1 .Tập quán và công cụ sản xuất
2. Tập quán sinh hoạt thường nhật và tiêu dùng
2.2. Tiện nghi và đồ dùng sinh hoạt hiện nay
Qua số liệu nghiên cứu cho thấy, tập quán sinh hoạt của đồng bào Mường ngày nay đã thay đổi cơ bản về chất. Nếu như trước đổi mới, đồng bào vốn chỉ sử dụng hàng thủ công là chính thì nay hàng hoá sản xuất công nghiệp đã tràn ngập đến từng ngôi nhà. Cùng với việc sử dụng các tiện nghi sinh hoạt trước kia vẫn dùng, việc sử dụng tiện nghi sinh hoạt mới hiện nay chiếm một tỷ lệ khá cao và ngày càng tăng, cụ thể như quạt điện, ti vi màu, xe máy. Đặc biệt là các phương tiện thông tin liên lạc (như điện thoại di động, điện thoại cố định), nếu như trước đổi mới là rất hiếm hoi thì ngày nay đã khá thông dụng và có xu hướng gia tăng.
Số hộ sử dụng xe máy chiếm tới 80.5%, xe đạp 93%, quạt điện 94.5%, ti vi màu 89%, đầu CD/DVD chiếm 51.5%, nồi cơm điện 70%. Tỷ lệ sử dụng điện thoại cố định tới 63%, điện thoại di động 37%. Điều đó, chứng tỏ đời sống của đồng bào Mường đã được cải thiện đáng kể và dẫn tới nhiều thay đổi trong việc sử dụng các tiện nghi sinh hoạt hàng này. Hầu hết các tiện nghi sinh hoạt đều được
mua từ chợ về chứ không phải tự làm. Bên cạnh các tiện nghi hiện đại, chiếc xe đạp vẫn là phương tiện đi lại rất thông dụng đối với đồng bào bởi giá cả lợp lý và sự tiện dụng của nó.
Giống như trước kia, người Mường cũng bán những vật phẩm mà mình sản xuất được để mua những vật dụng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt. Nhưng hiện nay, do việc vận dụng các kỹ thuật và giống mới làm tăng năng suất dẫn tới tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào, nên đồng bào có điều kiện để sắm những tiện nghi cao cấp hơn, đắt tiền hơn như xe máy, ti vi, quạt điện, đài, bàn ghế giường tủ, nồi cơm điện và nhiều các tiện nghi hiện đại khác.
Bảng 4: Tỷ lệ sử dụng các tiện nghi sinh hoạt hàng ngày (tính theo %)
Loại Vùng Vùng % Loại tiện Vùng Vùng %
tiện nghi Thị Mƣờng Mƣờng Tổng nghi SH Thị trấn Tổng SH trấn Vang Vang Xe đạp 88.1 95.0 93.0 Điện thoại 35.6 37.6 37.0 di động Xe máy 81.4 80.1 80.5 Dàn âm 1.7 7.8 6.0 thanh Ô tô 1.7 2.8 2.5 Máy vi tính 3.4 2.8 3.0
Quạt điện 93.2 95.0 94.5 Máy giặt 1.7 1.4 1.5
Máy điều 1.7 1.4 1.5 Bếp ga 15.3 15.6 15.5 hòa nhiệt độ Tủ lạnh 15.3 18.4 17.5 Tủ/giá sách 25.4 24.8 25.0 Ti vi màu 100.0 84.4 89.0 Bình nóng 1.7 0.0 0.5 lạnh Ti vi đen 0.0 12.8 9.0 Giường 84.7 39.0 52.5 trắng 68
Radio- 67.8 44.7 51.5 Bàn/ghế 76.3 37.6 49.0 casette/đầu CD Dàn 18.6 9.9 12.5 Nồi cơm 84.7 63.8 70.0 Karaoke điện Điện thoại 72.9 58.9 63.0 Khác 5.1 7.8 7.0
Tuy nhiên, nhìn vào Bảng 3, có thể thấy rằng, tỷ lệ sử dụng các tiện nghi sinh hoạt “cao cấp” vẫn còn rất thấp hoặc chưa từng sử dụng, chứng tỏ mức sống của đồng bào vẫn còn ở mức trung bình. Tỷ lệ sử dụng bình nóng lạnh là 0.5%, bếp ga 15.5%, máy giặt 1.5%, máy vi tính 3%, dàn âm thanh 6%.
