Công trình nghiên cứu về cán bộ hậu cần và công tác cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam

Một phần của tài liệu 5. LUẬN ÁN NGUYỄN VĂN GIỚI (Trang 25 - 29)

- “Chất lượng lãnh đạo của đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” của Phạm Việt Hải, Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng

1.2.3. Công trình nghiên cứu về cán bộ hậu cần và công tác cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam

hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam

Nghiên cứu về CBHC, đội ngũ CBHC quân đội, có mốt số công trình sách, báo, luận án, luận văn của các tác giả trong và ngoài quân đội luận bàn ở những góc độ khác nhau theo mục đích, nhiệm vụ của từng công trình. Một số công trình tiêu biểu liên quan đến luận án như sau:

- “Người cán bộ hậu cần trong giai đoạn cách mạng mới” của Nguyễn Vĩnh Thắng [123]. Trên cơ sở chỉ ra một số nội dung cơ bản về công tác hậu

cần, đội ngũ CBHC quân đội, tác giả nhấn mạnh, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm hậu cần trong điều kiện xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phải xây dựng được đội ngũ CBHC có phẩm chất chính trị, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Đặc biệt, người CBHC phải thực sự tận trung với Đảng, tận trung với nước, tận hiếu với dân; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; trong đó, mỗi CBHC phải tự giác thực hiện tốt đức “kiệm”, “liêm” theo lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi lớp cán bộ Cung cấp đầu tiên.

- “Phát triển đạo đức cách mạng của người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam: Lịch sử và lô gic” của Trần Như Chủ, Luận án tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị - Quân sự, 2002 [35]. Tác giả quan niệm, CBHC Quân đội quân dân Việt Namlà một bộ phận cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và QĐNDVN được lựa chọn giao nhiệm vụ hoạt động trong hệ thống tổ chức hậu cần. Đồng thời nhận định, CBHC là người lãnh đạo, tổ chức, chỉ huy và quản lý về hậu cần ở các đơn vị, cho nên họ là “cái gốc” của công tác hậu cần quân đội, chất lượng công tác bảo đảm hậu cần phụ thuộc và được quyết định bởi chất lượng đội ngũ CBHC quân đội.

-“Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến nhân cách người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiên nay” của Nguyễn Ngọc Ba, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quân sự, 2004 [3]. Tác giả đưa ra quan niệm: CBHC là một bộ phận cơ bản của đội ngũ cán bộ QĐNDVN được giao trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, lãnh đạo và đảm nhiệm chuyên môn kỹ thuật chủ yếu, làm nòng cốt trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho quân đội trong mọi tình huống. Đồng thời, tác giả chỉ ra cơ cấu CBHC xét từ phương diện vị trí và nhiệm vụ, thì được phân chia thành CBHC cấp chiến lược, cấp chiến dịch, cấp chiến thuật và cấp phân đội. CBHC cấp chiến lược có nhiệm vụ hoạch định, chỉ huy, quản lý hậu cần toàn quân hoặc của một ngành mình đảm nhiệm. CBHC cấp chiến dịch và cấp chiến thuật có nhiệm vụ chăm lo, bảo đảm trực tiếp đời sống và trang bị cho bộ đội theo tiêu chuẩn của từng cấp. CBHC cấp phân đội chủ yếu làm trợ lý hậu cần cho các cơ quan, đơn vị hậu cần.

- “Nâng cao chất lượng đội ngũ chủ nhiệm hậu cần trung đoàn binh chủng hợp thành Quân đội nhân Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Hồng Châu, Học viện Chính trị - Quân sự, 2004 [27]. Trên cơ sở làm rõ một số nội dung cơ bản về trung đoàn binh chủng hợp thành quân đội, đội ngũ chủ nhiệm hậu cần trung đoàn, tác giả đưa ra quan niệm về chất lượng đội ngũ chủ nhiệm hậu cần trung đoàn binh chủng hợp thành là tổng hoà phẩm chất, năng lực người chủ nhiệm hậu cần trung đoàn trong đội ngũ với số lượng đủ, cơ cấu hợp lý, được thể hiện ở mức độ hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm hậu cần ở trung đoàn gắn với chức trách của từng người và cả đội ngũ. Nói cách khác, chất lượng đội ngũ CNHCTĐ binh chủng hợp thành là tổng hợp chất lượng của các yếu tố, các bộ phận hợp thành chất lượng đội ngũ này. Tác giả nhấn mạnh, chất lượng công tác hậu cần quân đội, nhất là

ở cấp trung đoàn phụ thuộc và được quyết định bởi chất lượng của đội ngũ CBHC trung đoàn, trước hết là đội ngũ chủ nhiệm hậu cần.

