- “Chất lượng lãnh đạo của đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” của Phạm Việt Hải, Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng
2.1.1.3. Nội dung, phương thức tiến hành công táchậu cầnở trung đoàn Nội dung công tác hậu cần ở trung đoàn
Một là, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo; xây dựng kế hoạch CTHC ở trung đoàn
Cơ quan hậu cần trung đoàn tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về CTHC, nắm vững tình hình CTHC ở trung đoàn, tham mưu đề xuất với đảng ủy, chỉ huy trung đoàn các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo CTHC ở trung đoàn. Đảng ủy trung đoàn quyết định chủ trương, biện pháp lãnh đạo CTHC ở trung đoàn. Trung đoàn trưởng ra chỉ thị, chỉ lệnh CTHC ở trung đoàn, chủ nhiệm hậu cần trung đoàn xây dựng, thông qua phê duyệt kế hoạch CTHC trước trung đoàn trưởng và triển khai tổ chức thực hiện. Tất cả các tổ chức, lực lượng ở trung đoàn, đặc biệt là các cơ quan, đơn vị hậu cần ở trung đoàn phải nghiêm chỉnh chấp hành các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch CTHC của đảng ủy, chỉ huy trung đoàn.
Hai là, xây dựng, củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy CTHC ở trung đoàn Củng cố, kiện toàn, xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng, ban chỉ huy cơ quan, đơn vị hậu cần ở trung đoàn. Quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, đánh giá, bố trí, sử dụng, thực hiện chính sách đối với đội ngũ CBHC trung đoàn. Sắp xếp, điều động, bố trí đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ở các cơ quan, đơn vị hậu cần ở trung đoàn theo đúng biểu biên chế. Tổ chức huấn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ kỹ, chiến thuật bảo đảm hậu cần cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần, xác định, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy chế, nguyên tắc, chế độ, nề nếp hoạt động của cơ quan, đơn vị hậu cần, chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần ở trung đoàn.
Ba là, thực hiện các nội dung công tác bảo đảm hậu cần ở trung đoàn Tổ chức bảo đảm hậu cần cho thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, sản xuất, công tác của trung đoàn. Tổ chức bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, quân trang, quân dụng, quân y, doanh trại, doanh cụ, xăng dầu, vận tải cho xây dựng, sinh hoạt và hoạt động thường xuyên, liên tục của trung đoàn. Tổ chức tăng gia sản xuất, tiết kiệm,
cải thiện nâng cao đời sống của cán bộ, chiến sĩ ở trung đoàn. Xây dựng doanh trại, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ ở trung đoàn và nhân dân địa phương nơi đơn vị đóng quân. Tổ chức tạo nguồn bảo đảm hậu cần tại chỗ, hậu cần cơ động, hậu cần tuyến trước, hậu cần tuyến sau của trung đoàn. Quản lý, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hậu cần ở trung đoàn. Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần. Duy trì các chế độ, nề nếp bảo đảm hậu cần, chế độ công tác của cơ quan, đơn vị hậu cần ở trung đoàn.
Bốn là, kiểm tra, giám sát CTHC ở trung đoàn
Đảng ủy, ban chỉ huy trung đoàn; chi ủy, ban chỉ huy cơ quan, đơn vị hậu cần ở trung đoàn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, động viên, cổ vũ, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cơ quan, đơn vị hậu cần giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm hậu cần. Duy trì, chấp hành điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội, kỷ luật ngành hậu cần quân đội. Đảng ủy trung đoàn kiểm tra, giám sát các lĩnh vực hoạt động bảo đảm hậu cần ở trung đoàn. Ban chỉ huy trung đoàn tổ chức thanh tra CTHC ở trung đoàn. Ủy ban kiểm tra đảng ủy trung đoàn tổ chức kiểm tra cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên ở các cơ quan, đơn vị hậu cần khi có dấu hiệu vi phạm. Động viên, khen thưởng kịp thời cơ quan, đơn vị, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Xử lý nghiêm minh những tập thể, cá nhân cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật đảng, kỷ luật quân đội, pháp luật của nhà nước. Đảm bảo chính sách, chế độ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần ở trung đoàn.
Năm là, thực hiện chế độ báo cáo, thỉnh thị, sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác hậu cần ở trung đoàn
Các cơ quan, đơn vị hậu cần ở trung đoàn phải nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, hàng năm; chế độ báo cáo CTHC theo các nhiệm vụ; chế độ báo cáo đột xuất về CTHC với đảng ủy, ban
chỉ huy trung đoàn và cơ quan hậu cần cấp trên. Thường xuyên thỉnh thị, xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn, tranh thủ sự giúp đỡ của đảng ủy, ban chỉ huy trung đoàn và cơ quan hậu cần cấp trên đối với CTHC ở trung đoàn. Thường xuyên sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm CTHC ở trung đoàn. Tập trung, kiểm điểm đánh giá đúng thực trạng, làm rõ những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm, xác định đúng nguyên nhân, tổng kết rút kinh nghiệm CTHC ở trung đoàn. Tổ chức làm điểm, làm mẫu, làm thử, nhân rộng điển hình tiên tiến trong CTHC ở trung đoàn. Thực hiện các phong trào thi đua, khen thưởng trong ngành hậu cần quân đội, cơ quan, đơn vị hậu cần ở trung đoàn, phát huy những thành tích, ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong CTHC ở các trung đoàn QĐNDVN.
