6. PHẠM VI CỦA NHIỆM VỤ
1.2.5. Phát triển dịch vụ thương mại
Dịch vụ thương mại: Trong những năm qua, các ngành dịch vụ trên địa bàn
chuyển biến khá nhanh, tuy ở mức độ khởi đầu, quy mô còn nhỏ nhưng đã hình
2 6
thành khá rõ nét một số ngành dịch vụ như ăn uống, giải khát, bưu điện, vận tải, ngân hàng, khách sạn,… và một số ngành khác. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2018 đạt 5.038 tỷ đồng, tăng 20,76% so năm 2017.
Dịch vụ du lịch: Hoạt động du lịch chưa có bước phát triển đột phá, hiện
trên địa bàn có 3 điểm du lịch sinh thái nhưng chưa hoàn thiện (khu du lịch Hang Cọp ấp Đồng Tâm, khu du lịch sinh thái ấp Đồng Chinh, khu du lịch suối Rạc). Ngoài ra, huyện còn có 3 di tích cấp tỉnh như di tích Dinh tỉnh trưởng tỉnh Phước Thành, cầu gãy Phước Hòa và di tích Chùa Bửu Phước. Huyện có khả năng phát triển hình thức du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh, tuy nhiên địa phương chưa có chính sách thu hút đầu tư đối với lĩnh vực du lịch, do đó chưa hấp dẫn khách du lịch.
Chợ và cơ sở dịch vụ: Mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Phú Giáo thuộc
vùng phía Bắc của tỉnh, số chợ hiện hữu gồm 6 chợ (Phước Vĩnh, Phước Hoà, An Bình, An Linh, Tân Long và Tân Hiệp), không tính chợ tạm ở KP.7 thị trấn Phước Vĩnh, trong đó 1 chợ loại 2 (chợ Phước Vĩnh) còn lại là các chợ loại 4.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 cần tiến hành xóa bỏ các điểm chợ tạm, chợ tự phát trong các khu dân cư, đồng thời xây dựng các chợ mới để phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa trong nhân dân, đồng thời dễ kiểm soát ô nhiễm môi trường và đáp ứng cho nhu cầu xây dựng nông thôn mới.
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN HUYỆN PHÚ GIÁO 2.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Lịch sử nghiên cứu có thể chia ra hai thời kỳ chính:
Thời kỳ trước năm 1975: trong thời kỳ này việc nghiên cứu địa chất chưa phát triển. Chủ yếu có một số công trình nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp tiến hành rải rác như ở đông Sài Gòn (M. Lantenois) đã phát hiện dấu vết hóa thạch được xác định là Hindoceras lantenois, chứng minh sự có mặt của các trầm tích Lias ở đây. Trong “Việt Nam địa chất khảo lục” số 12-1972 có “Ghi chú địa chất Biên Hòa” cũng đã đề cập đến trầm tích Jura hạ và trầm tích Đệ tứ. Công trình nghiên cứu địa chất có tính tổng hợp cao là công trình “Nghiên cứu địa chất Nam Đông Dương” do E. Saurin chủ biên (1921-1923) cùng với bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.0000. Từ năm 1954-1975 do chiến tranh nên nghiên cứu địa chất rất hạn chế, chỉ có các nghiên cứu, khảo sát lẻ tẻ ở gần thành phố, ven theo quốc lộ. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trong các bài báo được xem như là những thông báo khoa học. Tuy nhiên, về địa chất và khoáng sản vùng Phú Giáo vẫn hoàn toàn không có tài liệu chi tiết. Các đá trầm tích lục nguyên vẫn giữ nguyên tuổi Jura.
