Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc vào xây dựng khôi thống nhất trong mặt trận tổ quốc ở thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 88 - 130)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Nguyên nhân hạn chế

- Những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, việc phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế đã ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền vận động.

- Hoạt động của hệ thống Mặt trận chậm đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, nhiều khi còn hành chính hóa, công tác phối hợp hoạt động giữa Mặt trận, các ban ngành, đoàn thể và cơ sở chưa chặt chẽ, chất lượng chưa cao. Công tác tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, phối hợp với chính quyền chưa thường xuyên, thực hiện giám sát, phản biện xã hội còn thiếu chế tài nên còn chung chung, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác Mặt trận các cấp hoạt động chưa đều, còn thiếu về biên chế so với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập trong chính sách chế độ. Trình độ, năng lực, trách nhiệm, kỹ năng vận động, tập hợp quần chúng của một số cán bộ Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể còn nhiều hạn chế. Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, có phẩm chất và năng lực, có uy tín để làm tốt công tác vận động quần chúng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt

trận Tổ quốc Thị xã còn hạn chế, chương trình giảng dạy chưa gắn được giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và thực tiễn quần chúng.

- Một số cấp uỷ Đảng, Chính quyền chưa thực sự quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tạo điều kiện, chưa xây dựng được hệ thống cơ chế đồng bộ để Mặt trận thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, còn xem Mặt trận như một đoàn thể.

2.3.3. Kinh nghiệm thực tiễn

Trong những năm qua (2009 - 2014), Mặt trận Tổ Quốc Thị xã Hồng lĩnh đã làm tốt chức năng đoàn kết, vận động, tập hợp, động viên các tầng lớp nhân dân, vượt qua khó khăn, thử thách, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày được củng cố, mở rộng, sự đồng thuận xã hội ngày càng cao, tạo nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu góp phần vào những thành tựu quan trọng mà Thị xã đã đạt được trong thời gian qua. Thực tiễn những năm qua, đúc kết cho chúng ta những bài học sau:

Thứ nhất: Thường xuyên quán triệt quan điểm đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết toàn dân tộc, về công tác dân vận của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân; nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, tăng cường sự phối hợp đồng bộ của chính quyền đối với công tác Mặt trận Thị xã và các đoàn thể.

Thứ hai: Mặt trận Thị xã và các tổ chức thành viên phải không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương để cụ thể hóa chương trình phối hợp thống nhất hành động, tập trung hoạt động về cơ sở, địa bàn khu dân cư, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng các mô hình điển hình và tính toàn diện của phong trào.

Thứ ba: Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động và tập hợp nhân dân, nâng cao chất lượng các phong trào, các cuộc vận động, phát huy vai trò tích cực của các tổ chức thành viên, tăng cường công tác phối hợp, làm tốt nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền.

Thứ tư: Củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ Mặt trận Thị xã các cấp, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ Mặt trận, đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ Mặt trận ở cơ sở, đồng thời bản thân cán bộ phải tự học tập rèn luyện, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong những năm qua, được sự quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Thị ủy, cùng sự phối hợp của chính quyền và các tổ chức thành viên đã tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc các cấp hoạt động ngày càng có hiệu quả với nhiều hoạt động phong phú nhằm đa dạng hóa các hình thức tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, hoạt động xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của thị xã.

Song bên cạnh đó còn bộc lộ một số yếu kém và hạn chế như: công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chưa thường xuyên, chậm đổi mới về nội dung và phương pháp tuyên truyền; chất lượng các cuộc vận động chưa đồng đều ở tất cả các xã, phường; yêu cầu nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc đòi hỏi ngày càng cao, nhưng việc giám sát và phản biện xã hội chưa đáp ứng tốt; hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng còn hình thức, hiệu quả chưa cao, năng lực trình độ của một số cán bộ còn yếu, việc tổ chức tập huấn đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu. Nắm bắt được những lợi thế và yếu kém trên đây, một phần nào đó sẽ giúp Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Thị ủy đưa ra được những phương hướng, chiến lược thích hợp cho giai đoạn tiếp theo.

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG KHỐI THỐNG NHẤT TRONG MẶT TRẬN TỔ QUỐC THỊ XÃ HỒNG LĨNH, TỈNH HÀ TĨNH THEO TƯ

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

3.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG KHỐI THỐNG NHẤT Ở MẶT TRẬN TỔ QUỐC THỊ XÃ HỒNG LĨNH, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là kết quả của quá trình kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng từng thời kỳ. Hồ Chí Minh vạch rõ lý luận không được áp dụng vào thực tiễn là lý luận suông, đồng thời thực tiễn không có lý luận soi sáng là thực tiễn mù quáng. Vì vậy, luôn luôn phải gắn lý luận với thực tiễn.

