8. Cấu trúc luận án
2.3.5. Yếu tố tác động của khu vực hành lang xanh
Theo đồ án QHC xây dựng thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050, HLX Hà Nội bao gồm khu vực bảo tồn và khu vực phát triển dựa trên bảo tồn. Trong đó, khu vực bảo tồn bao gồm các di sản tự nhiên; các di sản văn hóa; diện tích đất nông nghiệp. Khu vực phát triển cân bằng dựa trên bảo tồn là khu vực nông thôn sinh thái[58].
Tuy nhiên, trên thực tế, khu vực phát triển dựa trên bảo tồn trong HLX Hà Nội gồm nhiều khu vực chức năng khác vô cùng phức tạp: Hệ thống điểm dân cư nông thôn; Khu du lịch sinh thái, khu thể thao vui chơi giải trí; Các khu đô thị hiện hữu; Các khu, cụm công nghiệp và các cụm công nghiệp làng nghề; Các công trình đầu mối, các công trình công cộng ngoài quản lý của đô thị (hình 2.11).
Hành lang xanh theo quy hoạch Hà
Nội đến 2030 [58]
Các khu vực chức năng hiện trạng trong hành lang xanh Hà Nội
Theo định hướng QHC xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, sẽ có khoảng 64,3% diện tích HLX được bảo tồn cho mục đích lâm nghiệp, nông nghiệp, cây xanh mặt nước [58]. Theo đó, khu vực phát triển dựa trên bảo tồn sẽ chiếm tới 35,7%. Tuy nhiên, riêng diện tích xây dựng trong khu vực đã là 30%. Đây là tỷ lệ khá cao so với các khu vực VĐX khác trên thế giới (VĐX London 8%, VĐX Seoul 5%).
Hơn nữa, dưới tác động của ĐTH, ngày càng có nhiều diện tích đất nông nghiệp trong HLX bị chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp [57]. Thực tế cho thấy, diện tích xây dựng điểm DCNT đã tăng từ 9,6% năm 2009 [58] lên
15,2% năm 2016 (số liệu khảo sát); khiến tổng diện tích xây dựng trong HLX đến dự kiến đến 2030 đạt tối thiểu 41,3%. Vấn đề diện tích xây dựng quá lớn và không ngừng mở rộng tự phát tác động nghiêm trọng tới tính khả thi của HLX Hà Nội. Do đó, để duy trì và phát triển khu vực HLX cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Duy trì, cải tạo, mở rộng đối với khu vực “xanh” tự nhiên, khu vực đồng ruộng, các di sản văn hóa.
- Thiết lập ranh giới, đề xuất các biện pháp hạn chế phát triển, thậm trí di dời đối với các khu đô thị hiện hữu; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề; các công trình đầu mối và công cộng ngoài quản lý đô thị. Quỹ đất sau khi di dời sẽ được tái sử dụng để phát triển thêm các không gian xanh công cộng cho khu vực.
- Quản lý sự phát triển tự phát, tổ chức không gian ở để đảm bảo hệ thống điểm DCNT trở thành bộ phận chức năng bền vững của khu vực HLX.
Bảng 2.9: Sử dụng đất trong hành lang xanh Hà Nội đến 2030 [58]
Khu vực Tỷ lệ (%) Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Khu vực bảo tồn 64,3 Đất nông nghiệp 95.045 46,2 Đất lâm nghiệp 17.646 8,6 Mặt nước 16.408 8
Cây xanh đặc biệt 3000 1,5
Khu vực phát triển dựa
trên bảo tồn 35,7 Đất xây dựng điểm DCNT 21.661 10,5 Đất xây dựng khác trong HLX 36.216 17,6 Du lịch nghỉ dưỡng 4000 1,9 Đất chưa sử dụng và đất khác 11.697 5,7
c. So sánh điểm dân cư nông thôn trong hành lang xanh và điểm dân cư nông thôn thông thường
Dưới tác động của quá trình ĐTH, CNH như hiện nay, các điểm DCNT cần được quy hoạch phát triển theo hướng điểm DCNT nông thôn mới nhằm đóng góp và sự phát triển kinh tế chung của địa phương, nâng cao điều kiện sống và sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, đối với các điểm DCNT trong HLX Hà Nội, ngoài việc đạt được mục tiêu như trên còn cần trở thành bộ phận chức năng bền
vững, bổ sung tính chất xanh cũng như tạo nên giá trị bản sắc cho khu vực. Do đó, không gian ở điểm DCNT trong HLX và điểm DCNT thông thường sẽ có những điểm khác biệt cơ bản (bảng 2.10).