Thời kỳ sau năm 1975: qua 35 năm xây dựng và phát triển, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có thành tựu của ngành địa chất, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu và đo vẽ bản đồ địa chất các tỷ lệ. Đến nay, cả Miền Nam đã đo vẽ xong bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000. Riêng vùng Phú Giáo cùng với diện tích toàn tỉnh Bình Dương đã đo vẽ xong bản đồ địa chất 1:50.000 sau khi đo vẽ xong các tỷ lệ nhỏ. Theo các tài liệu này, vùng mỏ Phú Giáo phân bố rộng rãi các trầm tích lục nguyên Jura sớm (J1). Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất ở đây là chưa có kết quả xác định hóa thạch đã thu thập được ở một số địa điểm. Việc xếp tuổi chủ yếu là so sánh đặc điểm thạch học với các vùng lân cận. Tồn tại thứ hai là hoàn toàn không phát hiện được dấu hiệu khoáng sản than đá. Theo các tài liệu đã có, trong vùng chỉ có khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, xa hơn có kaolin. Do vùng bị phủ khá dày, nên khảo sát địa chất gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, do nhu cầu xây dựng phát triển nhanh trong khi các vị trí để khai thác đá xây dựnglại khan hiếm và bị thu hẹp dần nên loại đá trầm tích lục nguyên như cát kết, bột kết vùng Phú Giáo cũng đã được đầu tư thăm dò và khai thác sử dụng. Đây cũng là vùng nằm trong diện quy hoạch thăm dò, khai
2 8
thác và chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh Bình Dương, mặc dù các đá trong vùng này có chất lượng không đồng đều.
2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤTA. Địa tầng A. Địa tầng
2.2.1. Giới Mesozoi. Hệ Jura. Thống hạ. Hê tầng Đắc Krông (J1đk)
Các thành tạo trầm tích lục nguyên hệ tầng Đắc Krông chúng lộ ra dọc theo lưu vực sông Bé với diện lộ từ vài chục đến vài trăm mét vuông. Thành phần chủ yếu là cát kết, sét kết, bột kết có chứa vôi. Bề dày >200,0 m.
Trong vùng mỏ Phú Giáo nếu chỉ dựa vào khảo sát trên bề mặt địa hình hiện tại thì việc tìm hiểu đặc điểm địa chất dưới sâu của vùng nói chung không được là bao, rất khó khăn để tìm hiểu thế nằm của đá và phân chia thạch học vì tầng đất phủ khá dày. Rất may là nhờ có nhiều lỗ khoan thăm dò và nhất là loạt các moong đang khai thác đá xây dựng nên việc nhận biết và phân chia thạch học, theo dõi cấu tạo địa chất của vùng có nhiều thuận lợi. Để có cơ sở tài liệu thực tế phân chia thạch học và cấu tạo địa chất vùng mỏ, trong đề tài này đã thu thập, khảo sát thực địa chi tiết tất cả các moong khai thác đá trong vùng cùng với tài liệu trong các báo cáo địa chất đã có, đồng thời cũng thu thập các tài liệu có liên quan được lưu trữ ở các Công ty đã và đang hoạt động khoáng sản thuộc phạm vi vùng mỏ hiện hữu. Trên bình đồ cấu trúc toàn vùng (tỷ lệ 1:10.000), dựa vào đặc điểm thạch học và thứ tự mặt cắt, đặc điểm thế nằm của đá cho thấy cấu tạo địa chất toàn vùng gồm những nếp uốn hình vung nếp lồi và nếp lõm xen nhau. Kết quả khảo sát thực địa các mỏ, đặc biệt là các vách moong nhận thấy thế nằm đá cắm về các phía: về tây, tây bắc, bắc, đông bắc và đông, đông nam; góc dốc thoải, rất thoải và nằm ngang. Chưa phát hiện được thế nằm cắm về nam. Ở những vị trí đá có thế nằm ngang thường là đáy nếp lõm hoặc vòm nếp lồi. Tổng hợp tài liệu thạch học cho thấy toàn vùng mỏ có các loại đá: sét bột kết bị biến chất yếu, bột cát kết, cát bột kết, sét kết và cát bột kết arkos hoặc dạng arkos. Ngoài những đặc điểm đã nêu ở trên còn ghi nhận là các đá trong vùng nói chung chứa carbonat không đều, chỗ có, chỗ không (dựa vào kết quả thử với acid HCl loãng 5%), rải rác có xâm tán pyrit, các mạch, vi mạch, ổ thạch anh nhiệt dịch. Từ những đặc điểm đã nêu ở trên nhận thấy các đá trầm tích lục nguyên vùng mỏ có nhiều nét chung so với các đá trầm tích Jura vùng Đà Lạt đã được các công trình nghiên cứu trước đây xác lập, nói riêng còn có đặc điểm giống với đá trầm tích Jura vùng Easoup-Bản Đôn, tím đỏ, đặc trưng trầm tích tướng lục địa, được xếp tuổi Jura giữa, thuộc hệ tầng Easoup (J2es). Tuy nhiên,
trong báo cáo này, các đá trong vùng mỏ vẫn được mô tả theo phân vị đã được xác lập trong báo cáo địa chất nhóm tờ Đông Thành phố Hồ Chí Minh, tuổi Jura sớm, thuộc Hệ tầng Đray Linh, sau này đổi tên là hệ tầng Đăc Krông (J1dk).
