1 .Tập quán và công cụ sản xuất
4. Tín ngưỡng, lễ hội, ma chay, cưới xin
xin 4.1.Tín ngưỡng, lễ hội
4.1.1.Về tín ngưỡng
Sự thay đổi tập quán sản xuất với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm người lao động ngày càng chủ động trong sản xuất, giảm dần sự phụ thuộc vào thiên thiên. Vì vậy, quan niệm “vạn vật hữu linh”, sùng bái thiên nhiên với nhiều tục lệ lễ nghi nông nghiệp trong lao động sản xuất như rước vía lúa, lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới, đến tục đóng cửa rừng, mở cửa rừng kèm theo lệ cấm kiêng kị có tính chất siêu nhiên, linh thiêng cũng đã mất dần, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Người Mường cũng có những ngày lễ tương tự như người Kinh. Đây chính là nét tương đồng về văn hóa sâu sắc, thể hiện sự giao thoa và sự gắn bó sâu sắc giữa hai dân tộc Kinh và Mường.
Tương tự như người Kinh, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng có từ rất lâu đời của người Mường 97.5% số người được hỏi có thờ cúng tổ tiên, 1% theo đạo Phật, chỉ 1.5% là không thờ cúng.
Bảng 8 chỉ ra tỷ lệ các gia đình tổ chức các ngày lễ của người Mường. Trong đó, số hộ tổ chức các ngày lễ chiếm một tỷ lệ rất cao. Có tới 82% số người được hỏi cúng giao thừa, 65.5% tổ chức lễ thanh minh và 64.5% tổ chức giỗ. Tết
cơm mới vốn là một trong những Tết truyền thống quan trọng của đồng bào Mường, tuy nhiên đến nay đã không còn phổ biến nữa, chỉ có 46% số hộ gia đình tổ chức Tết cơm mới, tập trung chủ yếu ở vùng Mường Vang (58.9%), còn ở vùng trấn chỉ chiếm 15%.
Đồng bào Mường đặc biệt coi trọng ngày Tết độc lập 2/9, hầu hết các gia đình đều tổ chức lễ nhân ngày này (95%), đồng bào Mường ở xã Nhân Nghĩa thường tổ chức ăn Tết 19/8 để kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng 8 thành công.
Bảng 8: Tỷ lệ các gia đình tổ chức các ngày lễ
Các ngày Lễ Số gia đình tổ chức Các ngày Lễ Số gia đình tổ chức
Số gia đình Tỷ lệ Số gia đình Tỷ lệ
Ngày Giỗ 129 64.5% Trung thu 119 59.5%
Ngày rằm, mùng 83 41.5% Tết cơm mới 92 46%
một
Rằm tháng giêng 56 28% Cúng Ông 64 32%
Công, ông Táo
Lễ thanh minh 131 65.5% Cúng giao thừa 164 82%
Tết đoan ngọ 56 28% Tết 2/9 190 95%
Rằm tháng 7 64 32% Ngày kỷ niệm 130 65%
CMT8 (19/8)
Một câu hỏi được đặt ra là liệu việc tổ chức các ngày lễ giữa các vùng được chọn nghiên cứu có khác nhau không hay có mối tương quan nào giữa việc tổ chức các ngày lễ với 2 nhóm vùng (Vùng Thị trấn và Vùng Mường Vang) không ?
Kiểm định Khi-Bình phương với mức ý nghĩa Sig = 0.000 (<0.05) chỉ ra ý nghĩa thống kê rằng có sự khác biệt nhưng không nhiều về việc tổ chức ngày rằm tháng giêng giữa vùng Thị trấn và vùng Mường Vang. Tuy nhiên, hệ số tương
quan Pearson’s R cho thấy nó chỉ có thể giải thích được 12.5% sự khác biệt đó mà thôi.
Tương tự, việc tổ chức lễ thanh minh là phổ biến ở vùng Thị trấn Vụ Bản, có tới 95% số hộ được hỏi tổ chức lễ thanh minh, ở vùng Mường Vang chỉ chiếm 53.2%. Tỷ lệ hộ tổ chức lễ thanh minh khác nhau được giải thích bởi 16% là do sự khác nhau giữa hai vùng cư trú.
