ĐỊA CHẤT THỦY VĂ N ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Một phần của tài liệu bao cao khoang san Phu Giao (Trang 35)

6. PHẠM VI CỦA NHIỆM VỤ

2.5. ĐỊA CHẤT THỦY VĂ N ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Đặc điểm nước mặt

Chảy qua các cụm mỏ đá có 2 nhánh suối là suối Rạch Rạt và suối Nước Vàng đặc điểm của 2 nhánh suối này như sau:

- Suối Rạch Rạt: có hướng chảy từ tây bắc qua đông nam, qua cụm mỏ đá xây dựng An Bình. Dòng suối có chiều rộng từ 8 đến 12m, sâu 0,5 đến 1,5m. Vào mùa khô nước vẫn chảy thành dòng. Đoạn nước nông dòng suối mở rộng từ 8 đến 9m. Đoạn nước sâu lòng suối rộng từ 4 đến 6m. Vào mùa mưa, lưu lượng nước lên cao, nước chảy mạnh. Nhiều nơi dòng chảy tràn ra hai bờ rộng từ 30 tới 100m (bến T’ Lách). Lưu lượng nước vào cuối mùa khô đo được 540 m3/giờ. Thời điểm về mùa mưa nước suối có lưu lượng hàng ngàn tới vài ngàn m3/giờ.

- Suối Nước Vàng có chiều rộng từ 6 đến 11m; sâu 0,5 đến 1,5m chảy qua giữa cụm mỏ đá xây dựng Phước Vĩnh và cụm mỏ đá xây dựng Tam Lập và là dòng chảy có nước quanh năm, về mùa khô dòng chảy suối Nước Vàng có lưu lượng nhỏ, nhưng về mùa mưa nước từ các sườn thấp đổ xuống tạo dòng chảy có lưu lượng khá lớn. Trong quá trình khai thác sau này phải tiến hành đắp đê bao dọc theo suối Nước Vàng dọc theo các ranh mỏ giáp suối để tránh nước mặt tràn vào moong khai thác.

Chảy qua các cụm mỏ sét có 2 nhánh suối là suối Sen và suối Cảnh Chinh đặc điểm của 2 nhánh suối này như sau:

- Suối Sen: chảy theo hướng đông nam, chiều rộng thay đổi từ 1 đến 2m, sâu từ 0,5 đến 1m và ít nước và cạn kiệt vào mùa khô. Hiện nay đây cũng là kênh thoát nước để kháo khô mỏ của mỏ sét Bố Lá 1. Sau này khi khai thác sẽ đắp đê bao quanh nhánh suối để tránh hiện tượng nước mặt tràn vào mỏ khi mùa mưa đến.

- Suối Cảnh Chinh: chảy theo hướng đông nam, rộng 2 -3m, sâu 1-2m, suối có chức năng tiêu thoát nước chính trong khu vực.

Nhìn chung các nhánh suối quanh diện tích thăm dò không ảnh hưởng đến quá trình khai thác sau này mà còn là kênh thoát nước trong quá trình tháo khô mỏ.

Đặc điểm nước dưới đất

1.Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Đệ Tứ

Phân vị nước này phân bố hầu hết khu mỏ. Thành phần đất đá chứa nước gồm sét, sét pha cát lẫn cuội, sạn sỏi laterit, laterit màu xám vàng, nâu trắng loang lổ, nâu. Chiều dày thay đổi từ 2,0m đến 19,3m trung bình 10. Chiều dày có xu hướng tăng lên ở các bề mặt địa hình cao và giảm đi hoặc có khi mất hẳn ở nơi có bề mặt địa hình thấp.

Phân vị chứa nước này nghèo, kết quả đo vẽ được cho thấy các nguồn nước ở dạng thấm rỉ nằm ở sườn thấp và dốc của địa hình.

Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa. Nguồn thoát chủ yếu ngấm vào đới chứa nước nứt nẻ của đá gốc nằm dưới nó và một phần thoát xuống những nơi trũng thấp thuộc các thung lũng suối.

2. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Neogen, hệ tầng Ba Miêu (n22)

Tầng chứa nước phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc của huyện với diện tích khá lớn. Thành phần trầm tích gồm: cát bột sét và cát bột, sét bột lẫn sạn sỏi (phần dưới). Bề dày tầng đất phủ trong mỏ thay đổi từ 9,0÷ 17,6 m, trung bình đạt 11,24m. Với thành phần như trên cho thấy đây là tầng nghèo nước, khả năng thấm nước kém.

Kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn trong “Báo cáo kết quả thăm dò năm 2003 của mỏ đá Phước Vĩnh” đã đánh giá tính thấm nước của tầng này thay đổi từ 0,33 ÷ 0,41m/ngày, trung bình đạt 0,37m/ngày.

3 6

3.Tầng chứa nước đới nứt nẻ đá gốc granođiorit

Trong phạm vi các cụm mỏ đá trên địa bàn huyện, các đá xâm nhập lộ ra trên mặt không nhiều thành các chỏm nhỏ ở khu vực phía đông bắc khu mỏ và tại các moong khai thác. Còn lại hầu hết chúng bị phủ bởi các thành tạo Đệ Tứ (aQ12-3tđ) và đới đất trôi và phong hoá của đá magma (edQ).

Qua kết quả bơm nước thí nghiệm tầng này tại lỗ khoan BS2 cho lưu lượng Q = 6,040 l/pht ≈ 8,698m3/ngđ, tương ứng với mực nước hạ thấp s = 3,29m. Tỷ lưu lượng q = 2,85 l/phut.m. Thành phần nước cho thấy nước thuộc siêu nhạt, độ khoáng hóa từ 0,018 ÷ 0,033g/l. Có thành phần chủ yếu là bicarbonat - clorua - natri.

Đặc điểm địa chất công trình (ĐCCT)

Theo kết quả báo cáo thăm dò của các mỏ trên địa bàn huyện Phú Giáo. Đặc điểm địa chất công trình tại các mỏ đá khá giống nhau trong tất cả các mỏ như cấu trúc địa chất, tính chất cơ lý của các lớp đất đá nền. Sau đây là những đặc điểm cơ bản ĐCCT tại các cụm mỏ đá:

Lớp 1: là các trầm tích hệ tầng Thủ Đức (aQ12-3tđ)

Lớp đất này có mặt hầu khắp diện tích trong các cụm mỏ đá, chúng phủ lên lớp thuộc thành tạo vỏ phong hoá granodiorit. Thành phần chủ yếu là sét, sét pha màu xám vàng, xám xi măng chứa sạn sỏi laterit và laterit. Chiều dày thay đổi từ 0,2m đến 10,0m, trung bình 4,0m. Giá trị trung bình các chỉ tiêu đất đá của lớp này là:

- Độ ẩm tự nhiên: 24,8% - Độ sệt B: 0,5

- Dung trọng tự nhiên: 1,875-1,9g/cm3 - Lực dính kết C: 0,144- 0,2 - Dung trọng khô: 1,51-1,55 g/cm3 kG/cm2

- Khối lượng riêng: 2,684 g/cm3 - Góc ma sát trong ϕ: 13053’

- Hệ số rỗng, e: 0,78 % 17053’

- Hệ số nén lún a 0,5: 0,06 - - Độ lỗ rỗng n%: 43,7 %

0,1kG/cm2

- Độ bão hoà G%:79,25 % - Mô đun biến dạng E0: - Giới hạn nhão WL: 28,4% 19,438 - 28,8kG/cm2 - Giới hạn dẻo Wp: 16,7% - Chỉ số dẻo Ip: 11,7%

Đây là lớp có điều kiện địa chất công trình kém ổn định đối với công tác khai thác mỏ sau này do dễ xảy ra hiện tượng sạt lở.

Lớp 2: là vỏ phong hoá đá gốc và đất trôi (edQ)

Lớp đất này có mặt hầu khắp trên diện tích các cụm mỏ đá, chúng phủ trực tiếp trên đá xâm nhập. Thành phần chủ yếu là sét, sét pha màu xám vàng, trắng loang lổ có chứa dăm sạn đá gốc; đôi chỗ cũng có hiện tượng laterit hoá yếu ở phần trên.

