Các bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Toan van luan an_ NCS Dao Phuong Anh (Trang 36 - 38)

8. Cấu trúc luận án

1.2.3. Các bài học kinh nghiệm

Trong bốn VĐX nêu trên, London và Seoul đã thực hiện thành công chính sách VĐX; Bắc Kinh đang nỗ lực để cứu vãn còn Tokyo là ví dụ điển hình cho sự thất bại khi áp dụng. Thông qua việc nghiên cứu tổng quan tổ chức không gian ở điểm DCNT trong VĐX trên thế giới, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

a. Chính sách kiểm soát phát triển

Ngoài mục tiêu chính, VĐX cũng có thêm một số mục tiêu như thúc đẩy phát triển nông nghiệp địa phương, quảng bá du lịch nông thôn, bảo vệ môi trường, bảo tồn các di sản văn hóa... Do đó, đòi hỏi phải có sự tham gia phối hợp

của các bộ, ban ngành trong chính phủ. Một cấu trúc thiết lập và quản lý lồng ghép trách nhiệm sẽ đem lại hiệu quả cao cho vấn đề môi trường, nông nghiệp, nông thôn, vốn thường có ít giá trị cạnh tranh trong xã hội.

Thành công của VĐX London khiến các nhà quy hoạch cho rằng chính sách VĐX có thể được áp dụng tại bất cứ thành phố nào[64]. VĐX Tokyo đã sử dụng gần như nguyên bản chính sách VĐX London, bất chấp việc cải cách ruộng đất đã tái định hình xã hội Nhật Bản thời kỳ đó và dẫn đến thất bại nhanh chóng. Rõ ràng, các chính sách thực hiện VĐX đòi hỏi một sự thích nghi với hiện trạng địa phương, điều kiện văn hóa lịch sử và hệ thống dân cư ở trong đó [80].

Các điểm DCNT trong VĐX trên thế giới luôn có các quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn, và các biện pháp kiểm soát phát triển làm cơ sở cho quá trình quản lý thực hiện sau này. Về các tiêu chuẩn, do điểm DCNT cần là bộ phận chức năng bền vững của VĐX, nên cần phải có các tiêu chuẩn cao hơn khi thiết lập. Các tiêu chuẩn thông thường áp dụng cho điểm DCNT trong VĐX bao gồm: mật độ xây dựng tối đa, tỷ lệ không gian xanh tối thiểu, tầng cao tối đa… Về kiểm soát phát triển, thông thường bao gồm các chính sách: thiết lập ranh giới phát triển cho các điểm DCNT trong VĐX, loại bỏ những điểm DCNT không phù hợp, quy định các hoạt động phát triển được phép hoặc cấm phát triển hoàn toàn…

b. Tăng khả năng tiếp cận

Một trong những ưu điểm của VĐX là tính mở của nó. Khi VĐX cung cấp một không gian xanh trong lành, cảnh quan đẹp, những địa chỉ vui chơi giải trí cuối tuần thì việc khuyến khích khả năng tiếp cận về mặt vật lý và kinh tế là điều quan trọng. Điều này cũng góp phần phát triển kinh tế, tạo thêm thu nhập cho người dân sống trong VĐX.

c. Tổ chức không gian ở điểm dân cư nông thôn

Tại các VĐX trên thế giới, việc xây dựng mới các điểm DCNT là không được phép. Việc tổ chức không gian ở tại các điểm DCNT thực chất là việc cải tạo các không gian chức năng để các điểm DCNT duy trì được cấu trúc nông thôn truyền thống, nâng cao điều kiện sống, cải thiện sinh kế cho người dân và góp phần đưa điểm DCNT trở thành bộ phận chức năng bền vững của VĐX.

d. Tổ chức kiến trúc nhà ở tại các điểm dân cư nông thôn

Trong VĐX trên thế giới, thông thường nhà ở xây mới chỉ được chấp nhận một số lượng rất nhỏ, còn lại là các hoạt động mở rộng, cải tạo hoặc thay thế đối với nhà ở hiện trạng. Chỉ tiêu cho phép mở rộng, thay thế hay xây mới nhà ở rất khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện hiện trạng, bản sắc kiến trúc truyền thống của từng VĐX trên thế giới.

Hình 1.8: Địa giới hành chính các huyện tiến hành khảo sát

Địa giới hành chính các huyện tiến hành khảo sát

Địa giới hành chính các huyện trong hành lang xanh

Một phần của tài liệu Toan van luan an_ NCS Dao Phuong Anh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w