văn hóa các dân tộc thiểu số
1. Bản sắc văn hóa Mường - sự hình thành và phát triển
Sự hình thành bản sắc văn hóa Mường gắn liền với nền văn hóa nổi tiếng thế giới - “Văn hóa Hòa Bình”. Đó là nền văn hóa của cư dân nông nghiệp sơ khai
cách đây hàng vạn năm, là khởi thuỷ của nền văn minh lúa nước - nền văn minh sông Hồng, được ghi nhận trong diễn trình lịch sử dân tộc. Chính vì thế, văn hóa Mường cũng được hình thành từ rất lâu đời trong lịch sử. Người Mường đã tạo cho mình những qui ước mang tính cộng đồng rộng rãi. Và từ những qui ước ấy đã tạo nên bản sắc, tạo nên giá trị văn hóa của dân tộc Mường. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, bản sắc ấy lại được làm giàu lên, phong phú thêm.
Là cư dân canh tác lúa nước từ lâu đời, người Mường có nhiều kinh nghiệm làm thuỷ lợi nhỏ trong điều kiện miền núi, hình thành nên tập quán sản xuất của đồng bào Mường như làm ruộng nương, làm máng dẫn nước từ sông suối vào ruộng và trông các loại cây lương thực, hoa màu phù hợp với điều kiện tự nhiên như lúa nương, ngô, khoai, sắn, trồng bông dệt vải.
Người Mường xưa vốn dựa vào thiên nhiên để tồn tại. Thu nhặt khai thác lâm - thổ sản từ rừng cũng là nguồn kinh tế phụ đáng kể. Các hoạt động kinh tế của người Mường mang tính tự cấp tự túc nên người Mường biết làm các nghề thủ công gia đình để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như: rèn, đan lát, đồ mộc, ép dầu thảo mộc. Đặc sắc nhất là nghề dệt thổ cẩm với kỹ thuật, mỹ thuật trang trí hoa văn trên nền vải có nhiều màu sắc hài hòa cùng với các họa tiết tinh vi, độc đáo và mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc.
Các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng hình thành từ tập quán sản xuất ấy. Từ tập quán sống phụ thuộc vào thiên nhiên, người Mường tin vào sức mạnh của thiên nhiên, vào thần thánh hình thành nên tập quán tín ngưỡng thờ bái vật giáo và thờ thần thánh. Đồng thời, theo các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn hóa học, người Mường và người Kinh (Việt) cùng một nguồn gốc. Tộc Mường - Việt hình thành từ lâu trong lịch sử Việt Nam. Hai dân tộc này chỉ tách rời nhau vào cuối thời Bắc thuộc, cuối thế kỷ VIII và
IX thuộc công nguyên. Nên tập quán tín ngưỡng của người Mường có nhiều nét tương đồng với người Kinh, cũng thờ cúng tổ tiên và thần thánh. Thậm chí, các lễ hội truyền thống của người Mường cũng mang đậm nét tín ngưỡng dân gian.
Cuộc sống khó khăn phải đối chọi với nhiều thế lực, cả thiên nhiên, cả con người, cả thế giới thần linh, đã giúp người Mường gắn kết lại với nhau hình thành nên tính cộng đồng sâu sắc, và quan hệ dòng họ bền vững ở người Mường.
Bản sắc văn hóa Mường đã được hình thành như đã phân tích ở trên. Trải qua thời gia, bản sắc ấy càng được vun đắp tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa Mường. Đồng thời, trải qua quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa với các dân tộc khác, văn hóa Mường vừa thể hiện được những đặc trưng riêng vừa thể hiện tính giao thoa sâu sắc mà chúng ta sẽ có dịp phân tích ở phần sau.
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bản sắc văn hóa dân tộc
Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Sự ảnh hưởng của quá trình này không chỉ trên phương diện kinh tế mà ảnh hưởng đến từng lĩnh vực của đời sống xã hội, đến từng tổ chức và con người, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa. Bất luận tham gia chủ động hay buộc phải cuốn theo một cách bị động vào quá trình toàn cầu hóa thì văn hóa dân tộc đều phải tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hóa khác trên thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực mà giao lưu hội nhập kinh tế mang lại, những thách thức đối với giá trị văn hóa truyền thống cũng gia tăng.
Nhận thức rõ vấn đề đó, Nghị quyết 22NQ ngày 27/11/1989 đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta đối với văn hóa dân tộc là: “Tôn trọng và phát huy những phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc phát huy bản sắc văn
hóa của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc khác và góp phần phát triển văn hóa chung của các nước, tạo ra sự phong phú đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng, Đảng ta đã nhấn mạnh chiến lược văn hóa tập trung vào hai nội dung cơ bản: Thứ nhất, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; thứ hai, phát huy văn hóa dân tộc, nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước trong quá trình hội nhập. Hai nội dung này có quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau.
Đối với vấn đề bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 5 – BCH Trung ương Đảng khóa 8 nêu rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại.