Bảng 2.10: So sánh điểm dân cư nông thôn thông thường và điểm dân cư nông thôn trong hành lang xanh
Nội dung Điểm DCNT thông thường Điểm DCNT trong HLX
Mục tiêu phát triển
- Nâng cao điều kiện sống, sản xuất
- Đóng góp phát triển kinh tế chung
- Khu chức năng bền vững của HLX (xanh, mật độ thấp, môi trường sinh thái, không bị đô thị hóa)
- Tạo lập giá trị bản sắc cho HLX và đô thị Hà Nội
- Nâng cao điều kiện sống, sản xuất
- Đóng góp phát triển kinh tế chung
Dân số - Cho phép tăng dân số - Kiểm soát, giảm dân số
Đô thị hóa - Cho phép đô thị hóa - Không được phép đô thị hóa
Mật độ xây
dựng - Cao, có xu hướng tăng - Giảm để đạt mật độ thấp
Quy mô, cấu trúc
- Không quy định quy mô, có thể chuyển đổi sang đơn vị ở
- Quy mô vừa phải, phù hợp cấu trúc truyền thống
Phát triển
mở rộng - Mở rộng theo mức độ tăng dân số - Không mở rộng
Tầng cao - Có thể lên tới 3-5 tầng - Thấp tầng
Sản xuất - Gắn liền công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
- Sản xuất đề cao tính chất và đặc trưng địa phương
- Phục vụ trực tiếp cho đô thị
Liên kết
với đô thị - Tùy thuộc khả năng điểm DCNT -Liên kết chặt chẽvới đô thị
Không gian
xanh - Tương đối thấp - Tỷ lệ không gian xanh, mặt nước cao, chất lượng Các loại hình được phép phát triển - Không quy định
- Quy định nghiêm ngặt đối với các loại hình phát triển bị cấm, không khuyến khích
Khuôn viên ở
- Đa dạng, phổ biến nhà chia lô diện tích nhỏ, sâu, hẹp ngang
- Có tiêu chí không chế diện tích tối thiểu, mật độ xây dựng tối đa
2.3.6. Một số chỉ tiêu áp dụng cho không gian ở điểm dân cư nông thôn
Mật độ xây dựng: Mật độ xây dựng tại các điểm DCNT trong VĐX, HLX trên thế giới vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung rằng, mật độ xây dựng càng thấp, tỷ lệ thành công của mô hình HLX, VĐX càng cao.
Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu mật độ xây dựng tham khảo
Địa điểm Diện tích xây dựng Mật độ xây dựng tối đa
Chỉ tiêu Nguồn Chỉ tiêu Nguồn
VĐX London (năm 2001)8% [105] 9 nhà/ha [71]
VĐX Seoul (năm 1989)5% [83] 10 nhà/ha [64]
VĐX Tokyo (năm 1987)38% [103] 20 nhà/ha [130]
HLX Hà Nội Năm 2015
32,4% Số liệu khảo sát 20 nhà/ha Số liệu khảo sát
Tỷ lệ không gian xanh công cộng: Các nghiên cứu về tổ chức không gian xanh công cộng (public green space) ngày càng nhận được nhiều mối quan tâm từ cộng đồng do các lợi ích to lớn về môi trường tự nhiên, hệ sinh thái, cảnh quan và sức khỏe cho người dân. Bảng 2.12 thống kê một số chỉ tiêu mật độ không gian xanh tại các điểm DCNT trên thế giới và ở Việt Nam.
Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu mật độ không gian xanh tham khảo TT Điểm dân cư nông thôn (mChỉ tiêu 2/người) Tỷ trọng(%) Nguồn
1 Điểm dân cư nông thôn theoquy chuẩn QHXDNT ≥ 2 ≥ 5 [4]
2 Làng sinh thái sản xuất nông nghiệp 6 15 [31]
3
Smart growth guidelines for sustainable design and development, a project of the U.S, 2009
- 25-35 [123]
4 Theo định hướng quy hoạchchung xây dựng thủ đô Hà Nội đến 2030
5 6,7 [58]
Chiều cao trung bình của cây xanh của Hà Nội: Cây xanh đường phố Hà Nội chủ yếu bao gồm các loại sau đây: Xà cừ; Muồng; Bằng lăng; Phượng; Sữa; Bàng; Chẹo; Sấu. Các cây có đường kính thân từ 20-40cm, chiều cao khoảng từ 8-10m, tán đẹp tạo cảnh quan và môi trường tốt [41].
