Nội dung và hình thức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 46 - 124)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1.2. Nội dung và hình thức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ

phổ thơng ở tỉnh Quảng Nam hiện nay

* Ni dung giáo dc thm m:

Giáo dục thẩm mỹ về cơ bản là cĩ định hướng, cĩ kế hoạch nhằm nâng cao thẩm mỹ của từng chủ thể thẩm mỹ, để từ đĩ định hướng cho chủ thể thẩm mỹ hoạt động thụ hưởng và sáng tạo thẩm mỹ theo quy luật của cái đẹp. Căn cứ vào cấu trúc của thẩm mỹ, thì nội dung giáo dục thẩm mỹ được thể hiện trên các mặt cơ bản sau:

Giáo dục xúc cảm thẩm mỹ

Xúc cảm thẩm mỹ là cảm xúc nhân văn mà nền tảng là sự rung động trước cái đẹp. Xúc cảm thẩm mỹ bắt nguồn từ cảm giác của con người khi cĩ sự tác động của khách thể thẩm mỹ lên cảm giác. Xúc cảm thẩm mỹ là hình thức khởi đầu bậc thang thấp nhất của ý thức thẩm mỹ song nĩ là nền tảng đầu tiên trong việc thụ hưởng và sáng tạo thẩm mỹ. Xúc cảm thẩm mỹ được ví như là đặc điểm quan trọng nhất của tài năng nghệ thuật, là tiền đề để phát triển những hình thái ý thức thẩm mỹ tiếp theo.

Vì vậy giáo dục xúc cảm thẩm mỹ là nấc thang đầu tiên và quan trọng để hình thành và phát triển các mặt khác của giáo dục thẩm mỹ. Giáo dục xúc cảm thẩm mỹ được xây dựng trên nền tảng kinh nghiệm sống, thành tựu khoa học và văn hĩa thẩm mỹ. Giáo dục thẩm mỹ phải hình thành và định hướng cho chủ thể thẩm mỹ những “rung động” trước những khách thể thẩm mỹ qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ. Giáo dục xúc cảm thẩm mỹ tốt sẽ hình thành ở chủ thể thẩm mỹ những cơ sở là nền tảng cho hành vi đạo đức gĩp phần hồn thiện nhân cách con người.

Giáo dục tình cảm thẩm mỹ

Tình cảm thẩm mỹ là loại tình cảm bậc cao bởi lẽ nĩ chỉ cĩ ở con người. Con người khơng những cảm nhận giá trị thẩm mỹ cĩ sẵn trong tự

nhiên mà cịn sáng tạo ra giá trị thẩm mỹ phục vụ cho con người. Tình cảm thẩm mỹ cĩ mối quan hệ mật thiết với tình cảm đạo đức và nĩ là hệ thống hĩa những cảm xúc thẩm mỹ liên tục về một khách thể thẩm mỹ khơng qua sự tác động với chủ thể thẩm mỹ.

Giáo dục tình cảm thẩm mỹ là giáo dục con người biết phân biệt cái đẹp, cái thiện, cái xấu, cái ác, cái bi, cái hung. Vì vậy giáo dục tình cảm thẩm mỹ cần xây dựng cho chủ thể thái độ đúng đắn về việc cảm thụ đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ thể hiện tình yêu và cảm xúc trước cái đẹp trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống, từ đĩ thơi thúc cá nhân tìm tịi và sáng tạo giá trị thẩm mỹ, xa hơn nũa là thúc đẩy con người biết đấu tranh cho cái đẹp, cái thiện, bài trừ cái xấu, cái ác. Giáo dục tình cảm thẩm mỹ phải gắn chặt khơng nên tách rời giáo dục đạo đức con người.

Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ

Thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của năng lực thẩm mỹ, là tiêu chí thể hiện sự thưởng thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ giúp con người khám phá, cảm nhận thế giới thẩm mỹ bằng những mẫn cảm đặc biệt tạo ra sự phản ứng mau lẹ trước những hiện tượng thẩm mỹ trong cuộc sống và trong nghệ thuật giúp chủ thể loại bỏ cái sai, cái xấu, cảm nhận cái đúng, cái đẹp, cái hài hịa. Thị hiếu thẩm mỹ thể hiện một phần tính cách của chủ thể thẩm mỹ.

Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là giáo dục định hướng cho chủ thể thẩm mỹ khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo giá trị thẩm mỹ. Vì vậy giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cần phải cung cấp cho chủ thể cách nhìn nhận đúng đắn về thẩm mỹ theo quy luật của cái đẹp, đồng thời phải gắn chặt thị hiếu thẩm mỹ với tính thời đại, tính giai cấp và tính dân tộc của văn hĩa thẩm mỹ để chủ thể thẩm mỹ hình thành thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội.

Giáo dục quan điểm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ

Quan điểm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ là hệ thống lý luận của chủ thể về ước mơ, mục tiêu thẩm mỹ của con người. Quan điểm thẩm mỹ thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của chủ thể thẩm mỹ với đời sống thẩm mỹ của xã hội. Nĩ là yếu tố tương đối bền vững trong ý thức thẩm mỹ của chủ thể. Cịn lý tưởng thẩm mỹ dựa trên nền tảng quan điểm thẩm mỹ thể hiện ước mơ, mục tiêu thẩm mỹ của chủ thể, từ đĩ chi phối hoạt động thẩm mỹ của chủ thể.

Giáo dục quan điểm và lý tưởng thẩm mỹ phải dựa trên những giá trị thẩm mỹ và thành tựu khoa học đúng đắn để xây dựng thế giới quan thẩm mỹ phù hợp với thời đại và xu thế phát triển chung của nhân loại.

Giáo dục tri thức thẩm mỹ

Tri thức thẩm mỹ là tồn bộ những giá trị thẩm mỹ được chủ thể thẩm mỹ đúc kết lại trong quá trình sống và qua mối quan hệ thẩm mỹ với đời sống xã hội. Tri thức thẩm mỹ luơn phù hợp với nhu cầu phát triển mặt thẩm mỹ của chủ thể.

Giáo dục tri thức thẩm mỹ là giáo dục những tri thức mang tính khoa học, phù hợp với nhu cầu phát triển về mặt thẩm mỹ của con người và của xã hội, tạo cho chủ thể thẩm mỹ cơ sở và nền tảng để hiểu biết đời sống thẩm mỹ, tiếp nhận và sáng tạo thẩm mỹ. Muốn vậy giáo dục tri thức thẩm mỹ phải được dựa trên những thành tựu của các ngành khoa học khác, mang tính khái quát và cĩ mối liên hệ nội tại chặt chẽ với nhau.

Trong tất cả các nội dung của giáo dục thẩm mỹ, khơng được xem nhẹ bất kỳ mặt nào. Tất cả các nội dung này cĩ tầm quan trọng và vai trị khác nhau nhưng cùng hướng đến mục đích chung là phát triển nhân cách con người nĩi riêng và phát triển đời sống tinh thần của tồn xã hội nĩi chung. Chúng cĩ mối liên hệ nội tại chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau. Sự hình thành và phát triển của mặt này tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của

mặt kia. Vì vậy giáo dục thẩm mỹ là một quá trình phong phú, đa dạng và nhiều khía cạnh. Điều đĩ tạo cơ sở để đề ra các phương hướng giáo dục ý thức thẩm mỹ đạt hiệu quả cao.

Đối với giáo dục thẩm mỹ cho học sinh phổ thơng trung học, cũng với nội dung giáo dục thẩm mỹ như trên, song do đặc thù của học sinh phổ thơng trung học và nền giáo dục ở nước ta hiện nay cần phải thấy được giáo dục cảm xúc thẩm mỹ và giáo dục tình cảm thẩm mỹ là rất quan trọng. Điều này là cơ sở để xây dựng những phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho học sinh phổ thơng trung học mang tính khả thi.

