Tiến trình ra quyết định

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tổ chức thông tin kế toán phục vụ cho việc ra quyết định tại công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển kỳ hà chu lai quảng nam (Trang 30 - 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Tiến trình ra quyết định

Theo mô hình Drury (2000), tiến trình ra quyết định có thể đƣợc thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ ồ 1 3. Ti h ị h he h h D , 2000

a.Xác định mục tiêu

Đây là giai đoạn đầu tiên của tiến trình ra quyết định. Việc xác định mục tiêu sẽ giúp định hƣớng làm rõ hơn vấn đề cần ra quyết định. Thông thƣờng các phƣơng án đƣợc lựa chọn dựa trên mục tiêu lợi nhuận. Việc xác định mục tiêu càng rõ ràng, chi tiết, cụ thể sẽ giúp nhà quản trị d dàng đối chiếu với các phƣơng án và ra quyết định hợp lý ở những bƣớc tiếp theo.

b.Tìm kiếm các phương án khác nhau

Nhà quản trị tiến hành xây dựng tình huống và các phƣơng án có thể xảy ra nhằm hƣớng đến đạt đƣợc mục tiêu. Lúc này, nhà quản trị phải xem xét tất

Tiến trình ra quyết định

Tiến trình kiểm soát

1. Xác định mục tiêu

2. Tìm kiếm các phƣơng án khác nhau 3. Thu thập thông tin cho các phƣơng án 4. Đánh giá lựa chọn phƣơng án

5. Thực thi quyết định

6. Kiểm tra việc thực hiện quyết định 7. Phản hồi, điều chỉnh quyết định

20 cả các cơ hội và phƣơng án có thể xảy ra, bên cạnh đó tham khảo ý kiến với

đồng nghiệp, tìm kiếm những quan điểm mới, sàn lọc để xây dựng phƣơng án với tính khả thi cao.

c.Thu thập thông tin cho các phương án

Từ những phƣơng án đã xây dựng, nhà quản trị tiến hành thu thập thông tin cho các phƣơng án, cụ thể nhƣ: tính khả thi, chi phí sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn, tính nhạy cảm của phƣơng án,… Các thông tin thu thập phải đảm bảo đƣợc các tính chất: phù hợp, chính xác, tin cậy và kịp thời.

d.Đánh giá lựa chọn phương án

Các thông tin sau khi thu thập sẽ tiếp tục đƣợc phân tích và đánh giá để xem xét tính khả thi, hiệu quả của từng phƣơng án, sau đó đƣợc trình bày cụ thể dƣới dạng các báo cáo phân tích để nhà quản trị có thể d dàng đƣa ra quyết định lựa chọn. Phƣơng án đƣợc lựa chọn phải đảm bảo đáp ứng mục tiêu đã đề ra ban đầu. Thông thƣờng các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để so sánh và lựa chọn là: chi phí nhỏ nhất, năng suất cao nhất, hiệu quả sử dụng vốn cao nhất,… Bên cạnh đó, đôi khi phƣơng án đƣợc lựa chọn phải đáp ứng các mục tiêu phi lợi nhuận nhƣ: chất lƣợng sản phẩm, sức cạnh tranh, tăng uy tín, thƣơng hiệu,… Do đó, nhà quản trị phải có sự cân nhắc tổng quan giữa định tính và định lƣợng để ra lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất.

e.Thực thi quyết định

Phƣơng án lựa chọn đƣợc phổ biến đến các bộ phận liên quan và tiến hành thực hiện trong doanh nghiệp. Để phƣơng án đƣợc thực hiện có hiệu quả thì trƣớc hết phải lập kế hoạch chi tiết cho phƣơng án, sau đó căn cứ vào kế hoạch để thực hiện. Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết thì khả năng hoạt động có hiệu quả càng tăng.

21

f. Kiểm tra việc thực hiện quyết định

Kiểm tra tình hình thực hiện quyết định có vai trò quan trọng và ảnh hƣởng đến thực ti n kinh tế của đơn vị. Việc kiểm tra tác động tới hành vi con ngƣời, nâng cao trách nhiệm của họ và động viên họ thực hiện chính xác những hành động đã nằm trong kế hoạch. Bên cạnh đó, việc kiểm tra liên tục thúc đẩy việc thực hiện kịp thời và có trình tự các nhiệm vụ đã đặt ra.

g. Phản hồi, điều chỉnh quyết định

Trong quá trình thực hiện quyết định, đôi khi có thể xuất hiện những tình huống mới, bất ngờ mà nhà quản trị chƣa dự kiến đƣợc. Nguyên nhân có thể là do: có những thay đổi từ nhân tố bên ngoài, tổ chức không tốt việc thực hiện quyết định, sai lầm trong bản thân quyết định… Do đó, khi nhận đƣợc thông tin phản hồi, nhà quản trị phải xem xét để điều chỉnh quyết định cho hợp lý.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tổ chức thông tin kế toán phục vụ cho việc ra quyết định tại công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển kỳ hà chu lai quảng nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)