Lớp 3: Đá granodiorit biotit - hornblend hạt vừa lớn, granodiorit biotit - pyroxen hạt vừa nhỏ

Lớp này phân bố trên toàn diện tích mỏ nhưng bị phủ bởi lớp phủ cát pha sét lẫn ít dăm sạn. Đá có độ nguyên khối cao; theo kết quả phân tích thì các chỉ tiêu cơ lý trung bình của lớp này như sau:

- Dung trọng tự nhiên : 2,68 g/cm3.

- Dung trọng khô: 2,67 g/cm3

- Dung trọng bão hòa: 2,68 g/cm3.

- Góc ma sát trong ở trạng thái bão hòa: 42007’.

- Lực dính kết ở trạng thái bão hòa (C): 48,6 kG/cm2.

- Cường độ kháng nén khô: 1.135 kG/cm2.

- Cường độ kháng nén bão hòa: 1.186 kG/cm2. Đặc điểm địa chất công trình tại các cụm mỏ sét (gồm 4 lớp)

Tại các cụm mỏ sét đặc điểm địa chất công trình gồm 4 lớp như sau

Lớp 1: Cát lẫn sạn sỏi đa khoáng, pha ít sét bột và mùn hữu cơ

Đây là lớp phủ trên thân khoáng sét gạch ngói trong các cụm mỏ sét, phân bố rộng rãi trên bề mặt toàn khu mỏ. Thành phần thạch học cát lẫn mùn thực vật, sét pha lẫn sạn sỏi laterit, màu nâu đỏ, nâu vàng. Chiều dày trung bình 2,04m. Đặc trưng cơ lý của lớp này xem bảng 1.1.

Lớp 2: Sét màu vàng, nâu đỏ đốm trắng

Lớp này nằm bên dưới lớp 1, bề dày trung bình 10,35m. Đôi chỗ xen lẫn vài thấu kính cát pha dày từ 2,0 đến 4,5m, bề dày trung bình của lớp kẹp là 0,36m. Thành phần gồm sét, sét pha bột màu vàng, nâu, đốm đỏ lẫn trắng. Đây

3 8

là tầng sản phẩm của khu mỏ sét trong các cụm mỏ trên địa bàn huyện Phú Giáo. Đặc trưng cơ lý của lớp này xem bảng 1.1.

Lớp 3: Sét pha bột, pha cát màu vàng, xám trắng

Lớp này nằm bên dưới lớp 2, bề dày trung bình 1,9m. Thành phần gồm sét, sét pha bột màu vàng, nâu, đốm đỏ lẫn trắng. Đặc trưng cơ lý của lớp này xem bảng 1.1.

Lớp 4: Cát màu xám vàng

Lớp này nằm bên dưới lớp 3, bề dày đã khảo sát được từ 1,0 đến 7,7m. Thành phần gồm cát, cát pha màu xám vàng. Đặc trưng cơ lý của lớp này xem bảng 1.1. Bảng 2. 1: Tổng hợp tính chất cơ lý các lớp đất tại cụm mỏ sét Lớp công Thành phần độ hạt (%) Độ ẩm Dung trọng Tỷ trọng 3 trình Sạn Cát Bột Sét (%) Uớt(tấn/m )Khô (tấn/m3) Lớp 1 0 55,0 16,2 28,8 21,40 1,98 1,63 2,77 Lớp 2 3 24,43 31,60 43,98 16,67 2,05 1,76 2,69 Lớp 3 0 51,1 20,4 28,5 14,61 2,08 1,81 2,66 Lớp 4 0 80,0 12,0 8,0 17,66 2,05 1,74 2,68

Bảng 2. 2: Tổng hợp tính chất cơ lý các lớp đất tại cụm mỏ sét (tiếp)

Độ lỗ Độ Hệ số Modun Lực Góc

Lớp công Hệ số bão tổng biến ma sát

rỗng nén dính kết trình rỗng (%) hòa (cm2/kG) dạng (tấn/m2) trong (%) (kG/cm2) (độ) Lớp 1 0,699 41,00 85,00 0,02 50,20 2,68 17°59' Lớp 2 0,53 34,69 83,36 0,04 43,94 5,35 17°13' Lớp 3 0,466 31,77 83,45 0,031 64,91 5,180 18°31' Lớp 4 0,538 34,99 87,94 0,028 71,14 1,400 21°18' 2.6. ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG SẢN