*Phương pháp giáo dc thm m cho hc sinh ph thơng trung hc tnh Qung Nam

Trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và đặc biệt là kế thừa những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ, kế thừa và phát huy những thành quả của các lĩnh vực giáo dục khác, căn cứ vào đặc điểm là những nội dung cơ bản của giáo dục ý thức thẩm mỹ, phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho học sinh phổ thơng trung học được xây dựng trên những hình thức cơ bản như sau:

Giáo dục thẩm mỹ bằng lao động.

Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, thơng qua lao động con người khơng những cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội mà cịn gĩp phần cải tạo con người. Lao động đã sáng tạo ra con người. Thơng qua lao động con người dần phong phú hơn về tư tưởng, tình cảm chứ khơng chỉ dừng lại ở sự phát triển đều đặn, mạnh khỏe về thể chất. Lao động đúc rút kinh nghiệm, tạo ra tri thức khoa học. Kinh qua lao động con người biết phân biệt cái tốt, cái xấu, cái đẹp, cái hùng tráng, cái bi hài. Nâng cao khả năng cảm nhận của các giác quan. Nguồn gốc cái đẹp suy cho cùng chính là những hoạt động tự giác của con người. C.Mác cho rằng: Mọi hoạt động sản xuất cĩ ý nghĩa chân

chính của từ đĩ là ở chỗ con người biết nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp. Những nhu cầu cao quý của con người về thưởng thức cái đẹp, về đánh giá thẩm mỹ, sáng tạo nghệ thuật đều hình thành từ lao động. Sáng tạo nghệ thuật là biểu hiện nhu cầu của con người trong lao động và đánh dấu bước nhảy vọt lớn của lao động thành thạo. Tất cả những nghệ sỹ dù cĩ năng khiếu đến mấy nếu khơng chịu khĩ lao động để phát triển tài năng thì sẽ chỉ dừng lại ở mức độ năng khiếu, khơng thể thành nhân tài, mà xa hơn nữa là vĩ nhân được.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng biện pháp giáo dục bằng lao động trong việc nâng cao trình độ thẩm mỹ của tồn dân. Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh phổ thơng trung học khơng chỉ là hoạt động mang tính nhà trường mà là mang tính xã hội. Lao động sẽ tạo cho học sinh phổ thơng trung học gắn liền lý luận và thực tiễn, biết nhìn nhận đúng và bảo vệ cái đẹp, phân biệt và loại bỏ cái xấu. Lao động tạo cho học sinh phổ thơng trung học bản lĩnh, niềm tin và lịng tự hào chân chính để đứng vững trước những cám dỗ, nhu cầu tầm thường lệch lạc của đời sống xã hội; làm cuộc sống cĩ ý nghĩa hơn và tự hào gĩp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của xã hội.

Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh phổ thơng trung học bằng lao động cĩ nhiều hình thức như: các cuộc thi sáng tác nghệ thuật, chiến dịch mùa hè tình nguyện, các hoạt động vệ sinh nhà trướng, các phong trào thể dục thể thao…

Giáo dục thẩm mỹ thơng qua các mơn học

Đứng trên quan điểm lập trường nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tất cả các giá trị, thành tựu của các mơn học đều cĩ mối liên hệ mật thiết qua lại và bổ sung cho nhau vì cùng hướng đến một mục tiêu chung là xây dựng và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong chương trình của học sinh phổ thơng ngày nay khơng cĩ các mơn học về nghệ thuật, song giáo dục thẩm mỹ thơng qua các bài giảng về

giáo dục cơng dân, văn học, lịch sử, địa lý. Những mơn học này cho học sinh phổ thơng trung học thấy được các giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ trong xã hội, nâng cao khả năng cảm thụ, nhận biết và đánh giá cái đẹp trong xã hội. Bên cạnh đĩ những mơn khoa học tự nhiên sẽ giúp cho học sinh phổ thơng trung học nhận thức, đánh giá cái đẹp trong tự nhiên. Trong các mơn học phải chú trọng đặc biệt giáo dục chính trị cho học sinh phổ thơng trung học vì nĩ là tiền đề hình thành thế giới quan khoa học cho các em. Một thế giới quan khoa học sẽ nâng cao khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ.

