1 .Tập quán sản xuất
4.1 .Tập quán tín ngưỡng, lễ hội
4.1.1.Tín ngưỡng
Trong đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng Mường, những sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh vẫn còn rất phổ biến trong cộng đồng và vẫn giữ được nguyên những nét hồn nhiên mộc mạc.
Tương tự như người Kinh, tục thờ cúng là tín ngưỡng điển hình của người Mường. Các vị thần được tôn thờ là những hiện tượng tự nhiên như: mưa, gió, nắng,…là những dòng suối, ngọn núi, hòn đá, cây rừng, là những con vật hay bất kể cái gì có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người Mường. Đây hoàn toàn không phải là mê tín dị đoan mà ở một góc độ nào đó, nó thể hiện sự sống hòa mình cùng thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên. Họ coi mình là một bộ phận của thiên nhiên chứ hoàn toàn không áp đặt, chinh phục, phá hoại thiên nhiên một cách vô ý thức.
Điều đó cũng có ý nghĩa, hệ thống tín ngưỡng của các dân tộc ở Hòa Bình rất phong phú, từ đó dẫn đến sự phong phú của các nghi lễ thờ phụng các tín ngưỡng đó. Đó là những lễ cầu mùa, cầu mưa, lễ xên bản, xên mường, thờ đức thánh tản, thờ ma núi, ma nước, thần lúa, thần cây,…Mỗi nghi lễ ấy lại kèm theo những hình thức sinh hoạt văn hóa như đánh chiêng, cồng, mo, đánh chống, thổi
kèn, múa kiếm…Những hình thức nghệ thuật này từ chỗ để truyền đạt lên thần linh niềm mơ ước, khát vọng, sự bất ổn của con người, đã trở thành những hoạt động nghệ thuật để đáp ứng chính đời sống trần tục hàng ngày của người dân.
4.1.2. Lễ hội
-Đặc trưng về lễ hội của người Mường
Người Mường không có những lễ hội quy mô, đồ sộ với sự tham gia của nhiều ngàn người cùng những trang phục, lễ vật đa tế khí, những quy định bài bản như các lễ hội của người Kinh dưới xuôi; không có lễ hội tầm cỡ như lễ hội Katê của người Chăm, Oóc Om Boóc của người Khơ Me (Nam Bộ). Họ cũng không có cơ hội chơi núi mùa xuân hay chợ tình lãng mạn, tha thiết của người Mông. Tuy vậy, lễ hội của người Mường cũng có đặc trưng riêng: Không lớn, không nổi tiếng nhưng lại mang cái hồn của cộng đồng dân tộc sinh sống trên các thung lũng của vùng núi Hòa Bình.
Lễ hội của cộng đồng dân tộc Mường mang đậm các tín ngưỡng dân gian và là sự biểu hiện của sự giao lưu văn hóa. Hầu hết các lễ hội đều liên quan đến nông nghiệp và thường diễn ra vào mùa xuân.
Hai dân tộc Kinh - Mường vốn có chung nguồn gốc nên sự giao lưu văn hóa Kinh-Mường thể hiện rất rõ. Một vị thần rất nổi tiếng trong tín ngưỡng của người Mường là đức Thánh Tản Ba Vì, được thờ hầu khắp các nơi trên đất Mường, đồng thời cũng là một trong “tứ bất tử” đối với người Kinh. Vị thần núi Ba Vì là một vị thần tối linh của cả người Mường và người Kinh ăn sâu vào tâm thức tín ngưỡng của cả hai dân tộc này. Khi người Mường thờ tam vị Thánh Tản thì người Việt các nơi ghi rõ Tản Viên, Cao Sơn và Quý Minh.
Tiếp đó phải kể đến tục thờ Thành hoàng làng của người Mường cũng tương tự như thành hoàng làng của người Kinh cùng với ý nghĩa nhớ ơn những
người đã có công giúp ích cho sự bình yên của bản Mường. Những vị thần này giống như người Việt, có thể là “nhân thần”, có thể là “nhiên thần”,…Có thể họ có công với bản làng hay chết vào những thời khắc ảnh hưởng đến cuộc sống của dân địa phương. Ví như trường hợp nàng Ả Đắng (thần đánh dơi) ở Hội đu tre (Mường Tre, Văn Nghĩa, Lạc Sơn) – cô gái nhà Lang đi vào hang Đắng bắt dơi, chẳng may bị kẹt trong hốc đá rồi chết. Dân Mường đồn rằng nàng rất thiêng nên lập miếu thờ để cầu nàng phù hộ cho dân Mường.
-Một số lễ hội tiêu biểu của người
Mường 1) Hội hát sắc bùa ở Mường Vang
Hát sắc bùa ngày xuân là một trong những hoạt động văn hóa tinh thần quan trọng nhất của cộng đồng dân tộc Mường mỗi khi Tết đến - xuân về.