Huyện Phú Giáo tập trung phần lớn các mỏ khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường đang khai thác của tỉnh Bình Dương tập trung vào các loại chính như sau:

Theo kết quả điều tra địa chất, trên địa bàn huyện Phú Giáo có các loại khoáng sản chủ yếu là vật liệu xây dựng thông thường có triển vọng phát triển. Địa phương đã khai thác các loại khoáng sản sét gạch ngói với diện tích trên 120 ha tại khu vực ấp Đồng Chinh, xã Phước Hòa. Khoáng sản sét ở đây có chất lượng tốt, chiều dày lớn từ 5,56 - 21m phục vụ tốt cho sản xuất gạch ngói nung.

Đối với đá xây dựng có 02 khối, gồm khối Rạch Rạt có diện tích hơn 50,8km2, phân bố tại các xã An Bình, Tam Lập, thị trấn Phước Vĩnh và khối thứ 2 ở xã An Thái, có diện tích khoảng 364ha, giáp tỉnh Bình Phước.

Về cát xây dựng, phân bố dưới lòng sông, suối như sông Bé, suối Nước Trong, suối Vàm Vá,… với chất lượng tốt. Hiện trên địa bàn huyện có các hoạt động khai thác khoáng sản đá xây dựng tại thị trấn Phước Vĩnh, các xã An Bình, Tam Lập; khai thác sét gạch ngói tại xã Phước Hòa; khai thác cát xây dựng trên sông Bé,...

4 0

CHƯƠNG III. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC MỎ TẠI KHU VỰC HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.1. TÌNH HÌNH QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNGKHOÁNG SẢN TẠI KHU VỰC KHOÁNG SẢN TẠI KHU VỰC

Theo báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì trên địa bàn huyện Phú Giáo có 03 cụm mỏ đá (An Bình, Tam Lập, Phước Vĩnh) và 02 cụm mỏ sét ( Bố Lá, Đồng Chinh) được điều chỉnh, bổ sung có diện tích tổng cộng là 332 ha.

- Các mỏ đá phân bố ở xã An Bình (2), Phước Vĩnh (02), Tam Lập (02) với tổng diện tích đã thăm dò là 189,67 ha, trữ lượng được đánh giá là 120,306 triệu m3. Tổng diện tích cấp phép khai thác là: 114,62 ha, trong đó diện tích cấp phép lớn nhất là 31,4 ha và nhỏ nhất là 24,6 ha.

Có 04 mỏ đã được cấp giấy phép khai thác nhưng chỉ có 03 mỏ đang hoạt động (Mỏ đá Phước Vĩnh - Công ty CP khoáng sản & xây dựng Bình Dương; MỎ đá An Bình – Công ty CP Khoáng sản Becamex; Mỏ đá An Bình – Công ty CP đầu tư Khoáng sản Tân Thịnh), 01 mỏ chưa hoạt động (Mỏ đá Tam Lập – Tổng Công ty Thanh Lễ TNHH – MTV).

Nhìn chung, khu vực này đá có chất lượng tốt, trữ lượng được đánh giá đến cote +11m, tối đa là cote -20m, dự kiến sẽ quy hoạch thăm dò khai thác xuống cote đồng nhất là -50m. Đây là khu vực lựa chọn để phát triển hoạt động khai thác đá xây dựng phục vụ nhu cầu của tỉnh và vùng phụ cận thay thế cho cụm mỏ khu vực Dĩ An sẽ đóng cửa mỏ sau năm 2020 (hiện đang xin gia hạn thêm), vì vậy sẽ lựa chọn, mở rộng thêm một số diện tích để thăm dò, đánh giá trữ lượng để chuẩn bị đưa vào khai thác sau năm 2020.