Có thể nói chung rằng, tập quán tín ngưỡng của người Mường đã có những biến chuyển rõ rệt và có sự khác nhau giữa hai vùng: Vùng Thị trấn và Vùng Mường Vang. Vùng thị trấn biến đổi mạnh hơn theo hướng xích lại gần với tập quán tín ngưỡng của người Kinh. Điều này được giải thích bởi đặc điểm cư trú, vùng thị trấn có đông người Kinh sinh sống, hoạt động trao đổi buôn bán và giao tiếp giữa người Mường và người Kinh phát triển rất mạnh, vì thế có sự giao lưu ảnh hưởng mạnh mẽ về nhiều mặt trong đó có tập quán tín ngưỡng.
Bên cạnh sự mai một của một số ngày lễ vốn được coi là truyền thống văn hóa như Tết cơm mới, người Mường lại bổ xung thêm những ngày lễ như Tết Độc lập (2/9), Ngày CMT8 thành công (19/8). Người Mường tổ chức những ngày này thể hiện lòng biết ơn các chiến sỹ, niềm vui, tự hào vì đất nước được độc lập. Đặc biệt ngày 2/9 được xem là ngày lễ rất lớn chỉ sau ngày Tết nguyên đán và đồng bào chuẩn bị long trọng không kém gì Tết nguyên đán.
4.1.2. Về lễ hội hiện nay
Các lễ hội truyền thống ở địa phương đã bị mai một đi nhiều. Ở Xóm Nghĩa (Vụ Bản), lễ hội xuống đồng (còn gọi là Tết khai hạ) vẫn còn được duy trì, tổ chức vào mồng 7 tháng giêng hàng năm. Lễ hội này đã thu hút đông đảo đồng bào Mường tham gia. Có tới 53/59 (90%) số người trả lời tham gia và đóng góp đầy đủ khi lễ hội được tổ chức, chỉ có 10% là thỉnh thoảng tham gia, không có trường
hợp nào chưa từng tham gia. Đồng bào thường góp tiền, góp gạo và công sức tham gia tổ chức lễ hội.
Lễ hội xuống đồng nói riêng được sự hưởng ứng tích cực của đồng bào, họ đều cho rằng lễ hội giúp gắn bó các thành viên trong cộng đồng (76.3%), giúp giữ gìn truyền thống văn hóa (100%), là dịp để cầu tài cầu lộc (95%) và là dịp để vui chơi gặp gỡ (81.3%).
Các hội làng được tổ chức nhưng không thường xuyên (2-3 năm một lần), thường là hội cồng chiêng, đánh mảng, ném còn, hát đôi, hát đúm, và thường được kết hợp với ngày hội đoàn kết văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, khi hỏi ở địa phương có còn lễ hội, một tỷ lệ khá lớn đồng bào xã Nhân Nghĩa và Tân Lập cho rằng ở địa phương không còn lễ hội nữa (32.5%). Điều đó chứng tỏ lễ hội đã chưa mang lại ấn tượng sâu sắc, chưa thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Đối với những người khẳng định ở địa phương còn lễ hội (67.5%) thì tỷ lệ tham dự lễ hội cũng khá cao: 70% thường xuyên tham gia, 23% tham dự một số lễ hội và chỉ có 8% là không tham gia.
Việc tổ chức lễ hội nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đồng bào Mường. Đa số đều cho rằng lễ hội giúp gắn bó các thành viên trong cộng đồng (72%) và giúp giữ gìn truyền thống văn hóa (89%) và là dịp để vui chơi gặp gỡ giao lưu (76.5%).
Ngày nay, các hội lớn như sắc bùa hầu như không còn nữa, chỉ có người già còn biết đến hội này mà thôi.