Về việc bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, tại Hội nghị lần thứ 5 của Đảng (khóa VIII) đã nhấn mạnh: “Coi trọng bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn học nghệ thuật là người dân tộc thiểu số, (...) Đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số,...”.
Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và Bộ Văn hóa Thông tin đã ban hành chương trình phối hợp số 556/CTPH/BVHTT-UBDTMN, ngày 21/2/2000 về đẩy mạnh
cộng tác bảo tồn, phát triển văn hóa – thông tin ở miền núi và vùng các dân tộc thiểu số năm 2000-2005, nội dung chương trình phối hợp gồm: 1)Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. Những vấn đề cụ thể như phong tục tập quán, cưới, tang, thờ cúng,... lễ hội văn hóa, văn nghệ dân gian: chú ý bảo tồn, phát huy những lễ hội văn hóa mang tính cộng đồng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; trang sắc phục các dân tộc thiểu số; tiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số trong hoạt động văn hóa thông tin. 2)Xây dựng đời sống văn hóa ở miền núi và cùng dân tộc thiểu số: xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng bản sắc văn hóa; xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa; xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị hoạt động văn hóa thông tin vùng dân tộc thiểu số; xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa thông tin, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số. 3) Bảo vệ, đầu tư, tôn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh.
Từ quan điểm trên cho thấy, Đảng và nhà nước ta rất coi trọng việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, là nhiệm vụ không thể bỏ qua trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là một trong những điều kiện của phát triển bền vững.
III. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Huyện Lạc Sơn là một huyện vùng núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp huyện Kim Bôi và Kỳ Sơn, phía Nam giáp huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), phía đông giáp huyện Yên Thuỷ và phía Tây giáp huyện Tân Lạc. Diện tích trên 580km2, dân số trên 13 vạn người, gồm 2 dân tộc Mường và Kinh, trong đó dân tộc Mường chiếm 90%. Lạc Sơn là trung tâm văn hóa cổ của tỉnh Hòa Bình gồm có 1 thị trấn và 28 xã.
Về hoạt động kinh tế, nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Lạc Sơn giàu tiềm năng về phát triển nông nghiệp, các vùng đồi núi trong huyện phù hợp để trồng trọt, phát triển các loại cây hoa màu (như lúa, ngô, khoai, sắn,...), cây công nghiệp, cây lấy gỗ và nhất là chăn nuôi đại gia súc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12%, trong đó: Cơ cấu kinh tế Nông-Lâm nghiệp chiếm 60,2%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 14,4%, thương nghiệp - dịch vụ 25,4%. Bình quân thu nhập đầu người ước đạt 4,7 triệu đồng/người/năm.
Về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, Lạc Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng so với trước thời kỳ đổi mới. Tỷ lệ phổ cập giáo dục đạt 89%, tỷ lệ hộ nghèo 31,17%/34,4% KH, đạt 90,6% KH năm, tỷ lệ hộ được dùng điện đạt 90%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giữ ở mức 0,95%/KH 1%, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức 25%/KH 24%.
Hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cơ bản được chú trọng. Công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thường xuyên được quan tâm, trên địa bàn không xảy ra dịch bệnh. Trong 6 tháng đã tiến hành khám bệnh cho 60.109 lượt người. Trong đó điều trị nội trú có 4.823 lượt người, điều trị ngoại trú có 8.132 lượt người, công suất sử dụng giường bệnh tại bệnh viện đa khoa là 100,5%. Đến nay toàn huyện có 38 Bác sỹ, bình quân 2,9 Bác sỹ/1 vạn dân, huyện đang đầu xây dựng 02 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được triển khai, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 0,97%, đạt kế hoạch đề ra; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 25%; tỷ lệ các cặp vợ, chồng sinh con thứ 3 trở lên 9%.
*) Đặc điểm địa bàn xã Tân Lập
Xã Tân Lập là một xã nằm ở phía Tây huyện Lạc Sơn, dân số khoảng 1300 người, trong đó dân tộc Mường chiếm tới 99%. Đây là vùng trung tâm của Mường
Vang (một trong bốn cái nôi sản sinh ra người Mường), vì vậy Tân Lập có một bề dày văn hóa, là nơi lưu giữ những nét đặc trưng của văn hóa Mường.
Nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế chủ đạo, gồm các hoạt động như trồng lúa nước, trồng hoa màu, chăn nuôi đại gia súc,… Nông nghiệp chiếm tới 80% cơ cấu thu nhập.
Tỷ lệ phổ cập giáo dục đạt 90% dân số.
*) Đặc điểm địa bàn xã Nhân Nghĩa
Nhân Nghĩa là một xã thuộc vùng Mường Vang, giáp xã Tân Lập. Dân số khoảng 1000 người, dân tộc Mường chiếm khoảng 85%.