-Phương thức tiến hành CTHC ở trung đoàn
Công tác hậu cần ở trung đoàn được tiến hành bằng các phương thức chủ yếu sau:
Một là, phương thức lãnh đạo CTHC của đảng ủy trung đoàn
Đảng ủy trung đoàn lãnh đạo CTHC ở trung đoàn bằng việc xác định và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, biện pháp lãnh đạo CTHC. Đảng ủy trung đoàn lãnh đạo CTHC ở trung đoàn thông qua xây dựng và phát huy vai trò quản lý, chỉ huy CTHC của ban chỉ huy trung đoàn, các ban chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc trung đoàn. Đảng ủy trung đoàn lãnh đạo CTHC ở trung đoàn bằng tổ chức và hoạt động của hệ thống cấp ủy, tổ chức đảng ở các cơ quan, đơn vị hậu cần của trung đoàn. Đảng ủy trung đoàn lãnh đạo CTHC ở trung đoàn bằng việc xây dựng và phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên hoạt động ở các cơ quan, đơn vị hậu cần của trung đoàn. Đảng ủy trung đoàn lãnh đạo CTHC ở trung đoàn bằng việc phát huy vai trò làm chủ của các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân trong tiến hành, kiểm tra, giám sát CTHC ở trung đoàn. Đảng ủy trung đoàn lãnh đạo CTHC ở trung đoàn bằng công tác kiểm tra, giám sát của đảng ủy đối với mọi lĩnh vực bảo đảm hậu cần ở trung đoàn.
Hai là, phương thức chỉ huy, quản lý CTHC của ban chỉ huy trung đoàn, các ban chỉ huy cơ quan, đơn vị hậu cần ở trung đoàn.
Ban chỉ huy trung đoàn, các ban chỉ huy cơ quan, đơn vị hậu cần ở trung đoàn chỉ huy, quản lý CTHC bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chỉ thị, mệnh lệnh về CTHC buộc các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức ở trung đoàn phải nghiêm chỉnh chấp hành các chỉ thị, mệnh lệnh CTHC của ban chỉ huy trung đoàn. Ban chỉ huy trung đoàn, các ban chỉ huy cơ quan, đơn vị hậu cần ở trung đoàn chỉ huy, quản lý CTHC ở trung đoàn bằng biện pháp hành chính thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế, quy ước, quy định, nội quy, chế độ, nề nếp công tác hậu cần. Tất cả các cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ ở trung đoàn phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy chế, quy ước, quy định, nội quy, chế độ, nề nếp CTHC của ban chỉ huy trung đoàn. Những trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt bằng biện pháp hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự. Ban chỉ huy trung đoàn, các ban chỉ huy cơ quan, đơn vị hậu cần ở trung đoàn chỉ huy, quản lý CTHC ở trung đoàn bằng biện pháp kinh tế, dùng đòn bẩy kinh tế, thi đua, khen thưởng, kích thích lợi ích kinh tế trong CTHC ở trung đoàn. Ban chỉ huy trung đoàn, các ban chỉ huy cơ quan, đơn vị hậu cần ở trung đoàn chỉ huy, quản lý CTHC bằng việc tuyên truyền, thuyết phục, cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ tích cực tham gia CTHC ở trung đoàn.
Ba là, phương thức bảo đảm hậu cần ở trung đoàn
Phương thức bảo đảm hậu cần ở trung đoàn do yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị quyết định. Khi đóng quân trên địa bàn cố định, phương thức bảo đảm hậu cần chủ yếu từ nguồn tại chỗ; khi cơ động thì phương thức bảo đảm hậu cần chủ yếu từ nguồn cơ động. Song cũng có lúc, phải kết hợp chặt chẽ phương thức bảo đảm cả tại chỗ và cơ động.
Bảo đảm hậu cần tại chỗ là phương thức bảo đảm dựa vào khai thác mọi khả năng, tiềm lực hậu cần có tại địa bàn và kết hợp với đưa lực lượng vật chất cần thiết đến tích luỹ, dự trữ sẵn từ trước nhằm nâng cao khả năng bảo đảm hậu cần tại địa bàn.
Bảo đảm hậu cần cơ động từ nơi khác đến là phương thức bảo đảm dựa vào lực lượng và vật chất hậu cần đã xây dựng, tích luỹ dự trữ hậu cần các
cấp và các địa phương khác để cơ động theo đội hình hoặc cơ động đến địa bàn bảo đảm hậu cần cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ cơ động, tác chiến.
Kết hợp bảo đảm hậu cần tại chỗ với bảo đảm hậu cần cơ động từ nơi khác đến, hình thành bảo đảm hậu cần theo khu vực là phương thức bảo đảm vừa dựa vào lực lượng, vật chất có tại địa bàn, vừa cơ động lực lượng, vật chất từ nơi khác đến chi viện, bổ sung nhằm nâng cao khả năng bảo đảm mọi mặt hậu cần một cách đồng bộ, vững chắc trên từng khu vực, địa bàn.