Một câu hỏi được đặt ra có sự khác nhau về mức độ tham dự lễ hội theo nhóm tuổi hay không ? Mức ý nghĩa Sig = 0.02 (<0.05) giúp khẳng định rằng có sự tương quan giữa nhóm tuổi và mức độ tham dự lễ hội. Tuy nhiên, khi dựa vào
hệ số tương quan pearson (0.286), thì tuổi tác chỉ giải thích được 8.2% sự biến thiên của mức độ tham dự lễ hội.
4.2. Ma chay
Lễ tang của người Mường ngày nay đã khác nhiều so với trước kia. Thời gian rút ngắn và các thủ tục, trình tự tang lễ cũng đơn giản hơn rất nhiều. Một số trình tự cơ bản vẫn được duy trì như trước kia, song nhiều thủ tục rườm rà đã bị lược bỏ.
Lễ tang thường chỉ kéo dài trong 24 giờ. Khi người chết tắt thở, người nhà đánh chiêng liên tục 3 hồi để báo cho anh em, họ hàng biết. Sau đó trưởng bản cùng với những người có vai vế trong họ họp nhau lại, bàn cách thức tổ chức lễ tang, phân công nhiệm vụ cho mọi người trong họ. Lúc này, toàn thể con cái tập trung về xung quanh người chết, con đẻ tắm cho cha/mẹ mình (người chết) bằng lá bưởi cho sạch sẽ, rồi căng màn, đắp chăn cho người chết. Nếu là đàn ông thì đặt ở gian ngoài, đàn bà thì đặt ở gian trong. Sau khi tắm xong, chọn giờ để khâm liệm. Người đứng đầu họ cùng với con sẽ cho người chết vào quan tài.
Khi liệm xong, quan tài được khênh lên đặt ở gian giữa trên chiếu và bốn tấm vải trắng, Người ta đắp cho người chết một chiếc chăn bông và hàng chục chiếc chăn đơn, trải hai tấm lụa tơ nằm ở hai bên. Một người cao tuổi trong họ cầm một hòn than vạch lên sàn và đọc lời bàn giao số vải vóc và quần áo cho người chết đem theo. Trong khi người nhà mắc màn ở xung quanh chỗ người chết nằm, thì bà con họ hàng, làng xóm đến đầy nhà. Những người thân đều mặc quần áo tang (màu trắng). Người con trai cả tới cửa sổ (cửa voóng - nơi thờ cúng tổ tiên, rút dao chặt 3 nhát lên thành cửa như để nhắc rằng từ nay anh ta là người đảm nhiệm việc thờ cúng tổ tiên.
Sau đó, chiêng trống nổi lên và thân nhân bắt đầu khóc. Người nhà mời thầy mo đến chuẩn bị cho tối mo Tần tịch – tang lễ chính thức bắt đầu. Một thầy mo chính và hai thầy mo phụ làm lễ khẳng định cái chết là một việc đã được số phận sắp đặt, tránh cho người chết sự luyến tiếc băn khoăn khi phải từ bỏ thế giới người sống.
Các lễ
Tấng dây, lễ
người Kinh.
tiếp theo vẫn được duy trì
nhập quan cho người chết.
giống trước kia, như Lễ tống trùng, lễ
Sau đó làm lễ cúng cơm tương tự như
Lễ nhập quan bắt đầu vào buổi tối. Người ta mổ một con lợn nhỏ, luộc rồi thái nhỏ, bày lên lá chuối để lên bàn thờ. Chiêng và trống đánh bài “túc nược” mời người chết ăn.
Sau đó, thầy mo chỉ mo một số đoạn ngắn có tính hình thức mà thôi.
Ba hôm sau, người ta còn làm lễ dẫn đường cho hồn về, chỉ cho hồn biết nơi thờ cúng và biết lối về. Con cháu ra nghĩa địa xây mộ, chôn vò đựng rượu ở đầu mộ. Đến đây tang lễ kết thúc.
Trong thời gian 100 ngày, thân nhân người chết không được tham dự các cuộc vui chơi, nếu buộc phải có mặt thì luôn phải cúi nhìn xuống đất, không được nhìn lên.
Tục làm “ma khô” đến ngày nay đã mất hẳn.
