Bản chất củađầu tưtrực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu ha_quang_tien_la (Trang 40 - 42)

Nghiên cứu nguồn gốc lịch sử của FDI với tư cách là hình thức xuất khẩu tư bản trực tiếp, Lênin đã chỉ ra rằng mặc dù, xuất khẩu tư bản nếu xét về mặt lượng một cách giản đơn thì nóđồng nghĩa với việc làm giảm đi một phần năng lực phát triển, giảm bớt điều kiện tạo việc làm, làm giảm khả năng cải thiện mức sống của nước sở hữu tư bản, nhưng đây chính lại là điều kiện, là cơ hội giúp các nhà tư bản thu được lợi nhuận từ việc đầu tư vào nước khác với mức cao hơn. FDI với tư cách là hình thức của xuất khẩu tư bản có bản chất ăn bám với mức độ cao mà V.I.Lênin gọi là ăn bám “bình phương”, bởi lẽ tư bản được xuất khẩu trực tiếp vốn là kết quả mà các tổ chức độc quyền đã bóc lột được ở trong nước, nhưng lại được sử dụng để làm công cụ đi bóc lột nước ngoài với mức lợi nhuận ngang bằng hoặc cao hơn lợi nhuận độc quyền cao trong nước. Hơn thế nữa, kết quả bóc lột được từ xuất khẩu tư bản không chỉ là nguồn làm giàu trước mắt cho các tổ chức độc quyền, mà còn là nguồn để củng cố địa vị thống trị và điều kiện ổn định cho việc thu lợi nhuận cao của các tổ chức độc quyền trong tương lai, bởi lẽ một phần của lợi nhuận đó còn

được dùng để mua chuộc các tầng lớp lãnhđạo của phong trào công nhân trong nước và tại thuộc địa, tạo ra tầng lớp công nhân quý tộc và thậm chí cả dân tộc thực lợi để phá vỡ phong trào công nhân trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế.

Đối với nước nhập khẩu tư bản, mặc dù FDI có tác động tích cực nhất định đối với thúc đẩy kinh tế, phát triển kỹ thuật, song về hậu quả, trong không ít trường hợp, do năng lực tổng thể của các nước này kém, nên nhân dânở các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột nhiều hơn, các nước này sẽ bị lệ thuộc nhiều hơn về kinh tế, kỹ thuật nước ngoài và dễ dẫn đến bị lệ thuộc về chính trị. “Các nước xuất khẩu tư bản hầu như bao giờ cũng có khả năng thu được một số “khoản lợi” nào đó” [25, tr.459]. Chính đặc điểm này là nhân tố kích thích các nhà tư bản có tiềm lực tích cực hơn trong việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Xuất khẩu tư bản trực tiếp ở thời kỳ cuối thế kỷ 19 đầu 20 tập trung chủ yếu được tập trung vào đầu tư để khai thác, bóc lột thuộc địa. Nói tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quan điểm của Lênin về thực chất công cụ bóc lột của tư bản tài chính nhằm củng cố địa vị thống trị của mình không những trong các nước đế quốc mà cả tại các nước thuộc địa nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn.

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển của hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế và cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho FDI dần trở thành phương thức của các nước phát triển chống lại chủnghĩa bảo hộ mậu dịch thông qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Ngược lại, nguồn vốn FDI cũng được xác định là có vai tròđặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, vì vậy cạnh tranh để thu hút vốn FDI giữa các nước đang phát triển với nhau có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống phân công lao động quốc tế mới không những thúc đẩy hoạt động đầu tư của các chủ thể kinh doanh lớn, các TNCs của các nước phát triển ra nước ngoài, mà còn tạo cơ hội cho các chủ thể kinh doanh nhỏ và vừa ở cả các nước đang phát triển thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong bối cảnh đó, bản chất

thực sự của FDI với tư cách là hình thức xuất khẩu tư bản trực tiếp hầu như ít được đề cập đến, song thực tiễn cho thấy không vì thế mà bản chất đó thay đổi, bởi lẽ chủ thể chủ yếu có vị trí chi phối, quyết định của FDI ngày nay vẫn là các DN lớn tư bản chủ nghĩa với mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận cao. Và nếu như các nhà đầu tư có thể nhận được tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư trong nước cao hơn so với đầu tư ra nước ngoài, thì chắc chắn nước ngoài sẽ không bao giờ là địa điểm để nhà đầu tư lựa chọn. Bản chất của FDI với tư cách là xuất khẩu tư bản trực tiếp là nguyên nhân sâu xa nhất của các tác động tiêu cực của FDI bên cạnh những tác động tích cực đối với nước tiếp nhận FDI.

Một phần của tài liệu ha_quang_tien_la (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w