Hát sắc bùa được chia làm ba vòng: Vòng 1: Chủ trò có lời chúc mừng năm mới đối với gia chủ bằng những lời hát cùng với bản nhạc cồng chiêng của cả phường bùa (mỗi phường bùa có từ 8 đến 12 chiêng, cồng). Lời hát làm vui lòng gia chủ, cả phường bùa được mời vào thăm nhà. Vòng 2: Điệu cồng, chiêng lại vang lên cùng với những câu chuyện dẫn dắt của chủ trò về những việc vui, thành đạt của gia chủ trong một năm qua.
Gia chủ lại vui vẻ mời cả phường bùa ăn, uống. Ăn uống no say xong, “khoách rác” cùng phường bùa lại tấu lên những lời khen cơm ngon, rượu ngọt, hát lời tạm biệt và hẹn gặp lại năm tới (vòng 3). Cứ như thế, cả phường bùa sẽ đi hết từ nhà này đến nhà khác trong những ngày đầu năm mới, cầu chúc gia chủ an khang, thịnh vượng.
2) M úa Pồn Poong
Ngoài hát sắc bùa, trong những ngày lễ hội mùa xuân, đồng bào dân tộc Mường còn biểu diễn tiết mục múa pồn poong. “Múa pồn poong là nghi thức tín ngưỡng cúng tổ tiên của đồng bào Mường”.
Hiện vật không thể thiếu trong điệu múa này đó là một cây hoa được lấy từ cây bông trăng trên rừng, thể hiện sự thuần khiết. Trên thân cây là những bông hoa được làm từ thân cây bông trăng và muôn loài muông thú. Trên đỉnh cây hoa gắn một con chim chiền chiện biểu hiện sự tôn nghiêm.
Theo truyền thuyết của người Mường, chim chiền chiện là chúa tể của muôn loài, ấp bọc 100 trứng nở ra muôn loài. Chủ lễ là ông Mo, bà Máy - là những người cha tinh thần của đồng bào. Sau phần lễ ca ngợi sự che chở của thần linh tối cao, cầu mong sự an lành và phát triển, mùa màng bội thu… đến phần hội là xoay cây hoa và mọi người đều múa hát. Hiện nay, truyền thuyết này vẫn được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Vì vậy, người Mường mỗi khi đi rừng gặp chim chiền chiện thì không bao giờ bắn".
3)Lễ Mụ Thố
Đây là một lễ nghi chỉ được tổ chức cho người già lúc ốm đau bệnh tật. Gia đình sợ vía của người già đi xa mất, mọi người tổ chức làm vía cho người già để cầu mong sức khoẻ.
Bao giờ cũng vậy, trước khi tổ chức lễ vía mụ Thố, mỗi một gia đình người Mường thường nhờ ông Mo chọn ngày lành tháng tốt để làm vía. Ngày lành tháng tốt đến người con dâu cả trong gia đình đội nón chống gậy cầm ớp khọ đi xin gạo, xin vải của hàng xóm. Số gia đình người con dâu vào xin gạo tương ứng với thứ tự ngày hôm đó. Nếu là ngày mùng 3 cô đi xin gạo vào 3 nhà, ngày mùng 5 sẽ vào 5 nhà. Lúc này, người con dâu không khác gì ăn xin, song dù ít nhiều không quan
trọng, điều quan trọng hơn cả là sự đùm bọc thương yêu nhau của xóm giềng đối với người già.
Cùng lúc đó, người con trai trưởng trong gia đình là chồng cô đi vào rừng tìm cây si mọc ở nơi cao ráo đem về. Trong nghi lễ này không thể thiếu cành si bởi trong đời sống tâm linh của đồng bào Mường hình tượng cây si được tôn vinh như một vị thần có sức sống kỳ diệu. Và theo quan niệm của đồng bào, cây si truyền sức sống mạnh mẽ kỳ diệu cho những người cao tuổi để họ luôn có sức khoẻ không gặp ốm đau bệnh tật sống lâu trăm tuổi.
Đối với người Mường, bữa ăn thường ngày rất đơn giản, đạm bạc, nhưng bất kỳ ngày lễ, Tết hay nhà có công có việc, mâm cỗ được chuẩn bị khá tỉ mỉ. Khi những tia nắng cuối ngày khuất dần sau núi cũng là lúc gia đình tổ chức lễ Mụ Thố. Ngay trong lễ mụ Thố, điều nhận thấy đó là công việc bếp núc cỗ bàn hầu hết do người đàn ông đảm nhận. Đây cũng là thói quen lâu đời của người Mường. Còn người phụ nữ chỉ đảm nhận tiệc chay trong buổi lễ. Đồ xôi, gói bánh, từ hái rau hay ở vóng trong phụ giúp.
