Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng đến năm 2020

Một phần của tài liệu hoan_thien_moi_truong_dau_tu_nham_tang_cuong_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_o_hai_phong (Trang 73 - 75)

năm 2020

Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV dự kiến một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng đến năm 2020 có tốc độ tăng trưởng GDP đạt từ 10% - 11%, thu nhập bình quân đầu người đạt 5.000USD/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD vào năm 2020.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng đến năm 2020

Chỉ tiêu Đ.v. tính 2010 2015 2020

Tỷ trọng GDP so với cả nước % 4,3 5-6 7-8

Tăng trưởng GDP bình quân % 11,5 13,5 10-11

GDP bình quân đầu người USD 1800 3000 5000

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK % 23-24 19 20-22

Cơ cấu kinh tế :

+ Công nghiệp, xây dựng % 40 37 34-36

+ Nông nghiệp % 8,54 5 3-4

+ Dịch vụ % 51 58 62

Tỷ trọng dân số đô thị % 39,4 42,5 48,8

Tổng vốn đầu tư phát triển Tỷ đồng 90.000 180.000 200.000

Thu ngân sách trên địa bàn % 7-9 10 10-11

Tổng lượng hàng qua cảng (cả năm) Triệu tấn 35 55-56 50-58 Dân số toàn thành phố Triệu người 1,978 2400

Tỷ lệ tằn dân số tự nhiên % 1 1

Lao động trong các ngành kinh tế Ngàn LĐ 1030 1135 1140

(Nguồn: Sở Kế hoạch – Đầu tư Hải Phòng)

Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nêu trên, Hải Phòng cần khai thác nhiều nguồn lực, trong đó có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu vốn của Hải Phòng giai đoạn 2016- 2020

(Đơn vị tính: tỷ VNĐ)

Chỉ tiêu 2016 - 2020

Tổng nhu cầu vốn đầu tư 520.000

Vốn ngân sách 156.000

Vốn của doanh nghiệp trong nước 210.000

Vốn vay tín dụng 50.000

Vốn FDI 104.000

(Nguồn: Sở Kế hoạch – Đầu tư Hải Phòng) Giai đoạn 2016 – 2020, để đạt được

các mục tiêu kinh tế - xã hội, thành phố cần thu hút khoảng 520 nghìn tỷ đồng, tương đương 26 tỷ USD, trong đó nguồn vốn FDI sẽ là 104 nghìn tỷ đồng, chiểm gần 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

3.1.2.2 Phương hướng thu hút FDI ở Hải Phòng

+ Về quy mô phát triển: nhu cầu và khả năng thu hút vốn đầu tư nước

ngoài đến năm 2020 của Hải Phòng là rất lớn. Chính vì vậy, lãnh đạo thành phố chủ trương khai thác tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, nhằm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, không tự giới hạn những tính toán từ dự bào mà tùy thuộc tình hình biến động của thế giới và trong nước, thành phố sẽ tranh thủ mọi cơ hội thu hút ngày càng nhiều vốn FDI để Hải Phòng có thể phát triển nhanh và bền vững.

+Về cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực: để ưu tiên lựa chọn các ngành, lĩnh vực

thu hút FDI theo các mục tiêu nêu trên, một mặt cần khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, mặt khác chú trọng ưu tiên thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, như các ngành hóa dầu, chế tạo, sản xuất linh kiện điện tử, cơ khí chế tạo, bưu chính viễn thông.

+ Định hướng về thị trường và đối tác: Các đối tác chiến lược của Hải Phòng chủ yếu đến từ các nước khu vực Châu Á, các nước công nghiệp phát triển, trong đó có G7. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch – Đầu tư thành phố, Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư lớn nhất tại Hải Phòng, do đó trong giai đoạn tới cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp Nhật bản hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phố cần tập trung thu hút vốn FDI của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế từ các nước có nền công nghiệp phát triển ở Mỹ, Canada, và Tây Âu nhằm phát triển khu vực kinh tế FDI lên tầm cao mới, để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.

Một phần của tài liệu hoan_thien_moi_truong_dau_tu_nham_tang_cuong_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_o_hai_phong (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w