Về độ cứng của các đá cho thấy trong phạm vi toàn vùng có thể phân ra 4 mức cường độ kháng nén tự nhiên khác nhau:
+ Mức thứ nhất có cường độ cao hơn cả, gồm cát kết, cát bột kết, bột kết, cường độ kháng nén khô Max là 2002 kG/cm2, trung bình thay đổi trong khoảng từ 1000-1500 và thấp là trên, dưới 1000 kG/cm2.
+ Mức thứ hai, cường độ từ 800-500 kG/cm2, gồm chủ yếu là các đá hạt mịn như sét kết ,sét bột kết.
+ Mức thứ ba, có cường độ từ 500-300 kG/cm2 thường là các đá sét kết, sét bột kết.
+ Mức thứ tư (thấp nhất), cường độ từ >100-300 kG/cm2, thường là các đá sét kết, bột kết, sét bột kết.
Nhận xét chung:
Các đá có cường độ kháng nén tự nhiên cao thường là cát kết, cát bột kết, ít khi là bột kết, sét kết. Các đá có cường độ thấp (<300 kG/cm2) thường là đá hạt mịn sét kết, đá bán phong hóa.
2.2.2. Giới Kainoizoi - Hệ Neogen, Thống Pliocen, phụ thống thượng - Hệtầng Bà Miêu (amN22bm) tầng Bà Miêu (amN22bm)
Trầm tích hệ tầng Bà Miêu được phát hiện lần đầu tiên ở xóm Bà Miêu (xã Long Bình Tân, huyện Long Thành, trước đây là nơi sản xuất gạch ngói) chúng được nghiên cứu từ những năm 1976 đến những năm 1990 và đã được coi là chuẩn để nghiên cứu, liên hệ với thành phần trầm tích cùng loại ở các nơi khác. Trên “Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Tân Uyên” các thành tạo trầm tích hệ tầng Bà Miêu phân bố khá rộng rãi ở phía Đông, phần diện tích phía Tây chúng bị phủ bất chỉnh hợp bởi hệ tầng Đất Cuốc. Thành phần trầm tích của hệ tầng gồm 2 tập:
- Tập trên: Thành phần gồm sét, sét bột xen kẹp các thấu kính cát, cát pha. Đây chính là đối tượng thăm dò.
- Tập dưới: Thành phần gồm cát, cát pha xen kẹp các thấu kính bột sét. Tập này nằm ngay dưới thân sét thăm dò.
Các trầm tích hệ tầng Bà Miêu có tổng chiều dày 30-80m.
3 0
2.2.3. Hệ Đệ tứ, Thống Pleistocen, trầm tích sông-Hệ tầng Đất Cuốc(aQ1đc)
Trầm tích hệ tầng này phân bố rải rác dọc theo các thung lũng sông, suối trên địa bàn huyện. Mặt cắt của hệ tầng này như sau:
- Từ 0 ÷ 1,5m: Lớp đất trồng thành phần khá đồng nhất, chủ yếu cát bột màu xám, xám phớt vàng.
