Hoạt động kinh tế dựa trên cơ sở sử dụng các yếu tố kinh tế bao gồm tư liệu sản xuất và sức lao động để tạo ra sản phẩm thoả mãn các nhu cầu xã hội. Hoạt động kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể thể hiện trìnhđộ chinh phục thiên nhiên của con người với những quan hệ xã hội giữa con người với nhau, vì vậy tìnhđộ phát triển kinh tế thể hiện trìnhđộ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội thông qua sự phát triển của các yếu tố cấu thành chúng cùng với những kết quả mà nền sản xuất xã hội đạt được.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện thông qua trìnhđộ phát triển của tư liệu sản xuất (kỹ thuật công nghệ thủ công, cơ khí hoá, tự động hoá), trìnhđộ phân công lao động xã hội; kết cấu hạ tầng kỹ thuật của sản xuất; số lượng, chất lượng NNL. Sự phát triển của quan hệ sản xuất thể hiện ở những hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, hình thức tổ chức SXKD.
Theo giác độ kết quả của hoạt động kinh tế, trìnhđộ phát triển kinh tế biểu hiện thông qua tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự tăng lên về quy mô, sản lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) thể hiện thông qua sự gia tăng của GDP, GNP hoặc GDP/người, GNP/người.
Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế- xã hội trong một thời kỳ nhất định. Nó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng kinh tế) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế- xã hội ở từng
quốc gia, được biểu hiện là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn ở quốc gia đó.
Việc thu hút, sử dụng và phát huy vai trò của FDI trên địa bàn tỉnh không những phụ thuộc vào trìnhđộ phát triển của nền kinh tế quốc gia nói chung thể hiện ở mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ và tính cạnh tranh của thị trường, mà cònđặc biệt là chịu ảnh hưởng lớn từ trìnhđộ phát triển kinh tế của địa phương nói riêng. Trìnhđộ quản lý vĩ mô kém có thể dẫn tới mất ổn định kinh tế vĩ mô như lạm phát cao, nợ nước ngoài lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, nạn tham nhũng trở thành phổ biến... đây là những nguyên nhân tiềm ẩn cho các cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội và làm tăng mức độ rủi ro cho hoạt động đầu tư, do đó có tác dụng làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Mặc dù cùng nằm trong môi trường vĩ mô chung của quốc gia, song trên địa bàn của từng địa phương cấp tỉnh lại có những khả năng khác nhau về thu hút, sử dụng và phát huy vai trò của FDI. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi và giảm những chi phí phát sinh trong hoạt động đầu tư. Trong những năm gần đây, nhiều địa phương của Việt Nam đã chú trọng đến đầu tư phát triển cả về cơ sở hạ tầng cứng (giao thông vận tải, sân bay, cảng, viễn thông...) và cơ sở hạ tầng mềm (chất lượng các dịch vụ về lao động, tài chính, công nghệ...) thông qua các dự án ODA và vay nợ nước ngoài. Tuy nhiên, do những hạn chế về nguồn tài chính và trìnhđộ xuất phát thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng nước ta mặc dù đã có bước phát triển quan trọng nhưng chưa thể phát triển đồng đều mà vẫn thường tập trung ở một số vùng, những trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Do vậy, các địa phương, tỉnh thành xa các trung tâm lớn, nơi hệ thống kết cấu hạ tầng chưa phát triển đồng bộ, thuận tiện, vẫn đang phải đối mặt với tình trạng khó thu hút vốn FDI, từ đó khó có thể hy vọng sử dụng tác động của FDI để đẩy nhanh phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh.
Thị trường của nước chủ nhà có tính cạnh tranh cao thì sẽ giảm được các rào cản cho nhà đầu tư nước ngoài, vì các nhàđầu tư nước ngoài tự do lựa
chọn các lĩnh vực đầu tư mà không bị chi phối bởi tính độc quyền của thị trường. Các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mạnh giữa FDI và quy mô cũng như tốc độ phát triển thị trường…
Hiện nay, chúng ta vẫn thừa nhận rằng nền kinh tế nước ta đang ở trình độ phát triển thấp, nhân tố hấp dẫn trong thu hút đầu tư là nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và tiền lương trả cho lao động Việt Nam rẻ, lợi thế này sẽ mất dần trong tương lai khi nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm dần và khi trìnhđộ lực lượng sản xuất phát triển. FDI vào nước ta trong thời gian qua mới tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất thu hút nhiều lao động có tay nghề thấp với công nghệ chủ yếu ở mức trung bình và lạc hậu. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thời gian tới chúng ta cần không ngừng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, đổi mới đào tạo nhân lực, cải cách thể chế nhằm từng bước tạo thuận lợi thu hút các dự án FDI vào các ngành công nghệ cao.