Trong giai đoạn 2001- 2005 Hưng Yên đãđạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 12,28%/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2005: Nông nghiệp 30,5%; Công nghiệp, xây dựng 38%; Dịch vụ 31,5%. Thu nhập bình quânđầu người đạt 550 USD. Công nghiệp phát triển nhanh. Giá trị sản xuất tăng bình quân 26,7%/năm. Năm 2005, sản xuất công nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng cao. Giá trị sản xuất công nghiệpước 7.700 tỷ đồng, đạt 100,9% kế hoạch, tăng 30% so cùng kỳ. Xuất khẩu tiếp tục tăng, kim ngạch xuất khẩu đạt 210,4 triệu USD vượt kế hoạch 0,2%, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Đóng góp vào kết quả trên có phần đáng kể của các DN FDI.
Cho đến nay, Hưng Yên đã tiếp nhận 410 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 1.223 triệu USD, trong đó có 160 dự án (chiếm 39% tổng số dự án) đãđi vào hoạt động. Các dự án đầu tư nước ngoài có số lượng là 56 (chiếm 13,66% tổng số dựán) với tổng số vốn đăng ký 225,8 triệu USD (18,46% tổng vốn đầu tư) trong năm 2005 đãđóng góp vào GTSXCN của tỉnh 2.846 tỷ đồng (36,96% tổng GTSXCN), kim ngạch xuất khẩu đạt 98,6 triệu USD (46,86% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh)[32]. Những kết quả tích cực của các DN FDI kể trên xuất phát từ những nguyên nhân: có trìnhđộ công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, có những chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tăng cường năng lực cạnh tranh, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ được mở rộng; nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường trong và ngoài nước như: xe máy, quần áo may sẵn, thép xây dựng, thức ăn gia súc ...
Để phát huy hiệu quả nguồn vốn FDI, Hưng Yên đã chủ trương đặc biệt khuyến khích đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ hiện đại, có khả năng thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển; các dự án sớm có hiệu quả và đóng góp nhiều cho ngân sách; các dự án nuôi trồng, chế biến nông sản thực
phẩm sử dụng nguyên liệu địa phương; các dự án giải quyết nhiều lao động tại chỗ. Tập trung khuyến khích các dự án sử dụng nhiều lao động vào khu vực các huyện phía Nam như các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Cho phép các dự án FDI được hưởng các chính sáchưu đãiđầu tư ở mức tối đa theo các quy định của Chính phủ. Thủ tục cấpưu đãiđầu tư đơn giản, nhanh chóng. Đối với các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh, có thể được tỉnh cho phép hưởng thêm các ưu đãi như: hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo nghề; hỗ trợ một phần kinh phí đền bù, làm hạ tầng,...; tăng thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất [96].
Các chính sách thúc đẩy thu hút FDI vào phát triển công nghiệp đã và đang được thực hiện bao gồm:
Một là, về chính sách đất đai, tạo mặt bằng SXKD. Tỉnh đã giành các vị trí thuận lợi nhất để quy hoạch các KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất làm mặt bằng SXKD. Các thủ tục thuê đất được rút gọn, đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, Ban quản lý các KCN của tỉnh là cơ quan đầu mối tiếp nhận và quản lý các dự án đầu tư vào các KCN hoạt động theo quy chế KCN tập trung, Sở Kế hoạch-Đầu tư có chức năng là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện tiếp nhận các dự án đầu tư vào các khu vực nằm ngoài KCN, phối hợp với các sở, ngành chức năng khác như Sở Xây dựng và các sở quản lý các ngành kinh tế kỹ thuật trong việc thẩm định các dự án đầu tư xin thuê đất của DN; phối hợp cùng Sở Tài nguyên môi trường trong việc thực hiện các thủ tục cho DN thuê đất tạo mặt bằng SXKD một cách thuận lợi nhất.
Hai là, về chính sách hỗ trợ về đào tạo, khoa học công nghệ.Để hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo lao động, tỉnh đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho các dự án dạy nghề. Các dự án dạy nghề đãđược đặc biệt khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt như: mặt bằng, tín dụng, thủ tục…Các trường, các trung tâm dạy nghề công lập của tỉnh cũng được đầu tư xây dựng mới và mở rộng, năng cao chất lượng đào tạo.
Ba là, vềchính sách hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại. Các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, các thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được công khai hóa, doanh nghiệp và công dân có thể dễ dàng tiếp cận. Trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Sở Thương mại đãđược thành lập và đang triển khai hoạt động, hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong tỉnh đang từng bước hoàn thiện và sẵn sàng cung cấp theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân.
Bốn là, thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Trong tiếp nhận dự án đầu tư, khi biết được các nhà đầu tư muốn đầu tư vào những địa phương có môi trường đầu tư thuận lợi, tỉnh đã chỉ đạo các sở ban ngành liên quan phải tinh giản các thủ tục hành chính khi tiếp nhận các dự án đầu tư ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh. Giao cho Sở Kế hoạch-Đầu tư là đầu mối duy nhất tiếp nhận dự án đầu tư ngoài nước, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án, theo dõi xử lý các tranh chấp phát sinh trong hoạt động của DN, kịp thời đề xuất với UBND tỉnh quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền. Rút ngắn thời gian thẩm định cấp phép hoặc chấp thuận dự án đầu tư, chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân lợi dụng việc thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của DN.
Hàng năm tỉnh đều tổ chức các buổi tiếp xúc giữa các DN và các đồng chí lãnhđạo chủ chốt của tỉnh để động viên cổ vũ các DN làm ăn có hiệu quả, thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, kịp thời khen thưởng, tuyên dương các gương tốt đồng thời lắng nghe phản ánh, đề xuất của DN. Về phía DN qua các buổi tiếp xúc, các DN có cơ hội trao đổi thông tin, tạo quan hệ hợp tác và học tập kinh nghiệm của nhau. Các kiến nghị của DN đều được các cơ quan chức năng xem xét, có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Công tác kiểm tra hoạt động của các DN sau đăng ký kinh doanh thực hiện thường xuyên, chấn chỉnh kịp thời những DN chấp hành chưa nghiêm các quy định của Luật Doanh nghiệp.