- Từ 1,5 ÷ 8,0 m: Lớp sét pha, cát pha màu xám vàng, xám trắng loang lỗ đỏ, chứa cuội sạn laterit có hiện tượng kết vón.
Bề dày trầm tích từ 2 - 8,0m và phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng Bà Miêu.
2.2.4.Giới Kainozoi, Hệ Đệ tứ, Thống Pleistocen, Hệ tầng Thủ Đức (aQ12- 3tđ)
Trầm tích này lộ kéo dài dọc theo bờ tây khu vực thăm dò và khá phổ biến, trên tờ bản đồ 1:50.000 chúng lộ thành dải kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Thành phần trầm tích gồm: cuội, sỏi, cát, sét bột. Theo các báo cáo nghiên cứu trước đây, trầm tích hệ tầng Thủ Đức có thế nằm ngang. Chiều dày hệ tầng từ 2,0 đến 19,3m, trung bình 10,0m.
2.2.5.Thống Holocen, phụ thống thượng - Trầm tích sông hiện đại (aQ23)
Phân bố dọc theo suối, thành phần gồm cát, bột, sét, sạn sỏi laterit. Chiều dày từ 0,5 - 1,0m. Trong phạm vi diện tích thăm dò, các trầm tích này phủ bất chỉnh hợp lên bề mặt trầm tích hệ tầng Bà Miêu.
2.2.6. Giới Kainozoi (Kz) - Hệ Đệ Tứ không phân chia (e,dQ)
- Phân bố ở dọc theo suối Rạch Rạt, tạo thành các dải hẹp. - Thành phần trầm tích gồm cuội, sạn, sỏi, cát, bột và ít sét. - Chiều dày trung bình từ 1 đến 3m.
B. Magma xâm nhập
2.2.7. Thành tạo magma xâm nhập, phức hệ Định Quán (GD/ K1đq2), pha 2
Các thành tạo magma xâm nhập trong khu vực chủ yếu là các đá diorit, granodiorit phức hệ Định Quán. Diện lộ hẹp dọc theo lòng suối hoặc lộ rải rác trên phần sườn thấp hai bên bờ suối. Phần còn lại chúng bị phủ bởi các thành tạo trầm tích bở rời hệ Đệ tứ và bởi trầm tích Neogen.
Diện phân bố trên toàn bộ diện tích mỏ, phần lớn chúng bị phủ bởi các trầm tích bở rời hệ tầng Bà Miêu. Dọc theo các khe rãnh và suối, chúng lộ phổ biến trên diện rộng; trên diện tích thăm dò, lộ rải rác thành mảng, chỏm nhỏ; một vài vị trí lộ dạng khối tảng lớn. Thành phần thạch học chủ yếu là granodiorit. Cấu tạo khối, kiến trúc hạt nửa tự hình.
Thành phần thạch học của đá tương đối đồng nhất, chủ yếu là đá granodiorit biotit hornblend hạt vừa; cấu tạo khối, kiến trúc hạt nửa tự hình. Đá màu xám trắng, lốm đốm đen, cứng chắc, cường độ kháng nén cao, trung bình 966 kG/cm2, kiến trúc: hạt nửa tự hình.
+ Thành phần khoáng vật: Plagioclas trung tính (40÷47%); Felspat kali (16÷22%): dạng hạt tha hình, bị kaolinit hóa; thạch anh (13÷21%): dạng hạt tha hình, méo mó, biotit (7÷11%): dạng tấm màu nâu bị chlorit hóa; amphibol (5÷10%) loại hornblend lục dạng tấm, hay lăng trụ ngắn có song tinh, một số hạt bị chlorit hóa nhẹ; pyroxen rìa bị amphibol hoá chiếm 2÷5%.