Chỉ tiêu diện tích đất ở (diện tích khuôn viên/hộ gia đình): Một số chỉ tiêu về diện tích đất ở tham khảo được trình bày trong bảng 2.13:
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu về diện tích đất ở tham khảo TT Cơ sở
pháp lý
Cơ sở
khoa học Cơ sở thực tiễn
Chỉ tiêu đất ở m2/người Chỉ tiêu đất ở m2/hộ 4 người 1 [4] ≥ 25 ≥ 10 0* 2 [5] 40-50 160-200* 3 [58] 64,7 258.8* 4 [31] 60-100 240-400* 5 [32] 100-110 400-440* 6 [33] 350 7 [16] 336 8 [60] 300 9 [10] 200-350 10 [58] 71,7 286.8* 11 Số liệu khảo sát 313
(*): là giá trị quy đổi từ chỉ tiêu m2/người
Mật độ xây dựng trong khuôn viên ở: Do nhà ở nông thôn trong HLX phải đảm bảo mật độ xây dựng thấp, nhường phần lớn diện tích cho cây xanh, mặt nước nên mật độ xây dựng trong khuôn viên hộ gia đình chỉ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ. Bảng 2.14 liệt kê một số mật độ xây dựng trong khuôn viên tại các điểm DCNT trên thế giới
Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu tham khảo về mật độ xây dựng tối đa trong khuôn viên nhà ở nông thôn
TT Nhà ở nông thôn Mật độ xây dựng tối đa Nguồn
1 Nhà ở nông thôn ở Malaysia 30% [118]
2 Nhà ở nông thôn tại quận Manwatu,
New Zealand 35% [102]
3 Nhà ở nông thôn tại Hong Kong 30% [111] 4 Nhà ở nông thôn tại vùng Cairns, Úc 20% [73]
2.3.7. Yếu tố phân loại điểm dân cư nông thôn trong hành lang xanh a. Phân loại điểm dân cư nông thôn
Phân loại điểm DCNT theo mức độ khoảng cách với đô thị:
-Điểm DCNT gần khu vực đô thị: bị tác động mạnh của ĐTH, quy mô diện tích lớn, mật độ dân số và xây dựng cao, không gian xanh bị thu hẹp, lấn chiếm tối đa, cấu trúc truyền thống ít nhiều bị phá vỡ.
- Điểm DCNT xa khu vực đô thị: cách đô thị khoảng 15km, ít bị tác động của ĐTH, có môi trường sinh thái tương đối tốt, không gian xanh bị thu hẹp nhưng vẫn giữ gìn được các cây xanh lâu năm.
Phân loại điểm DCNT theo chức năng sản xuất: - Điểm DCNT sản xuất nông nghiệp - Điểm DCNT sản xuất thủ công nghiệp - Điểm DCNT phát triển du lịch
Phân loại điểm DCNT theo giá trị văn hóa:
- Điểm DCNT có giá trị văn hóa cần bảo tồn
- Điểm DCNT không có giá trị văn hóa cần bảo tồn
Phân loại điểm DCNT theo mức độ phù hợp với tính chất khu vực HLX - Điểm DCNT phù hợp với tính chất HLX
- Điểm DCNT có thể cải tạo để trở nên phù hợp với tính chất HLX - Điểm DCNT khó cải tạo để trở nên phù hợp với tính chất HLX
b. Phân loại nhà ở nông thôn
Phân loại nhà ở nông thôn theo thời gian:
- Nhà ở nông thôn truyền thống
- Nhà ở nông thôn cải tạo
- Nhà ở nông thôn xây mới
Phân loại nhà ở nông thôn theo loại hình nghề nghiệp:
- Nhà ở của hộ sản xuất nông nghiệp
- Nhà ở của hộ sản xuất thủ công nghiệp
- Nhà ở của hộ kinh doanh dịch vụ thương mại
Phân loại theo mức độ phù hợp với tính chất khu vực HLX:
- Nhà ở nông thôn phù hợp với tính chất HLX
- Nhà ở nông thôn có thể cải tạo để trở nên phù hợp với tính chất HLX