Tục làm hòn mồ ngày nay đã không còn nhiều nữa. Người Mường ( đặc biệt đồng bào Mường ở Xóm Nghĩa ) đã xây mộ như người Kinh.
4.3. Cưới xin
Đám cưới của người Mường ngày nay cũng gần tương tự như người Kinh, cũng vẫn gồm các bước chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới và đón dâu hay xem ngày giờ
tổ chức đám cưới. Trong quá trình đính hôn, ông mối vẫn cần thiết. Tuy nhiên, việc mai mối cũng chỉ còn là hình thức mà thôi. Tục thách cưới ngày nay vẫn còn rất phổ biến, nhưng dường như chỉ mang tính hình thức, tượng trưng, lễ vật thách cưới không yêu cầu cao, không còn khắt khe như trước kia nữa.
Đã có một số ít các thanh niên tổ chức tuần trăng mật sau khi kết hôn ở vùng thị trấn (6.2%) , chứng tỏ đã có sự thâm nhập của nền văn hóa mới.
Đồng thời, thời gian tổ chức lễ cưới cũng được rút ngắn, thường chỉ kéo dài trong 2 ngày và các thủ tục được đơn giản hóa, chỉ còn các bước như chạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu.
Bảng 9: Các thủ tục cưới xin của người Mường
Nhóm tuổi
Các thủ tục cƣới xin 18-30 tuổi 31-49 tuổi Từ 50 tuổi trở lên
Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
Đăng ký kết hôn 100% 98.6% 90.4%
Chạm ngõ 77.6% 84.3% 84.6%
Xem ngày giờ tổ 96% 91.4% 90.4%
chức đám cưới
Ăn hỏi 97.4% 97.1% 94.2%
Thách cưới 82.9% 51.4% 61.5%
Xin dâu/đón dâu 97.4% 97.1% 92.3%
Nghỉ tuần trăng mật 6.2% 3% 0%
Kết quả kiểm định giả thuyết về tính độc lập của các biến tuổi và các thủ tục cưới xin cho thấy mức ý nghĩa quan sát Sig = 0,000 nên ta an toàn bác bỏ giả
thuyết về tính độc lập đó và khẳng định có tương quan giữa tuổi tác, các thủ tục cưới xin (chạm ngõ, thách cưới, xin dâu, xem ngày giờ tổ chức cưới).
Giá trị -2LL = 14.555, không cao, như vậy nó thể hiện một độ khá tốt của mô hình tổng thể.
Có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi về tỷ lệ đăng ký kết hôn. Nhóm người trẻ tuổi hơn có tỷ lệ đăng ký kết hôn cao hơn. Tỷ lệ đăng ký kết hôn khi cưới ở nhóm tuổi từ 18-30 đạt 100%, nhóm tuổi từ 31-49 đạt 98.6% và nhóm tuổi từ 50 trở lên chỉ chiếm 90.4%. Điều này chứng tỏ một sự tiến bộ trong nhận thức về hôn nhân của đồng bào Mường, đó là hôn nhân hợp pháp là phải được pháp luật thừa nhận. Còn về các thủ tục cưới xin khác như chạm ngõ, chọn giờ để tổ chức lễ cưới, ăn hỏi, xin dâu/đón dâu, không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm tuổi, và về cơ bản, các thủ tục này vẫn được duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác. Có một điều đáng ngạc nhiên tục thách cưới không những không bị loại bỏ trong quá trình phát triển của xã hội mà còn có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ thách cưới ở nhóm tuổi từ 50 trở lên chỉ chiếm 61.5%, nhóm tuổi từ 31-49 chiếm 51.4% và nhóm tuổi 18- 30 chiếm tới 82.9%. Vật thách cưới cũng khác trước và giá trị kinh tế cũng cao hơn. Ngày nay, bên cạnh các lễ vật thách cưới truyền thống như gạo, lợn, trâu và một số lễ vật khác thì tiền mặt là đồ thách cưới chủ yếu. Đồng thời các loại quà mừng ngày cưới cũng có khác trước rất nhiều. Nếu như trước kia người ta thường tặng nhau bằng những đồ vật như chăn gối, quần áo, vải vóc, trang sức thì ngày nay đa số đều mừng cưới bằng tiền mặt.