Xã Nhân Nghĩa nằm trên trục đường giao thông nối liền huyện Lạc Sơn với huyện Kim Bôi (có điểm du lịch suối khoáng thu hút đông du khách) và tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Vì vậy, Nhân Nghĩa khá luận lợi cho việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa cũng như các lĩnh vực văn hóa xã hội với các huyện bạn và tỉnh bạn.
Kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, thu nhập từ nông nghiệp chiếm 80% tổng cơ cấu thu nhập. Tỷ lệ dân số phổ cập đạt 90%.
*) Đặc điểm địa bàn xóm Nghĩa thuộc thị trấn Vụ Bản
Thị trấn Vụ Bản là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của huyện Lạc Sơn. Thị trấn Vụ Bản nằm trên trục đường 12A, con đường giao thông huyết mạch nối liền với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, thuận lợi cho giao lưu thông thương giữa miền núi và miền xuôi. Tổng số dân khoảng 1059 hộ với gần 5000 người, dân tộc Mường chiếm khoảng 15% dân số, còn lại là dân tộc Kinh. Dân tộc Mường tập trung chủ yếu trên địa bàn xóm Nghĩa, được coi là một bản của người Mường, hình thành từ khá lâu đời.
Dân cư thị trấn Vụ Bản hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi), trồng cây ăn quả và trồng rừng,… trong đó thu nhập từ kinh doanh dịch vụ chiếm 50% tổng thu nhập. Bình quân thu nhập năm 2007 khoảng 10 triệu đồng/người/năm.
Tỷ lệ dân số phổ cập tiểu học đạt 98%. Tỷ lệ người đi học chiếm 17%, tức cứ 100 dân thì có 17 người được đi học.
CHƢƠNG 2: BẢN SẮC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC MƢỜNG I. Bản sắc văn hóa truyền thống
1. Tập quán sản xuất
1.1. Nghề trồng lúa nước
Một trong những hoạt động kinh tế truyền thống của người Mường là nghề nông trồng lúa nước. Người Mường làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu.
Nghề nông trồng lúa nước được tiến hành ở những nơi có địa bàn bằng phẳng gần sông, ngòi. Đó là những mảng đồng bằng thung lũng hay những doi đất nhỏ hẹp dưới chân các dãy núi, ven các đồi gò thấp. Người Mường rất coi trọng cây lúa nếp. Trước đây, lúa nếp được trồng nhiều hơn lúa tẻ, vì trong cuộc sống, bữa ăn truyền thống thì cơm nếp là nguồn lương thực chủ đạo. Bên cạnh đó, đồng bào còn trồng cả lúa tẻ và ngày càng phổ biến giống vì lúa này cho năng suất cao. Ngoài những thửa ruộng nước ở đồng bằng, đồng bào đa phần làm ruộng bậc thang tận dụng đất ở sườn, chân đồi gò. Loại ruộng này thường hẹp về chiều rộng nhưng lại dài như những cánh cung vòng quanh các đồi gò. Do ruộng bậc thang làm ở trên cao, nguồn nước tưới tiêu khó khăn nên người Mường biết đào mương bắc máng, làm guồng xe nước lợi dụng dòng chảy của các con sông, suối, ngòi để đưa nước lên cao, cung cấp cho những thửa ruộng dài ngoằn ngoèo. Ruộng bậc thang chủ yếu chỉ trồng được một vụ trong năm là vụ mùa. Các vụ khác đồng bào dùng để trồng ngô, khoai, rau… Những loại hoa màu này thích hợp với mùa khô ít nước.
Bên cạnh những thửa ruộng nước, người Mường còn đốt nương làm rẫy với hình thức lao động lạc hậu kiểu chọc lỗ tra hạt. Đồng bào có kinh nghiệm quý
trong việc chọn đất làm nương rẫy. Họ chọn những mảng rừng có giang, nứa mọc dày, trồng mùn màu mỡ hay những vạt đất đen ven đồi núi. Khi chọn đất, đồng bào thường chặt một cây nứa hoặc cây gỗ vát nhọn đâm xuống đất. Nếu đâm được sâu thì điều đó chứng tỏ tầng mùn dày. Một kinh nghiệm nữa là xem đất màu gì, nếu đất dính vo trên tay thấy mềm dẻo, bóng như pha mỡ là đất tốt. Chọn được mảng rừng đồi ưng ý, người Mường tiến hành chặt khoanh vùng để phân giới không cho người khác lấy mất. Đồng bào đốt mảng rừng này để lấy mùn và tiện lợi cho việc dọn nương. Công việc gieo trồng tiến hành vào khoảng tháng 3 - tháng 4 khi bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu tiên. Người Mường xưa trồng lúa nương không bằng cày cuốc mà bằng cách lấy một đoạn cây to bằng cổ tay vót nhọn một đầu dùng để đâm hố tra hạt. Gieo giống xong, họ chặt ngọn nứa, cành cây nhỏ để quét lớp mùn bề mặt lấp các hố lại. Việc gieo trồng lúa nương tương đối đơn giản nhưng lại đòi hỏi nhiều công sức, đặc biệt là làm cỏ cũng như trông