Nhận được lời mời họ hàng thân thích, anh em hàng xóm mang theo một gói cơm hoặc một bát gạo, một chai rượu đến với ý nghĩa để góp lễ mời vía người ốm ăn gọi là làm “cấp”.
Cỗ cúng trong ngày lễ mụ Thố thường được sắp đặt 5 mâm. Trên các mâm cúng đều có xôi, rượu, vải, tiền đặt lễ, đồ chay. Thế nhưng trong 5 mâm thờ đó, mỗi mâm thời vị thần khác nhau. Mâm đầu tiên có một cái vai lợn đùi trước, một lá thịt đầu thăm, đĩa muối và bát nước canh. Mâm này dâng lên tổ tiên ông mo. Mâm thứ 2 thờ ông hộ gốc kéo si, bà hộ lộc kéo sang. Hai vị này ngự ở cửa liền đến Nam Chu nơi đình chân vua Pán quán vua trời. Mâm thứ 3 thờ ông Kem cầm sổ trạng, mâm thứ tư thờ vua Pua sang nàng mụ thêm già. Hai vị này ngự tại vòm si hoa, cành si thơm, bờm si ngọt. Mâm thứ năm thờ hai Pua sang nàng mụ, vị này
cũng ngự tại vòm si hoa, cành si thơm, bờm si ngọt. Mâm cỗ đặt thứ tự từ ngoài vào trong ở vị trí trang trọng nhất trên sàn. Bên cạnh các mâm cúng là 1 cái rá đựng cành si và các vật dụng làm lễ khác như cuốc, nón, quần áo.
Trong đời sống tinh thần của đồng bào Mường, thầy Mo có vai trò hết sức quan trọng. Ông là nhân vật có quyền năng thông quan với thế giới thần linh. Vì thế một trong những người không thể thiếu trong lễ mụ Thố là ông Mo. Khi các mâm cỗ đã sắp đặt đầy đủ, thay mặt cho gia đình, thầy mo khăn áo chỉnh tề thắp hương rồi khấn. Phải năm trời không thuận, đất không lành, người già ốm lắm đau nhiều, hôm nay họ hàng con cháu có lòng đức, lòng đạo, lòng thảo, lòng nhân, soạn lên mâm vía lễ mụ thố, cầu mong giữ vía cho người già mạnh khoẻ trở lại, sống xa già lâu cùng con cháu họ hàng”. Sau khi trình bày lý do xong, ông mo tiếp tục khấn để mời mụ thố về. Dân gian tương truyền, nhà mụ trú ở gốc cây si trên trời cao nên thầy mo phải lên trời đi tìm mụ về. Dâng đủ 10 “thông” cơm chay, 10 “thông” cơm rượu. Con cháu ngồi dưới vái lạy mời các thần và mụ thố. Sau đó, thầy Mo gieo quẻ âm dương. Khi công việc thuận lợi, bà mụ xuống chứng giám, ông Mo thay mặt bà mụ đội nón tay cầm mảnh vải viết lên sổ trạng xin được thêm số, thêm phận cho người già đang đau ốm.
Viết sổ trạng xong, người nhà một sợi dây được buộc vào cành si để tiến hành nghi lễ kéo si, đây là nghi lễ quan trọng nhất trong buổi lễ này. Trước khi kéo, ông Mo tiếp tục khấn. Con cháu ở đâu hãy lại đây! Cầm dây kéo cây si dậy. Cho hồn người mạnh mẽ trở lại, để người sống lâu nghìn năm trăm tuổi. Buổi nào cây si đổ, người mới đổ. Chỗ nào cây si héo người mới héo. Con cháu hỡi, con cháu hà, ta cùng kéo cây si dậy! Để cây si mãi chắc gốc bân cành. Để người sống lâu ngàn năm. Để người sống lâu trăm tuổi. Dậy dậy si hỡi! Dậy dậy si hà. Lúc này con cháu cùng xúm vào cùng kéo, mỗi nhịp kéo mọi người lại đồng thanh “hò....hơ” cho đến khi cây si dựng vưng chắc mới thội.
Cây si được dựng lên vững chắc, ai nấy trong gia đình cảm thấy trong lòng thư thái. Người già trong nhà thì cảm thấy yên lòng, yên dạ, tinh thần sảng khoái như được tăng hêm sinh lực. Làm lễ xong ông Mo tuyên bố kéo si đã lành, xanh lá gốc, lá ngọn con cháu hãy cùng mời ông bà uống rượu, ăn uống no say. Con cháu bê mâm cơm vía đến cho người già ăn gọi là ăn lấy vía.