+ Khoáng vật phụ có: apatit, zircon, sphen vài hạt nhỏ khảm trong nền hạt amphibol, biotit. Quặng hạt nhỏ đi cùng biotit, hornblend màu đen không thấu quang. Kết quả phân tích mẫu cơ lý như sau:
+ Tỷ trọng: 2,75÷2,79, trung bình 2,77 g/cm3; + Độ rỗng: 1,28÷3,61%, trung bình 2,26%; + Độ hút nước: 0,18÷0,54%, trung bình 0,33%;
+ Cường độ kháng nén khi khô: 831÷1.515 kG/cm2, trung bình 1.069 kG/cm2;
+ Cường độ kháng nén bão hòa: 738÷1.452 kG/cm2, trung bình 966 kG/cm2;
+ Hệ số mềm hóa: 0,85÷0,96, trung bình 0,88.
Trong các cụm mỏ của khu vực các đá xâm nhập được chia ra 2 pha như sau:
a. Phức hệ Định Quán (γδ//K1đq1), pha 1
Lộ ra những chỏm nhỏ dọc theo suối Gia Hú, bờ phải sông Bé và một số nơi trong khu vực với diện lộ lớn, có nơi rộng khoảng 1km2. Thành phần thạch học chủ yếu là đá diorit, gabrodiorit hạt nhỏ, màu xám đen đến đen, cấu tạo khối, kiến trúc hạt nửa tự hình. Đá bị nứt nẻ khá mạnh.
3 2
b. Phức hệ Định Quán (γδ/K1đq2), pha 2
Chúng lộ ra trong phần moong đang khai thác trong phạm vi khu vực thăm dò, với diện lộ khoảng 17,9672ha. Thành phần thạch học của phức hệ chủ yếu là: granodiorit biotit hornblend hạt nhỏ đến vừa. Đá có màu xám trắng, lốm đốm đen, cường độ kháng nén khá cao, thay đổi từ 1.714 ÷ 1.813 kG/cm2, trung bình
đạt 1.135 kG/cm2. Tại vết lộ dọc theo suối Nước Vàng, các nhánh sông suối trong khu vực và theo kết quả khảo sát, thăm dò của các mỏ lân cận cho thấy đá
có thành phần thạch học ổn định, ít bị nứt nẻ, độ nguyên khối khá tốt.
Vết lộ dọc theo suối Nước Vàng đá granodiorit biotit hornblend
2.3. KIẾN TẠO
Vị trí kiến tạo
Vùng nghiên cứu thuộc phụ đới Biên Hòa, trên phụ đới này có các lớp phủ mỏng của trầm tích Trias, Jura hạ-trung (ở rìa phía Đông - Đông nam) và Kainozoi (chủ yếu ở phía Tây). Phụ đới Biên Hòa về phía Đông tiếp giáp với đới Đà Lạt và về phía tây với bồn trũng Kainozoi Cửu Long.
Đặc điểm biến dạng-nứt nẻ
Hầu hết các đá có tuổi trước Kainozoi trong vùng nghiên cứu đều bị nứt nẻ với mức độ khác nhau. Trong đó các đá trầm tích và phun trào bị nứt nẻ nhiều hơn các đá xâm nhập. Các khe nứt phát triển chủ yếu theo bốn hệ thống chính, với thứ tự ưu trội: kinh tuyến, vĩ tuyến, đông bắc-tây nam, tây bắc-đông nam. Các khe nứt có góc cắm từ thoải (20-300) đến dốc đứng (70-900). Dọc theo các khe nứt-đứt gãy kinh tuyến phát triển nhiều đai mạch xâm nhập, điển hình là khu vực sông Mã Đà và suối Rạc. Còn theo phương đông bắc-tây nam và tây bắc- đông nam ở khu vực Mã Đà, Hiếu Liêm lại phát triển các mạch thạch anh chứa vàng.
Đặc điểm đứt gãy
Các hoạt động đứt gãy chính hình thành từ Mezozoi đi kèm là magma xâm nhập và phun trào adesit, bazan. Thể hiện trong vùng nghiên cứu là xâm nhập