đều đạt từ 95 - 99% [41, tr. 2], đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - văn hoá - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của thị xã.

Mặt trận quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo Ban đoàn kết công giáo thị xã, tuyên truyền vận động đồng bào Công giáo “sống tốt đời, đẹp đạo”, xây dựng khu dân cư văn hoá, tham gia tích cực phong trào“Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc”; hướng dẫn Ban trị sự Phật giáo thị xã làm tốt công tác Phật sự, động viên các Tăng ni, Phật tử đoàn kết xây dựng thị xã ngày càng phát triển. Tập trung hướng dẫn khu dân cư tổ chức tốt “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”, gắn với kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt nam (18/11) hàng năm với nhiều hình thức và nội dung phong phú cả phần lễ và phần hội, từ năm 2009 - 2014, 100% các khu dân cư tổ chức ngày hội đại đoàn kết, trung bình có 88% khu dân cư tổ chức bận cơm đoàn kết, trong đó năm 2009: 82%, năm 2010: 92%, năm 2011: 95%, năm 2012: 87%, năm 2013: 84%, năm 2014: 88% [xem phụ lục 3]. Đây là dịp để nhân dân ôn lại truyền thống đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, biểu dương, tôn vinh

những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

b. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, hoạt động xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Thị xã

Trong năm năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc Thị xã Hồng Lĩnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh. Cuộc vận động đã phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường của nhân dân, phát huy mọi tiềm năng trong từng gia đình, dòng họ và cộng đồng khu dân cư. Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp với các tổ chức thành viên, các ngành, các cấp tổ chức động viên các tầng lớp nhân dân đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, xoá đói, giảm nghèo. Nhiều mô hình, điển hình trong nông nghiệp như: chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi ruộng đất lần 2, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các trang trại, gia trại, xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn”, thực hiện tốt Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã về phát triển sản xuất nông nghiệp. Các tổ chức thành viên của Mặt trận có những chương trình, dự án giúp đỡ hội viên, đoàn viên phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, xóa nghèo bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng tăng, hộ nghèo giảm (từ 8,59% năm 2009 xuống còn 3,20% năm 2014) [xem phụ lục 3].

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” ngày càng đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Chất lượng cuộc vận động gắn liền

với xây dựng đô thị văn minh, nhằm vào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa, xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị, kết quả các danh hiệu thi đua năm sau đạt thành tích cao hơn năm trước, cụ thể:

Khu dân cư văn hoá năm 2009 đạt 57/67, chiếm 85%; năm 2010 đạt 61/67, chiếm 91%; năm 2011 đạt 62/67 chiếm 92,5 %; năm 2012 đạt 48/52, chiếm 92,3%; năm 2014 đạt 50/52, chiếm 96%; tổng trung bình tỉ lệ khu dân cư văn hóa trong 6 năm qua là 91,5% [xem phụ lục 3].

Tỉ lệ khu dân cư tiên tiến cũng liên tục tăng trong những năm qua, năm 2009 là 52/67 khu dân cư, chiếm tỉ lệ 77%; đến năm 2010 là 53/67, chiếm 79%; năm 2011: 59/67, chiếm 88%; năm 2012: 45/52, chiếm 86%; năm 2013: 46/52, chiếm 88%; và năm 2014: 46/52, chiếm 88%. Nhìn chung, tỉ lệ khu dân cư tiên tiến bình quân trong 6 năm qua là 84,3% [xem phụ lục 3].

Từ năm 2009 đến nay, ở địa bàn Thị xã, 100% khu dân cư có Hương ước, quy ước, có nhà văn hóa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. 100% khu dân cư tổ chức tốt “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” hàng năm [xem phụ lục 3].

Chất lượng gia đình văn hoá ngày càng được nâng lên, năm 2009 tỉ lệ gia đình văn hóa là 85,3% đến năm 2014 tăng lên 87,5%, tỷ lệ gia đình văn hóa bình quân 6 năm đạt 85,3%, gia đình thể thao là 26,8%; gia đình hiếu học 64,5%, danh hiệu “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” 84,12%. Và tính đến năm 2014 có 134 dòng họ khuyến học [xem phụ lục 3].