Trong tình hình hiện nay, để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng, củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc, cần chú ý những vấn đề sau đây:

Một là, phải thấu suốt quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Thiên tài Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trước hết là ở chỗ Người thấy rõ sức mạnh to lớn và ý nghĩa quyết định của sự đoàn kết đối với thắng lợi của cách mạng. Ngay từ khi đất nước còn bị chủ nghĩa đế quốc thực dân thống trị, Người tin rằng “việc gì khó cho mấy, quyết tâm làm thì làm chắc được, ít người làm không nổi, nhiều người đồng tâm hiệp lực mà làm thì phải nổi” [15, tr. 241]. Chính sự đồng tâm hiệp lực này là nguồn gốc sức mạnh đập tan ý chí của kẻ thù xâm lược, làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu.

Vì vậy, chúng ta cần nhận thức rõ dù đất nước còn quân xâm lược hay đã hòa bình và phát triển, thì đại đoàn kết dân tộc luôn là nhân tố quyết định đảm bảo cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt nam. Nếu như ngày trước đại đoàn kết dân tộc là đấu tranh giành chính quyền, giữ chính quyền, thì ngày nay đại đoàn kết dân tộc là chung tay để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam Xã hội Chủ nghĩa. Hiểu rõ và vận dụng sáng tạo quan điểm này của Người vào thực tiễn sẽ là chìa khóa thành công cho sự phát triển vượt bậc của công tác Mặt trận Tổ quốc.

Hai là, lấy mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, tôn giáo xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai.

Là một tập hợp nhiều giai tầng, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, bên cạnh những điểm tương đồng giữa các thành viên trong Mặt trận vẫn còn có những điểm khác nhau cần phải bàn bạc, hiệp thương dân chủ để thu hẹp những nhân tố khác biệt, cục bộ, nhân lên những nhân tố tích cực, nhân tố chung để đi đến thống nhất, đoàn kết. Để giải quyết vấn đề này, c h ú n g t a cần lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt. Trong tư tưởng của mình, Người luôn coi cầu đồng tồn dị, nỗ lực phấn đấu vì mục đích chung là nguyên tắc cơ bản để thực hành chiến lược đoàn kết. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần đoàn kết và trên thực tế Người đã thành công trong việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc ngay cả trong những giai đoạn khó khăn, hiểm nghèo nhất. Lịch sử cho thấy, năm 1945- 1946 nước Việt Nam non trẻ ra đời trong bối cảnh có nhiều đảng phái, lực lượng chống đối. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động nhân nhượng, hòa giải, mời đại biểu của các đảng phái giữ các chức vụ trong Chính phủ. Khi đất nước tạm thời chia làm hai miền, nhiệm vụ chính trị số một cũng là niềm

mong muốn chung của người Việt Nam yêu nước là đất nước được hòa bình, thống nhất, độc lập. Bác đã viết lời kêu gọi: “Từ Nam đến Bắc, ai là người tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì chúng ta sẵn sàng đoàn kết với họ, thật thà hợp tác với họ, thật sự đoàn kết với họ, dù từ trước đến nay họ đã theo phe phái nào” [20, tr. 49]. Đối với các tôn giáo, Người hiểu rõ dù giáo hay lương, đại bộ phận người Việt Nam là người lao động yêu nước. Rất nhiều lần, Hồ Chí Minh khắng định điều này. Tháng 5-1948, trong “Lời kêu gọi đồng bào Cao đài, Hòa hảo”, Người viết: Trừ một bọn rất ít đại Việt gian, đồng bào ta ai cũng có lòng yêu nước. Trong báo cáo chính trị tại Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II, Người cũng khẳng định: phân lớn đồng bào tôn giáo, nhất là các tầng lớp lao động đều yêu nước kháng chiến, như Công giáo ở nhiều nơi, như Cao đài kháng chiến. Vì vậy, là người Việt Nam yêu nước ắt hắn, ai cũng vậy, đều muốn nước nhà độc lập, đồng bào tự do, hạnh phúc. Trong những hoàn cảnh khác nhau, ở những đối tượng khác nhau nhưng chỗ nào Hồ Chí Minh cũng tìm được lợi ích chung, những nét tương đồng giữa các chủ thể tham gia khối đoàn kết - đó chính là lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, trong đó có lợi ích của tất cả mọi người. Trong thời kì các mạng dân tộc dân chủ, đó là độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân thoát khỏi ách nô dịch, áp bức ngoại bang. Hơn nữa, với đồng bào có tôn giáo, ngoài những nhu cầu bình thường như mọi người, ở họ còn có nhu cầu tinh thần đặc biệt - đó là nhu cầu được sinh hoạt tôn giáo. Điểm khác biệt này luôn được các thế lực thù địch khai thác, lợi dụng nhằm chia rẽ đồng bào, xuyên tạc chế độ. Hiểu rõ điều đó, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ cần quan tâm đến những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng đó của đồng bào. Người luôn tin tưởng sâu sắc rằng: Đảng, Nhà nước chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân thì không lo gì dân không chấp nhận. Khi nói tới các tôn giáo, Người luôn thể hiện sự trân trọng những người sáng lập ra các tôn giáo và tôn

