Quan niệm về giáo dục thẩm mỹ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 35 - 37)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Quan niệm về giáo dục thẩm mỹ

Trên phương diện là một bộ mơn khoa học, giáo dục được hiểu là quá trình hoạt động cĩ ý thức cĩ mục đích, cĩ kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội. Như vậy, ngoại diên của khái niệm giáo dục khơng chỉ dừng lại ở những tri thức về tự nhiên và xã hội, mà cịn bồi dưỡng cho con người những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết phục vụ đời sống con người.

Giáo dục thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong giáo dục phổ thơng ở nước ta. Đã cĩ rất nhiều quan điểm về giáo dục thẩm mỹ. Cĩ quan điểm cho rằng giáo dục thẩm mỹ là giáo dục nghệ thuật, hiện nay quan điểm này đã được khắc phục. Tuy nhiên khơng phải vì thế mà đã phân biệt được đúng đắn, đầy đủ sự khác nhau giữa thẩm mỹ và nghệ thuật, dù cho cái thẩm mỹ cĩ nội hàm rộng hơn cái nghệ thuật về cấp độ, nhưng sự phân biệt này trong một số trường hợp chỉ mang tính hình thức.

Một số quan điểm lại cho rằng giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cái đẹp, giáo dục con người biết cảm thụ, lĩnh hội và sáng tạo cái đẹp. Quan điểm này

dường như bĩ hẹp rất nhiều nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ bởi vì trong nội hàm của giáo dục thẩm mỹ thì ngồi cái đẹp cịn cĩ cái bi, cái hài, cái cao cả, cái thấp hèn…Bên cạnh đĩ cĩ quan điểm lại cho rằng giáo dục thẩm mỹ là giáo dục con người phát triển tồn diện và hài hịa. Quan điểm này đã nhầm lẫn giữa nội dung bản chất của giáo dục thẩm mỹ với mục đích, mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ và khơng phân biệt được tính đặc trưng cá biệt của giáo dục thẩm mỹ với các lĩnh vực giáo dục khác.

Từ những phân tích trên đây, cĩ thể đưa ra định nghĩa về khái niệm giáo dục thẩm mỹ như sau: giáo dục thẩm mỹ là một quá trình làm hình thành và phát triển nhân cách xã hội về mặt thẩm mỹ, trong đĩ con người cĩ năng lực nhận thức, ý thức đúng đắn đối với đời sống thẩm mỹ của xã hội đồng thời cĩ khả năng tiếp nhận và sáng tạo cuộc sống theo quy luật của cái đẹp.

Ngay từ thời xa xưa, khi bước đầu hình thành phát triển ý thức thẩm mỹ thì con người đã biết thưởng thức tiếp nhận, tạo ra cái đẹp. Con người vừa hoạt động thẩm mỹ, vừa giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ cận kề, song do trình độ nhận thức thẩm mỹ cịn thấp kém, hoạt động giáo dục thẩm mỹ ở giai đoạn này mang nặng ý nghĩa tự phát, kinh nghiệm và thường gắn liền với những tơn giáo nguyên thủy.

Hoạt động thực tiễn của con người là cơ sở của quan hệ thẩm mĩ đối với hiện thực. Chính trong hoạt động mang tính xã hội này đã hình thành nên năng lực sáng tạo theo quy luật cái đẹp và xem xét mọi sự vật, hiện tượng với cái “độ thẩm mỹ”. Nhờ đĩ con người đã tìm thấy trong thế giới tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật cái thẩm mĩ đa dạng.

Cái đẹp là một giá trị, bằng hành động của chính mình con người mới nhận thức được cái giá trị đĩ. Nhưng học sinh - thế hệ đang lớn khơng tự lớn lên giữa mơi trường, nĩ chỉ cĩ thể lĩnh hội, chiếm lĩnh và thể hiện được cái đẹp khi cĩ vai trị trung gian của người lớn - giáo dục.

Các luận điểm cơ bản của mỹ học Mác – Lênin đã chỉ rõ vai trị vơ cùng lớn của giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ. Đồng thời là chỗ dựa về mặt lý luận, là điểm xuất phát để xây dựng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 35 - 37)