Qua nghiên cứu vấn đề FDI và tác động của FDI tới phát triển kinh tế, một số tổ chức và học giả đã bước đầu chú ý đến tác động hai mặt của FDI tới phát triển kinh tế, bao gồm những tác động tích cực và tác động tiêu cực. Đã có không ít luận giải về nguyên nhân của những tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội của nước nhập khẩu FDI từ sựkhông đồng nhất, chưa thuận chiều vềlợi ích của FDI và lợi ích của nước, địa phương nhập khẩu FDI, tuy nhiên nghiên cứu về mối quan hệ giữa bản chất và tác động của FDI chưa được đề cập nhiều. Vì vậy, một trong những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu tiếp là phải nghiên cứu thêm về cơ sở hình thành tácđộng của FDI xuất phát từ bản chất của FDI. Mặc dù cho đến nay đã có không ít ý kiến về bản chất của FDI, song vẫn chưa có sự thống nhất, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, làm rõ thêm mối quan hệ giữa bản chất của FDI với những thay đổi của FDI trong điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển trong bối cảnh mới của thế giới ngày nay.
Mặc dù mục tiêu chủ yếu trong thu hút, sử dụng FDI đối với từng quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương là nhằm đẩy nhanh sự phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, thành tựu trong thu hút FDI có thể không đồng nhất với hiệu quả của FDI. Bên cạnh các yếu tố gây ra ảnh hưởng tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội, còn có rất nhiều nguyên nhân gây khó khăn cho việc phát huy vai trò tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế
- xã hội. Vậy nguyên nhân nào đang là chủ yếu? Vấn đề này cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và chưa thực sự được nghiên cứu làm rõ.
Bên cạnh việc nghiên cứu về FDI và tác động của FDI trên bình diện quốc gia, đã có không ít công trìnhđề cập tới FDI ở phạm vi địa phương cấp
tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều cố gắng tập trung làm rõ tácđộng của FDI đến từng mặt riêng biệt của quá trình phát triển kinh tế- xã hội, vấn đề làm thế nào đểtừng địa phương của Việt Nam có thểvừa thu hút được nhiều vốn FDI, vừa đẩy nhanh phát triển kinh tế- xã hội tổng thể theo hướng bền vững vẫnđang là khoảng trống về khoa học, cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.