nhà đầu tư về thông tin cụ thể của các dự án đầu tư
Sự cạnh tranh để thu hút FDI sẽ trở nên gay gắt hơn, nhất là trong thời kỳ vốn FDI của thế giới sụt giảm. Vì vậy, quốc gia nào, địa phương nào làm tốt công tác xúc tiến đầu tư thì sẽ không bị ảnh hưởng lớn đến việc thu hút FDI. Cần xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong nước lẫn đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhằm tạo ra sự đồng bộ và phối hợp nâng cao hiệu quả giữa các hoạt động này.
động xúc tiến đầu tư. Sự chuyển biến về nhận thức đó được thể hiện thông qua việc thường xuyên sửa đổi, bổ sung chính sách theo hướng khuyến khích đầu tư, đồng thời bằng nhiều phương thức khác nhau để cung cấp thông tin, tuyên truyền, quảng bá về thành phố với các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các phương tiện như: các website của UBND thành phố và các sở, ban, ngành, sách, đĩa DVD, CD bằng nhiều tiếng nước ngoài.
Nội dung của xúc tiến đầu tư phải bao gồm các giải pháp tiếp thị tổng hợp về chiến lược, định hướng đầu tư, các quy hoạch, giá phí và các ưu đãi đầu tư. Hoạt động xúc tiến đầu tư cần làm nổi bật các lợi thế so sánh của Hải Phòng, đồng thời cũng nêu ra các bất lợi và các giải pháp để khắc phục những bất lợi đó, giúp cho các nhà đầu tư nhận biết đúng cơ hội và những lợi ích họ sẽ thu được. Do vậy, cần hình thành Chiến lược xúc tiến đầu tư nhằm tiến hành các hoạt động xúc tiến để nâng cao chất lượng hoạt động FDI tại thành phố. Trong chiến lược đó cần phải xây dựng hình ảnh và môi trường đầu tư để quảng bá rộng rãi ở các nước trong khu vực và trên thế giới, sử dụng các phương tiện khác nhau như hội thảo, tiếp thị, tiếp cận các nhà đầu tư lớn, thôn qua mạng Internet, hình thành các tổ chức xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp để thực hiện chiến lược đó.
Thực thi phương thức xúc tiến đầu tư có hiệu quả nhất là tạo môi trường thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đang thực hiện dự án FDI ở thành phố, khi gặp khó khăn trong việc triển khai dự án thì các cơ quan nhà nước tìm cách giúp đỡ họ khắc phục, để đảm bảo kinh doanh thuận lợi và có hiệu quả. Tác dụng lan tỏa của các nhà đầu tư đang hoạt động đối với các nhà đầu tư tiềm năng lớn hơn nhiều so với bất kỳ cuộc vận động đầu tư nào. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý nhà nước đối với FDI cần chuyển hướng hoạt động của mình vào công tác trọng tâm là hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện đúng pháp luật và giúp đỡ họ giải quyết các vướng mắc trong kinh doanh.
Hải Phòng cần xây dựng quan hệ thân thiện với các nhà đầu tư hiện có: đảm bảo môi trường an ninh tốt và tạo lòng tin đối với cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư bằng cách định kỳ tổ chức gặp mặt giữa lãnh đạo thành phố và các nhà
đầu tư để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đồng thời tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc. Thiết lập đường dây nóng và đặt hòm thư góp ý kiến tại trụ sở các cơ quan công quyền. Kiên quyết bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của các doanh nghiệp khi đầu tư vào địa bàn. Kịp thời biểu dương những doanh nghiệp sớm triển khai dự án và đảm bảo thực hiện đúng tiến độ cam kết. Có thể có hình thức khen thưởng đối với những doanh nghiệp có tiến độ thực hiện dự án nhanh hơn so với cam kết. Nâng cao hình thức thi đua khen thưởng một số doanh nghiệp có thành tích xuất sắc đầu tư với vốn lớn đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đóng góp nhiều cho ngân sách.
Hải Phòng đã tiến hành thành lập các đơn vị, tổ chức nhằm thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch như: Ban Hội nhập kinh tế quốc tế, các Trung tâm xúc tiến đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm xúc tiến Thương mại của Sở Công thương và Trung tâm Thông tin và phát triển đối ngoại của Sở Ngoại vụ, Trung tâm xúc tiến du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…
Chủ động xây dựng chương trình xúc tiến hàng năm, tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư tại các nước có tiềm năng lớn, các đối tác chiến lược của Việt Nam như: Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và một số nước Asean. Thành phố thường xuyên kết hợp với các Bộ, ngành Trung ương và thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để triển khai các hoạt động xúc tiến tại nước ngoài. Thành phố tổ chức các buổi gặp mặt lãnh đạo thành phố, các sở ngành liên quan đến thu hút đầu tư nước ngoài với các Đại sứ và Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước trước khi sang nhận nhiệm vụ để trao đổi thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hải Phòng.
Trên thực tế, nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc tiếp cận, nắm bắt các chính sách pháp luật và các thủ tục hành chính về đầu tư, thành phố Hải Phòng đã biên soạn cuốn tài liệu hướng dẫn một số thủ tục hành chính cơ bản có liên quan để gửi tới các nhà đầu tư đến tìm hiểu môi trường đầu tư của
thành phố.Bên cạnh đó, cổng thông tin điện tử doanh nghiệp của thành phố đã đi vào hoạt động, để doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh trực tuyến và tra cứu cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp tại Hải Phòng. Cùng với cải cách hành chính được triển khai khá quyết liệt, Hải Phòng đang hướng tới việc xây dựng "chính phủ điện tử", điều hành qua mạng, phát triển thương mại điện tử, phát huy vai trò của cổng thông tin điện tử...