Có sự khác biệt nhưng không quá lớn giữa các địa bàn nghiên cứu về tỷ lệ sử dụng các tiện nghi sinh hoạt, điều đó chứng tỏ không có sự khác biệt nhiều về mức sống giữa hai vùng. Đồng bào Mường ở Vùng Thị trấn có tỷ lệ sử dụng ti vi, đầu VCD, điện thoại cố định và giường cao hơn so với đồng bào ở Nhân Nghĩa. Ở Vùng Thị trấn, 100% số hộ có ti vi màu, đầu VCD 67.8% , điện thoại cố định 72.9%, nồi cơm điện 84.7%. Trong khi đó Vùng Mường Vang, tỷ lệ sử dụng ti vi là 84.4%, đầu VCD là 44.7%, điện thoại cố định 58.9%, nồi cơm điện 63.8%. Điều này được giải thích bởi sự tác động của điều kiện kinh tế xã hội làm thay đổi thói quen tiêu dùng, sinh hoạt của đồng bào. Đồng thời, mức sống cao hơn là điều kiện để đồng bào có thể mua sắm các vật dụng tiện ích hơn. Tỷ lệ sử dụng “giường” của đồng bào Mường Vùng Thị trấn chiếm tới 84.7%, trong khi đó Vùng Mường Vang chỉ chiếm 39%. Điều đó tỷ lệ thuận với việc lựa chọn mô hình nhà ở kiên cố của đồng bào Vùng Thị trấn.
2.3. Ẩm thực
Ngày nay, ăn cơm nếp đồ vẫn là một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Mường, không thể thiếu trong các dịp lễ tết và được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của người Mường.
Thói quen ăn cơm đồ, rau đồ và lợn thui, thịt gà nấu măng chua hạt dổi là những đồ ăn thức uống không thể thiếu được trong những ngày lễ. Thậm chí, những đồ ăn như cơm đồ, rau đồ và thịt gà nấu măng chua hạt dổi trở thành những món ăn hàng ngày của đồng bào.
Người Mường có một thứ bánh gọi là Bánh Uôi - một loại bánh làm từ bột gạo nếp, thường được làm trong các dịp lễ tết. Đồng bào Mường ở xã Tân Lập và Nhân Nghĩa thường làm Bánh Uôi trong dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng 8 thành công (19/8) và Ngày Quốc khánh 2/9. Trong dịp này, ở đây, thường có nhiều bạn bè, anh em tụ tập ăn mừng ngày lễ lớn, Bánh Uôi trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa ăn và là một món quà quý mà gia chủ gửi về cho gia đình khách trước khi chia tay buổi tiệc.
Rượu cần nói riêng, các loại rượu (rượu chuối, rượu gạo, rượu sắn,…) là thứ đồ uống không thể thiếu trong bất kỳ dịp lễ tết nào từ xưa đến nay của người Mường. Khi khách đến chơi nhà, anh em bạn bè thân hữu gặp mặt, người Mường dùng chén rượu để chào nhau, hỏi thăm sức khỏe và gửi gắm những tình cảm thân mật, thiết tha của mình. Và suốt trong bữa ăn rượu trở thành công cụ hữu ích cho giao tiếp, giúp mọi người thân thiện, gần gũi nhau hơn. Uống cạn chén rượu là sự thể hiện lòng thành với nhau, hết lòng với nhau – không say không về.
Uống rượu và hát đúm (giống như hát đối của người Kinh), vừa hát vừa hỏi thăm nhau là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Mường vẫn còn được duy trì.
Đã từ lâu, các món ăn được xem là đặc sản thường làm trong dịp Tết cơm mới xưa của người Mường (đĩa quéch, ngách lưỡi, ốc cá) không còn nữa, không ai còn nhớ đến nữa. 100% số người được hỏi đều trả lời không biết món ăn này.
Ngày nay, người Mường có xu hướng đơn giản hóa những món ăn, tránh những món ăn chế biến cầu kỳ và các món ăn trong các dịp lễ tết cũng rất gần gũi, trở thành món ăn hàng ngày của đồng bào.