Thực hiện xã hội hoá giáo dục, hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, hiện tại có 17/20 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I và mức độ II [xem phụ lục 1]. Phong trào xã hội học tập, khuyến học, khuyến tài, dòng họ khuyến học trong từng khu dân cư có bước phát triển, tỷ lệ học sinh đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng hàng năm đạt 37 - 40% [40, tr. 4] so với số

lượng dự thi, đứng tốp đầu của tỉnh. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển sâu rộng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ được thành lập ở khu dân cư với nhiều hình thức hoạt động phong phú; phong trào thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe được nhân rộng.

Việc thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 20 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 36 của Uỷ ban nhân dân Thị xã về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội” được tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hạn chế rượu chè trong đám cưới, hạn chế bức trướng, rãi vàng mã trong đám tang, đảm bảo văn hóa, văn minh và tiết kiệm. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chú trọng, 4/6 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 67% [xem phụ lục 1]; thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng môi trường cảnh quan sạch, đẹp, 95% khu dân cư có các tổ tự quản thu gom rác thải; 95% dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp về sinh; phong trào xây dựng“ Đường xanh, sạch, đẹp”, đã được các chi hội, chi đoàn đăng ký quản lý, đến năm 2014 có 104 tuyến đường đạt tiêu chí xanh, sạch, đẹp, góp phần đem lại ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường trong cộng đồng [41, tr. 3].

Với phương châm “lấy sức dân lo cuộc sống cho dân”, vận động nhân dân phát huy nội lực xây dựng cơ sở hạ tầng; phong trào hiến đất, hiến tài sản, huy động đóng góp của nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng do Mặt trận Tổ quốc chủ trì phát động đạt kết quả cao. Trong 5 năm từ 2009 - 2014 có 125.863,8 m2 đất được hiến, giá trị hàng chục tỷ đồng và tài sản được hiến trị giá hơn 3 tỷ đồng, xây dựng mới hơn 49 km đường nhựa và bê tông giao thông nông thôn, tổ dân phố; 29,17 km mương cứng thủy lợi nội đồng [xem phụ lục 3], xã

trong 5 năm là 456,288 tỷ đồng [40, tr. 5]. Điển hình là xã Thuận Lộc đã huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân vào xây dựng nông thôn mới với số tiền ủng hộ là 425. 858. 786 đồng, hiến trên 36.250 m2 đất để xây dựng cơ sở hạ tầng [38, tr. 3]. Đến nay có 100% hộ dân sử dụng điện; 85 % hộ dân dùng nước máy, 100% hộ dân có phương tiện nghe nhìn, loa truyền thanh được phủ kín trong các khu dân cư; trên 95% đường nội thôn, tổ dân phố được nhựa hoá, bê tông hoá, 6/6 phường, xã có hệ thống trường học, trụ sở, trạm xá cao tầng, 52/52 khu dân cư có hội quán đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; 26 cổng làng văn hoá được đầu tư xây dựng, góp phần vào sự phát triển của thị xã [40, tr. 5].

Thực hiện công văn 437 - CT/TU ngày 05/12/2012 của Ban thường vụ Thị ủy về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Ủng hộ xã Thuận Lộc xây dựng nông thôn mới”, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thị xã đã chủ trì triển khai thực hiện cuộc vận động, thời gian từ 1/8/2012 đến 30/9/2012, kết quả cuộc vận động đã được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, doanh nhân, các bộ công nhân viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực. Tổng số cơ quan, đơn vị, doanh nhân, doanh nghiệp đã tham gia ủng hộ: 82/125; số tiền ủng hộ 425.858.786 đồng. Trong đó ủng hộ bằng tiền 385.858.786 đồng; bằng công trình trị giá 40.000.000 đồng. Mặt trận thị xã và các đoàn thể đã ký kết Chương trình phối hợp với xã Thuận Lộc về tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, kết quả: xây dựng điểm 6 khu dân cư văn hóa điển hình, hộ trợ máy vi tính, hỗ trợ làm 9 nhà cho hộ nghèo, ủng hộ 10,361 triệu đồng, thu hút các nguồn vốn, dự án cho hộ nghèo vay phát triển mô hình sản xuất,v.v... [38, tr. 3].

Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động đã thu hút các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và nhân dân tham

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc vào xây dựng khôi thống nhất trong mặt trận tổ quốc ở thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 66)