Về không gian kết hôn, nhìn vào Bảng 10, ta có thể thấy rằng không gian kết hôn của người Mường đã không ngừng mở rộng từ làng sang xã, từ xã đến huyện, rồi đến tỉnh. Sự biến đổi này không chỉ phù hợp với đời sống hiện đại mà còn phản ánh sự tự tăng cường giao lưu giữa các khu vực cư trú và sự tiến bộ của quan niệm hôn nhân của đồng bào Mường. Kiểm định Khi-bình phương cho thấy mức ý nghĩa Sig = 0.000 (<0.05) chứng tỏ có tương quan giữa nhóm tuổi và không gian kết hôn, những người tuổi càng ít thì phạm vi không gian kết hôn càng rộng. Tuy nhiên, biến tuổi chỉ giải thích được 16.6% sự biến thiên về không gian kết hôn (vì hệ số tương quan Pearson’s R = - 0.408).
Bảng 10: Không gian kết hôn của người Mường
tại Xóm Nghĩa (Vụ Bản), xã Tân Lập và xã Nhân Nghĩa (tính theo tỷ lệ %)
Không gian Nhóm tuổi Nhóm tuổi Nhóm tuổi
kết hôn từ 50 trở lên (%) từ 31-49(%) từ 18-30 (%) Cùng làng 44.3 28.8 27.4 Cùng xã (khác làng) 23.1 36.4 35.3 Cùng huyện 32.6 30.3 19.6 (khác xã) Cùng tỉnh 0.0 3.0 2.0 (khác huyện) Khác tỉnh 0.0 1.5 15.7 100.0 100.0 100.0
Cùng với những thay đổi về các thủ tục cưới xin và mở rộng không gian kết hôn là sự thay đổi về việc mặc trang phục trong ngày cưới. Có một sự khác biệt lớn về tuổi tác và thế hệ trong việc mặc trang phục ngày cưới.
Bảng 11: Tỷ lệ mặc trang phục truyền thống trong ngày cưới (tính theo tỷ lệ %)
Xóm Nghĩa Nhân Nghĩa Tân Lập
18-34 35-50 51 trở 18-34 35-50 51 trở 18-34 35-50 51 trở
lên lên lên
Váy 95.0 32.0 0.0 65.0 5.5 0.0 45.0 5.0 0.0 cưới hiện đại Áo dài 0.0 0.0 0.0 0.0 4.5 0.0 0.0 1.0 0.0 Quần áo 0.0 10.0 0.0 5.0 10.0 6.5 3.0 10.0 5.0 bình thường Trang 5.0 58.0 100.0 30.0 80.0 93.5 52.0 84.0 95.0 phục dân tộc
Nhìn vào Bảng 11 ở trên có thể thấy rõ rằng, tỷ lệ mặc trang phục truyền thống trong ngày cưới ngày càng giảm theo độ tuổi và theo thời gian, những người trẻ tuổi chủ yếu mặc váy cưới hiện đại, những người nhiều tuổi hơn chủ yếu mặc
trang phục truyền thống. Đồng thời cũng có thể nhận thấy rõ rằng, có sự khác biệt giữa các địa bàn nghiên cứu về tỷ lệ mặc trang phục trong ngày cưới.
Ở xóm Nghĩa, tỷ lệ mặc trang phục truyền thống trong ngày cưới chỉ chiếm 3% ở nhóm tuổi từ 18-34, chiếm 58% ở nhóm tuổi từ 35-50 và 100% ở nhóm tuổi từ 51 trở lên, còn lại là mặc váy cưới hiện đại và quần áo bình thường. Tỷ lệ mặc váy cưới hiện đại đặc biệt cao ở nhóm tuổi 18-34.
Tỷ lệ này có khác so với xã Tân Lập và Nhân Nghĩa. Tỷ lệ mặc trang phục