- “Xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Hậu cần Quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ” của Lê Văn Hoàng [70]. Trong bài viết, tác giả khẳng định: chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của ngành Hậu cần Quân đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố; trong đó, đội ngũ cán bộ giữ vai trò then chốt. Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là yêu cầu khách quan, nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả công tác của các đơn vị; đồng thời, là trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp, bảo đảm cho đội ngũ này thực sự là “cái gốc” trong mọi nhiệm vụ của ngành Hậu cần Quân đội. Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ là một trọng tâm công tác được cấp ủy, chỉ huy các cấp thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, đồng bộ cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Bởi vậy, đội ngũ này luôn giữ được phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ nghiệp vụ tốt; chủ động, tích cực trong thực hiện chức trách, tự giác trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tự lực tự cường trong khắc phục khó khăn, thử thách; có năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và phương pháp, tác phong công tác đáp ứng chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội còn một số hạn chế, khuyết

điểm. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, biên chế, tổ chức và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần và công tác bảo đảm hậu cần trước tình hình mới, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Trước hết, các đơn vị cần tích cực, chủ động nghiên cứu, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ hậu cần, đảm bảo đồng bộ, thống nhất với xây dựng đội ngũ cán bộ khác. Thứ hai là, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng để cụ thể hóa các quy định, hướng dẫn quản lý cán bộ theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của từng cấp. Thứ ba là, tăng cường giáo dục, rèn luyện, khắc phục biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ hậu cần, gắn với việc thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Thứ tư là, tập trung lãnh đạo thực hiện nghiêm các nội dung, quy trình xây dựng đội ngũ cán bộ theo đúng nguyên tắc, quy chế, quy định, hướng dẫn đã ban hành, phù hợp tình hình cán bộ của từng cơ quan, đơn vị. Thứ năm là, các đơn vị phải thường xuyên quan tâm làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả về trình độ quản lý, chỉ huy và năng lực bảo đảm công tác hậu cần cho các nhiệm vụ, đồng thời, thực hiện tốt việc luân chuyển để bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ trong thực tiễn, kết hợp với thực hiện tốt chế độ, chính sách cán bộ và hậu phương, gia đình cán bộ theo đúng quy định đã ban hành và khả năng của từng cơ quan, đơn vị.

- “Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam” của Nguyễn Đức Tưởng, Luận án Tiến sĩ xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị, Hà Nội, 2015 [137]. Trên cơ sở làm rõ một số nội dung cơ bản về hậu cần sư đoàn, đội ngũ CBHC sư đoàn bộ binh…, tác giả quan niệm:

Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân là tổng thể các chủ trương, biện pháp, cách thức tiến hành trong quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí sử dụng và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ hậu cần, do các cấp ủy, tổ

chức đảng tiến hành, phát huy trách nhiệm của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (bí thư), cơ quan chức năng, tổ chức quần chúng và cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong sư đòan nhằm tạo nên đội ngũ cán bộ hậu cần có số lượng phù hợp, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao,đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ của công tác hậu cần góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các sư đoàn bộ binh đủ quân [137, tr.43].

- “Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội trong tình hình mới” của Đặng Nam Điền, Đề tài độc lập cấp Bộ Quốc phòng, Hà Nội, 2017 [62]. Trên cơ sở khái quát nội dung lý luận cơ bản về cán bộ Hậu cần Quân đội và xây dựng đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội, nhóm nghiên cứu đề tài đã đánh giá thực trạng và chỉ rõ những kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội giai đoạn 2005-2015. Từ đó đề tài đã đề xuất được phương hướng, yêu cầu và những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội trong tình hình mới. Các giải pháp cơ bản đề tài chỉ ra là: Thứ nhất, nâng cao nhận thức, phát huy trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng xây dựng đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội. Thứ hai, xây dựng tiêu chuẩn chức danh, thực hiện tốt công tác tạo nguồn, quy hoạch đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội. Thứ tư, làm tốt công tác quản lý, đánh giá, bố trí sử dụng và công tác chính sách đối với đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội. Thứ năm, tăng cường kiểm tra, giám sát công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội.

Một phần của tài liệu 5. LUẬN ÁN NGUYỄN VĂN GIỚI (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w