Đa giác Willis được bác sĩ Thomas Willis, người Anh, mô tả đầu tiên năm 1664, là đường động mạch nối tuẩn hoàn trước gồm động mạch cảnh trong, động mạch não trước và động mạch thông trước với tuần hoàn sau, gồm động mạch thông sau, đoạn P1 của động mạch não sau, và động mạch thân nền. Chỉ 20-25% cá thể có đa giác Willis hoàn chỉnh. Các nghiên cứu giải phẫu học ghi nhận không có động mạch thông trước trong 1% các trường hợp, không có hoặc thiểu sản đoạn gần (A1) động mạch não trước ở 10%, và không có hoặc thiểu sản một động mạch thông sau trong 30% trường hợp. Phần lớn đa giác Willis nằm trên lều tiểu não, nhưng phần gần của động mạch não sau nằm dưới lều tiểu não. Các tổn thương choán chỗ hoặc các bệnh lý làm thay đổi áp lực ở bất kỳ tầng nào cũng đều có thể làm thay đổi hiệu quả dòng chảy bàng hệ của đa giác Willis. [14]
Các biến thể của đa giác Willis rất khác nhau, phổ biến là mất đối xứng, thiếu một hoặc nhiều thành phần. Những biến thể này có thể tạo những dạng thiếu máu, nhồi máu não khác thường khi có một động mạch bị tắc. Ví dụ khiếm khuyết đoạn P1 một bên và động mạch não sau bên đó được cấp máu hoàn toàn từ động mạch cảnh trong, từ đó một tắc nghẽn động mạch cảnh có thể gây nhồi máu ở cả động mạch não giữa thuộc hệ cảnh lẫn động mạch não sau vốn thông thường thuộc hệ đốt sống thân nền. [5]
Trong hình 1.25, có thể thấy các kiểu biến thể giải phẫu ở phần trước của đa giác Willis. Kiểu a đến kiểu f là những biến thể nhưng đa giác vẫn hoàn chỉnh, còn từ kiểu g đến j là những biến thể với đa giác mất hoàn chỉnh.
(a) dạng bình thường, với động mạch cảnh trong chia đôi thành động mạch não giữa và động mạch não trước, và hai động mạch não trước nối với nhau bằng một động mạch thông trước
(b) có hai hoặc nhiều động mạch thông trước
(c) có một nhánh động mạch thể chai giữa xuất phát từ động mạch thông trước (d) hai động mạch não trước dính liền nhau trên một đoạn ngắn
(e) hai động mạch não trước tạo thành một thân chung sau đó mới tách thành hai đoạn A2
(f) ĐM não giữa tách làm hai ngay từ lúc xuất phát ở động mạch cảnh trong (g) thiểu sản hoặc không có động mạch thông trước
(h) một đoạn A1 một bên thiểu sản hoặc không có, đoạn A1 bên kia cấp máu cho cả hai đoạn A2 hai bên
(i) thiểu sản hoặc mất động mạch cảnh trong một bên, động mạch não giữa và não trước bên đó đều được nuôi từ động mạch cảnh trong bên kia qua động mạch thông trước
(j) thiểu sản hoặc không có động mạch thông trước và động mạch não giữa có hai thân riêng từ chỗ xuất phát.
Hình 1.25. Các biến thể của phần trước đa giác Willis [5]
Trong hình 1.26, các biến thể giải phẫu ở phần sau của đa giác Willis được thể hiện với đa giác còn hoàn chỉnh trong các kiểu từ a đến c, còn các kiểu còn lại là các biến thể trong đó đa giác không còn hoàn chỉnh.
(b) ĐM não sau xuất phát phần lớn từ động mạch cảnh trong, loại này gọi là ĐM não sau dạng bào thai một bên (FTP – fetal-type PCA) (mũi tên), ĐM thông sau bên kia cũng hiện diện
(c) ĐM não sau dạng bào thai hai bên, vẫn còn đoạn P1 hai bên (d) chỉ có động mạch thông sau một bên
(e) thiểu sản hoặc vắng mặt cả hai động mạch thông sau, phần trước và phần sau của đa giác Willis bị tách rời nhau ở mức này
(f) ĐM não sau dạng bào thai một bên với thiểu sản hoặc vắng mặt đoạn P1
(g) ĐM não sau dạng bào thai một bên với thiểu sản hoặc vắng mặt động mạch thông sau bên kia
(h) ĐM não sau dạng bào thai một bên với thiểu sản hoặc vắng mặt đoạn P1 và động mạch thông sau
(i) ĐM não sau dạng bào thai hai bên, với thiểu sản hoặc vắng mặt cả hai đoạn P1 (j) ĐM não sau dạng bào thai hai bên, với thiểu sản hoặc vắng mặt một đoạn P1.
Chương 2.