*Theo lĩnh vực đầu tư:
Hình 2.5: Thu hút FDI theo lĩnh vực đầu tư
(Nguồn: Sở Kế hoạch – Đầu tư Hải Phòng )
- Năm 2006 thu hút FDI ở Hải Phòng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp với 29 dự án, chiếm 78,4% số dự án, lĩnh vực dịch vụ và bất động sản chiếm tỷ trọng bằng nhau 8,1%. Thương mại 2 dự án, chiếm 5,4%.
- Từ năm 2007 đến năm 2009, vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp giảm xuống bình quân mỗi năm khoảng 10%, trong khi số dự án về dịch vụ lại có xu hướng tăng nhanh đáng kể, năm 2009 tăng 6 lần so với năm 2006.
(chiếm 50%) và thương mại chiếm 35% về số dự án và 5,1% về số vốn đầu tư; lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ lệ nhỏ 8,2%.
- Năm 2014: lĩnh vực đầu tư về sản xuất công nghiệp chiếm đa số với 22 dự án (73,3%), nhưng lĩnh vực đầu tư về cơ sở hạ tầng lại chiếm ưu thế về vốn đầu tư vốn đầu tư với số vốn 321 triệu USD của dự án đầu tư Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng. Sau đó là các dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và thương mại - dịch vụ chiếm 26,7%, với số vốn đầu tư lần lượt là 20,6 triệu USD (chiếm 3,36% tổng vốn FDI đăng ký mới năm 2011) và 4,05 triệu USD (chiếm 0,66% tổng vốn FDI đăng ký mới năm 2011)
- Năm 2015: các dự án cấp mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp với 64,1% về số dự án và 98,9% về số vốn đầu tư (25 dự án với số vốn đầu tư
1.106,6 triệu USD), cơ bản đáp ứng yêu cầu về chất lượng và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố. Các dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ nhỏ: dự án thương mại chiếm 17,9% về số dự án (07 dự án) và 0,6% về số vốn đầu tư (7,4 triệu USD); dự án dịch vụ chiếm 17,6% về số dự án (07 dự án) và 0,4% về số vốn đầu tư (5,1triệu USD)
*Theo đối tác đầu tư:
Các nhà đầu tư FDI tại Hải Phòng đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó đứng đầu về quy mô đầu tư là Nhật Bản (chiếm 37,7% tổng vốn đầu tư), Hàn Quốc (chiếm 26,8% tổng vốn đầu tư). Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào khu công nghiệp, khu kinh tế của thành phố. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 85,5% tổng vốn đầu tư. Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư chủ yếu vẫn đến từ các quốc gia Châu Á, chiếm 82% số vốn đầu tư và 70% số dự án; tỷ trọng các nguồn vốn đến từ khu vực tiềm năng và phát triển là Tây Âu và Mỹ chưa nhiều, chỉ chiếm 12,3% về số vốn và 28% số dự án.
Hải Phòng cũng khá thành công trong việc thu hút FDI của các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới như: GE (Mỹ), Bridgestones, LG, Hyudai, Mibeak (Hàn Quốc), Toyota Gosei, Nomura, Kyocera, Kyocera Mita, Hitachi Zosen (Nhật), Foxcom, Chinfon (Đài Loan), Lion, Semcorp (Singapore)…
Những tập đoàn này không những tạo ra sản phẩm công nghệ cao, mà còn có sức lôi cuốn các nhà đầu tư tiềm năng. [28]
- Năm 2015: có 12 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Hải Phòng. Mỹ là quốc gia dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 259,4 triệu USD, chiếm 31,61% tổng vốn đầu tư vào Hải Phòng và đứng thứ 9 về số dự án; Hồng Kông đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 235 triệu USD, chiếm 28,64% tổng vốn đầu tư vào Hải Phòng và đứng thứ 2 về số dự án. Nhật Bản đứng vị trí thứ ba với tổng số vốn đầu tư 152,8 triệu USD, chiếm 18,62% tổng vốn đầu tư vào Hải Phòng và đứng thứ 1 về số dự án.
* Theo hình thức đầu tư:
Hình 2.6: Thu hút FDI ở Hải Phòng theo hình thức đầu tư
(Nguồn: Sở Kế hoạch – Đầu tư Hải Phòng)
- Năm 2010 hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 68,3% về số dự án, hình thức liên doanh chiếm 26,8%, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 4,9% số dự án được cấp phép đầu tư.
- Năm 2012 hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài tăng lên 10%, chiếm 78,3% về số dự án và 74,9% về số vốn đầu tư; trong khi hình thức liên doanh giảm 10%, chiếm 10,9% về số dự án và 16,8% về số vốn đầu tư; hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh tăng gấp 2 lần năm 2010, chiếm10,9% về số dự án và 0,3% về số vốn đầu tư.
với năm 2012; trong khi hình thức liên doanh lại tăng lên 28%, chiếm 38,9% về số dự án và 62,7% về số vốn đầu tư; hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giảm mạnh xuống còn 5,5% về số dự án và 1,3% về số vốn đầu tư.
- Năm 2014 hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài lại theo xu hướng tăng liên tục, tăng 20% so với năm 2013 và tăng lên khoảng 27% vào năm 2015.
- Năm 2015 trong số các dự án FDI cấp mới, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn chiếm đa số, đạt 82,05% về số dự án (32 dự án) và 99,7% về số vốn đầu tư (1.116,88 triệu USD); hình thức liên doanh chiếm 12,85% về số dự án và 0,18% về số vốn đầu tư; hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 5,1% về số dự án (02 dự án) và 0,02% về số vốn đầu tư (0,26 triệu USD).
2.2.3. Những đóng góp của FDI vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hải Phòng và những hạn chế