xưng họ là các bậc “đại từ bi”, “thánh nhân” là “bậc hiền triết” đã phấn đấu, hi sinh cho hạnh phúc con người, cho một xã hội tốt đẹp. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn đặc biết nhấn mạnh sự cần thiết phải vạch trần âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để lừa bịp đồng bào của các thế lực phản động. Người luôn nhắc nhở các cán bộ phải tùy từng đối tượng, tùy từng hoàn cảnh, cần có sự giải thích, tuyên truyền thuyết phục để đồng bào hiểu, thực hiện các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước. Suy cho cùng, điều cốt lõi của cách mạng dân tộc dân chủ là giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng xã hội mới làm cho đời sống của người dân không ngừng được nâng cao về vật chất cũng như tinh thần. Đối với đồng bào tôn giáo, không để cho họ có những lo lắng, mặc cảm từ nguyên nhân tôn giáo. Xuyên suốt các bài viết, bài nói chuyện và cách ứng xử của Người cho thấy, Người luôn có một nguyên tắc nhất quán, tìm ra cái chung, cái đồng nhất giữa các cá nhân, các cộng đồng để cố kết họ lại vì mục tiêu chung. Người từng nói: “Năm ngón tay có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thể khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta... đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc” [15, tr. 574-575].

Hiện nay, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, tạo ra cho đất nước chúng ta nhiều thuận lợi, song cũng đặt ra cho chúng ta không ít những khó khăn và thách thức. Các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài dân chủ, “nhân quyền” “dân tộc” nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Trong bối cảnh đó, để tập hợp được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân vào Mặt trận thì việc đầu tiên cần thiết đó là phải tìm ra một mẫu số chung, một mục tiêu và lợi ích chung của các tầng lớp nhân dân, trên cơ sở những nét tương đồng giữa các chủ thể, thành viên tham gia Mặt

trận - đó chính là lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, trong đó có lợi ích của tất cả mọi người, để hướng đến xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Lấy mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng làm nền tảng, cơ sở để xóa bỏ các hàng rào ngăn cách, những mặc cảm, định kiến để con người chia sẻ đồng cảm, cộng tác, liên kết cùng nhau, Con người chỉ là con người trong quan hệ xã hội và bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Vì vậy, từ quan hệ nào đó còn chưa được giải tỏa, người ta khó có thể có tiếng nói đồng thuận, Do đó, việc tập hợp lực lượng của khối đoàn kết cần được nhìn nhận từ mỗi góc độ mối quan hệ. Từ góc độ dân tộc, đó là khối đoàn kết mọi dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam dù là dân tộc Kinh hay dân tộc thiểu số, dù là dân tộc miền ngược hay là dân tộc miền xuôi, tất cả đều được tôn trọng và cùng đoàn kết, hợp tác, phát triển trong khối cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất. Từ góc độ giai cấp đó là khối đoàn kết mọi giai cấp, giai tầng trong xã hội từ giai cấp công nhân, nông dân, đến các tầng lớp như trí thức, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, các bậc lão thành cách mạng, những người có công với nước, cán bộ nghỉ hưu, người cao tuổi, nhà doanh nghiệp, Trên cơ sở xóa bỏ định kiến, mặc cảm, phân biệt đối xử về quá khứ, mọi giai cấp, tầng lớp đều được tôn trọng và tạo điều kiện để phát huy năng lực, sở trường của giai cấp mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bầu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc vào xây dựng khôi thống nhất trong mặt trận tổ quốc ở thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 88 - 130)