Bệnh lý tắc, hẹp động mạch cảnh trong: các kiểu tổn thương [2]

Một phần của tài liệu Chuyen de 1 web_1315559364_0 (Trang 44 - 45)

Như đã đề cập trên, có hai cơ chế được đề xuất cho các biến c ố thiếu máu cục bộ trong bệnh lý tắc nghẽn động mạch c ảnh trong: (1) lấp mạch nội sọ, và (2) thiếu máu do lưu lượng máu không đủ, còn gọi là cơ chế huyết động. Trong nghiên cứu tử thiết c ủa Rodda và Path (1986), nhồi máu lớn ở vùng tướ i máu hai động mạch não chính là do tắc động mạch cảnh trong đoạn xa, nhồi máu vùng ĐM não giữa xảy ra do tắc hoặc hẹ p ĐM cảnh trong, còn nhồi máu vùng ranh giới là đặc trưng của bệnh lý động mạch cảnh ở người có thông nối bàng hệ đa giác Willis không đầy đủ

Dùng MRI khuếch tán và tưới máu ở các bệnh nhân đột quỵ c ấp để phát hiệ n được các tổn thươ ng cấp và các vùng não bị ảnh hưởng huyết động đã cả i thiệ n sự hiểu bi ết về cơ chế sinh lý bệnh dẫn tới thiế u máu não ở những bệnh nhân có bệ nh động mạch cảnh trong. MRI khuếch tán cho một cơ hội t ốt hơn để phát hiện không chỉ các bất thường lớn mà còn cả những sang thương thiếu máu c ục bộ cấp nhỏ. Trong một nghiên cứu có hệ thống dùng MRI khuếch tán ở 102 bệnh nhân liên tiếp có hẹp >50% hoặc tắ c động mạch cảnh trong, Szabo và cộng sự đã xác định được một số kiểu nhồi máu não cấp (2001):

1. Kiểu 1 là sang thương thiếu máu cục bộ lớn liên quan đến vỏ não và các cấu trúc dưới vỏ thuộc vùng tưới máu của một hoặc nhiều động mạch não chính, gọi là nhồi máu não vùng tưới máu vỏ (nhồi máu thùy não - cortical territorial infartion). Dạng nhồi máu này được cho là nhồi máu động mạch não giữa một phần nếu một nhánh xa của động mạch não giữa bị tắc, là nhồi máu diện rộng động mạch não giữa nếu tắc phần gần ở chỗ chia đôi hoặc chia ba của động mạch não giữa mà không có tuần hoàn bàng hệ hiệu quả (Heinsius và cộng sự, 1998), hoặc là nhồi máu hoàn toàn toàn bộ vùng tưới máu của động mạch não trước và não giữa nếu tắc nghẽn ở phần xa động mạch cảnh trong.

2. Dạng thứ hai được gọi là “nhồi máu dưới vỏ” trong vùng tưới máu của các nhánh xuyên sâu của đoạn xa động mạch cảnh trong hoặc thân động mạch não giữa. Dạng này được lý giải là do tắc động mạch não giữa với sự hiện diện của tuần hoàn bàng hệ, có thể do lấp mạch tại động mạch não giữa dẫn tới sang thương lớn thể vân-bao trong hoặc do tắc các động mạch xuyên sâu của hệ cảnh dẫn tới một sang thương dưới vỏ (Weiller và cộng sự, 1990; Nakano và cộng sự, 1995).

3. Dạng thứ ba là nhồi máu thùy não (territorial infarction with fragmentation) nhiều mảng là một sang thương thiếu máu cục bộ lớn với các sang thương nhỏ hơn hoặc ở vùng vỏ não hoặc dưới vỏ, có thể do các mảnh vỡ của cục thuyên tắc (Roh và cộng sự, 2000)

5. Dạng thứ năm là nhồi máu vùng ranh giới, là các sang thương hoàn toàn hoặc phần lớn nằm trong các vùng được coi là vùng nguy cơ huyết động, ranh giới giữa các vùng tưới máu của các động mạch não chính (Zulch, 1963; Mull và cộng sự, 1997).

Hình 4.33. Hình MRI khuếch tán thể hiện các kiểu nhồi máu não cấp trong bệnh lý tắc-hẹp động mạch cảnh trong: 1. Nhồi máu não thùy; 2. Nhồi máu dưới vỏ; 3. Nhồi máu não thùy nhiều mảng; 4. Nhiều sang thương nhỏ rải

rác; 5. Nhồi máu vùng ranh giới [2]

Nghiên cứu kiểu nhồi máu trong bệnh lý tắc hẹp động mạch cảnh trong được các tác giả khác đề cập: Kastrup và cộng sự (2002) phân tích tiền cứu 107 bệnh nhân hẹp nặng (>70%) động mạch cảnh trong và thấy rằng đa số bệnh nhân có các sang thương đa ổ nhỏ ở vỏ não và/hoặc dưới vỏ trên MRI khuếch tán. Họ kết luận rằng loại sang thương phổ biến này thể hiện cơ chế lấp mạch huyết khối ở bệnh nhân hẹp nặng động mạch cảnh trong. Trong nghiên cứu của Kang và cộng sự (2002), khảo sát 35 bệnh nhân liên tiếp bị đột quỵ và tắc hoặc hẹp nặng (>70%) động mạch cảnh trong cùng bên, 83% bệnh nhân được ghi nhận có sang thương đa ổ tương tự trên MRI khuếch tán. Họ cũng mô tả sự phối hợp phổ biến giữa sang thương vùng ranh giới và nhồi máu thùy (hình 15.2),và do đó cũng gợi ý lấp mạch trong vùng lưu lượng tưới máu thấp là cơ chế ưu thế gây đột quỵ trong bệnh lý tắc hẹp động mạch cảnh trong. Các khía cạnh mới của các nghiên cứu MRI khuếch tán này cho thấy rằng đặc trưng sang thương trong bệnh lý động mạch cảnh có thể phức tạp hơn và nhấn mạnh quan niệm rằng các cơ chế bệnh sinh khác nhau cùng tương tác gây bệnh. Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu sau đều không cho thêm thông tin nào về sự biến đổi huyết động có thể gây tổn thương não. [2]

Một phần của tài liệu Chuyen de 1 web_1315559364_0 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w