Trong không khí hân hoan của bà con và gia đình làm lễ, ông Mo cho phép mọi người ăn cơm, uống rượu cần để hưởng phúc, hưởng lộc của thần linh. Không ồn ào, náo nhiệt như những lễ hội khác, lễ vía mụ Thố gần gũi với đời sống tâm linh của người Mường. Ngày nay, nghi lễ này vẫn được tổ chức ở khắp các bản mường khi gia đình nào có người già yếu.
4.2. Tập quán hôn nhân của dân tộc Mường
Hôn nhân truyền thống của người Mường cũng tương tự như người Kinh là theo chế độ một vợ một chồng, cũng gồm các bước chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới và đón dâu. Trong quá trình đính hôn, ăn hỏi, cưới gả theo phong tục người Mường, ông mối có vai trò quan trọng, là sứ giả cuộc hôn nhân của đôi trai gái.
Không gian kết hôn của người Mường truyền thống thường giới hạn ở phạm vi trong cùng một bản Mường hoặc một số bản láng giềng.
Tục cưới xin của người Mường gồm các bước: a. Lễ ướm hỏi(kháo thiếng)
Lễ ướm hỏi (dạm ngõ) là thủ tục đầu tiên của một đám cưới người Mường. Khi đôi trai gái đã tâm đầu ý hợp, nhà trai nhờ ông mối sang nhà gái xin ý kiến. Lần này, ông mối đi tay không đến đặt vấn đề, nhà gái chưa trả lời ngay. Thời gian ngắn sau, ông mối lại sang giục, nhà gái bằng lòng thì trả lời cho ông mối biết để nhà trai chuẩn bị hôn lễ, ngay sau đó, ông mối lại đến, mang 02 chai rượu và một đấu chè sang nhà gái làm tin. Ngay hôm đó, nhà gái tổ chức một cuộc vui
nhỏ, nhờ ông mối xem lịch thẻ tre (lịch Sao Đoi - loại lịch truyền thống của người Mường) để chọn ngày giờ (giờ tốt) làm lễ bỏ trầu.
Người Mường chọn ngày cưới kiêng tháng 7, tháng 3 và những ngày cuối tháng. Tháng 7 là tháng mưa ngâu, tháng 3 là tháng rắc hạt và những ngày cuối tháng là ngày cùng tháng tận đều không tốt cho nghi lễ trọng đại nhất của đời người.
b. Lễ bỏ trầu(Ti nòm bánh)
Đến ngày hẹn, ông mối dẫn đầu họ nhà trai (không có chú rể) đến nhà gái mang theo cơi trầu ăn hỏi. Theo tục lệ Mường, nhà gái được quyền thách cưới. Lễ vật gồm một con lợn nặng 20kg, 02 gánh gạo, 120 chiếc bánh chưng, 5 chai rượu, 1 buồng cau, 100 lá trầu. Sau lễ bỏ trầu, nhà trai chuẩn bị ngày cưới chính thức.
Tục thách cưới còn tuỳ thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Ngày trước, bản Mường đã từng chứng kiến những yêu cầu rất lớn của nhà có con gái đẹp đối với nhà trai và thách cưới thường là vòng bạc, trâu bò, ruộng nương, vải.
Nhà gái làm cỗ đón nhà trai, sau khi ăn uống xong, nhà trai đặt vấn đề cưới xin, dự định thời gian cưới chính thức.
c. Lễ đón rể
Đến ngày cưới, đoàn nhà trai do ông mối dẫn đầu mang theo một tạ gạo, 02 con lợn, 10 lít rượu, 100 lá trầu, một buồng cau, vài cây mía. Chú rể gùi một gùi xôi, trên đặt 02 con gà thiến luộc, 02 phù rể đi hai bên, mỗi người gùi một nồi xôi. Sau khi ông mối trao lễ cho nhà gái và nhà gái nhận lễ, chú rể trình diện trước bàn thờ và họ tộc. Đại diện nhà gái khấn rượu để cô dâu và chú rể và hai họ uống chung vò rượu cần. Hết tuần rượu, nhà gái khấn thần rượu, thần đất rồi mọi người ăn cơm. Ăn xong, khách khứa ra về còn chú rể ở lại nhà gái. Sáng hôm sau, chú rể mới về nhà.
Hôn lễ truyền thống của người Mường quy định một vài năm sau mới được đón dâu. Với mục đích cô dâu làm quen dần với công việc bên nhà chồng; mỗi khi đến tết nhất, chàng rể phải đến lễ bố mẹ vợ. Do vậy, trước khi cưới, dâu và rể đi đi về về cả hai nhà.
d. Lễ đón dâu
Nhà trai và nhà gái đều chuẩn bị rất chu đáo cho đám cưới. Người nào trong bản cũng được mời, tùy vào mỗi gia đình mà quy mô đám cưới khác nhau, nhà khá làm đám cưới to, nhà bình thường thì làm vừa phải. Trong đám cưới còn có