- Các mỏ sét ở xã Phước Hòa (cụm Đồng Chinh và cụm Bố Lá tổng cộng là 04 mỏ) với tổng diện tích đã thăm dò 143ha; với trữ lượng 19,26 triệu m3. Độ sâu thăm dò là cote +20m đến +12m tùy thuộc vào chiều dày phân bố thân khoáng sét. Tổng diện tích cấp phép khai thác là: 52,22ha, trong đó diện tích cấp phép lớn nhất là 27ha và nhỏ nhất là 11,71 ha. Có 03 mỏ đang hoạt động, 01 mỏ chưa hoạt động.

Nguồn sét gạch ngói của tỉnh chủ yếu phục vụ cho nhu cầu các nhà máy sản xuất gạch ngói trong nội bộ tỉnh, hạn chế việc xuất bán ra ngoài tỉnh.

3.2. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TẠI CỤM MỎ HUYỆNPHÚ GIÁO PHÚ GIÁO

3.2.1. Hiện trạng hoạt động các mỏ đá

Có 04 mỏ đã được cấp giấy phép khai thác nhưng chỉ có 03 mỏ đang hoạt động (Mỏ đá Phước Vĩnh - Công ty CP khoáng sản & xây dựng Bình Dương; MỎ đá An Bình – Công ty CP Khoáng sản Becamex; Mỏ đá An Bình – Công ty CP đầu tư Khoáng sản Tân Thịnh), 01 mỏ chưa hoạt động (Mỏ đá Tam Lập – Tổng Công ty Thanh Lễ TNHH – MTV).

Đá khu vực huyện Phú Giáo là đá granođiorit có chất lượng tốt, tiềm năng rất lớn và hiện mới chỉ thăm dò từ cote +11m đến cote -20m. Do đó, đây là khu vực được lựa chọn để phát triển vùng vật liệu xây dựng thông thường chủ yếu của tỉnh trong tương lai.

1. Hiện trạng mỏ đá xây dựng Phước Vĩnh (Công ty CP KS và Xây dựng Bình Dương)

Mỏ được phê duyệt trữ lượng tháng 11/2003 theo kết quả chuyển đổi trữ lượng với trữ lượng/diện tích là 13.741triệu m3/39,62ha, đến cote +11m. Mỏ được cấp 02 giấy phép khai thác với:

- Diện tích cấp phép khai thác: 29,62ha.

- Trữ lượng cấp phép khai thác: 10.630 triệu m3. - Công suất cấp phép khai thác: 1,2 triệu m3/năm. - Độ sâu cấp phép khai thác: cote -20m.

- Trữ lượng đã khai thác đến tháng 12/2017 là: 3.346 triệu m3.

- Trữ lượng/diện tích khai thác còn lại chuyển sang giai đoạn 2018-2020: 7.281 triệu m3/29,62 ha.

- Trữ lượng/diện tích thăm dò còn lại chuyển sang giai đoạn sau năm 2020 là: 3,111 triệu m3/10 ha.

Mô tả hiện trạng mỏ: Mỏ đang khai thác, một phần đáy moong phía Tây

Bắc và mở moong về phía Nam mỏ. Diện tích khai thác khoảng 12ha; nơi khai thác sâu nhất với 4 tầng taluy và chiều cao tương ứng khoảng 35m, chia thành các tầng ngắn từ 8÷10m.

4 2

Giao thông nội mỏ an toàn, vị trí khai thác gần khu vực chế biến nên vận

chuyển dễ dàng. Phần đáy moong ngập nước một phần nhỏ không đáng kể, có hệ thống bơm thoát nước.

An toàn trong khai thác: Do khu vực mỏ ở độ sâu khai thác +11m đến -

20m nên vấn đề mở moong khai thác tương đối thuận lợi.

Hiện trạng môi trường trong khai thác: Xung quanh khu vực bờ moong

khai thác đều có đê bao cao 3m, rộng 2m và trồng cây tràm lớn, có hàng rào bảo vệ, biển báo dọc các đường vận chuyển và tuyến đường giao thông vận chuyển được tưới nước thường xuyên.

Đánh giá khả năng khai thác xuống sâu trên diện tích đang khai thác: Do

chất lượng đá tốt, cường độ kháng nén cao, bề dày thân khoáng lớn, vị trí khai thác thuận lợi. Do vậy, khả năng khai thác xuống sâu an toàn, thuận lợi và đạt

Một phần của tài liệu bao cao khoang san Phu Giao (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w