Muốn vậy giáo dục các mơn học phải xây dựng được những hình tượng đẹp về tình yêu quê hương, đất nước, con người, giáo dục ý thức đạo đức, nâng cao tri thức khoa học cho chủ thể thẩm mỹ.

Giáo dục bằng sách báo, văn hĩa và nghệ thuật.

Ngày nay, khơng ai cĩ thể phủ nhận rằng nghệ thuật chân chính cĩ tác động mạnh mẽ đến tình cảm con người, làm cho con người thực hiện được những kỳ cơng tưởng chừng khĩ cĩ thể vươn tới. Dù là bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng thực hiện ba chức năng cơ bản là phản ánh đời sống, giáo dục tư tưởng tình cảm và gây hứng thú thẩm mỹ. Khi dùng nghệ thuật để giáo dục thẩm mỹ cần chú ý lựa chọn đúng loại hình nghệ thuật và khơng gian giáo dục sẽ tác động gây tư tưởng tốt, tình cảm đẹp trong học sinh phổ thơng trung học, bên cạnh đĩ cĩ những loại hình nghệ thuật phản giá trị giáo dục ghê gớm, nĩ cĩ thể gây ra trạng thái sướt mướt, ủ rũ, ê chề hoặc gây nên chủ nghĩa anh hùng cá nhân, hoặc chủ nghĩa” bắt chước” thành trào lưu trong giới trẻ. Hơn nữa nghệ thuật ngày nay kén khán giả, cĩ nghĩa là các loại hình nghệ thuật dần dần phân hĩa theo lứa tuổi.

Giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật phải chủ trương lấy gốc từ hiện thực, “nghệ thuật vị nhân sinh” và những tác phẩm ưu tú của nhân loại làm phương tiện để giáo dục thẩm mỹ. Những tác phẩm lớn với giá trị thẩm mỹ

lớn làm cho con người yêu cuộc sống hơn, phát huy nhân tố tích cực trong bản thân con người, rửa sạch những ý nghĩ nhơ bẩn, thúc đẩy con người tiến lên phía trước, gĩp phần hình thành đạo đức mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩ.

Sách báo tiến bộ là phương tiện truyền tải giá trị nghệ thuật, đối với học sinh phổ thơng trung học phải làm cho sách báo ngồi ý nghĩa này cịn là ý nghĩa cao cả hơn nữa, sách báo cịn là một người bạn. Với đặc thù đang tưổi học sinh, một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả là đọc sách báo tốt và thơng qua phương tiện thơng tin đại chúng. Như MaximGoocky viết: Đọc sách là cách đọc tốt nhất. Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh phổ thơng trung học bằng sách báo, văn hĩa và nghệ thuật phải chú trọng khâu sàng lọc, bởi ngày nay dưới tác động của cơ chế thị trường, sách báo cĩ thể là con dao hai lưỡi, khi sử dụng nĩ cĩ thể mang lại hậu quả vơ cùng ghê gớm.

Giáo dục thẩm mỹ bằng gương điển hình tiên tiến

Hồ Chí Minh khi bàn về giáo dục cho thế hệ trẻ đã chỉ ra rằng, lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ Đảng viên để giáo dục lẫn nhau cịn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và cĩ sức thuyết phục rất lớn. Bởi vì người tốt việc tốt là cĩ thật, hiện hữu khách quan ngay trong cuộc sống, học sinh cĩ thể dễ dàng nhận thấy tiếp xúc trong sinh hoạt hàng ngày.

Người tốt, việc tốt cũng là người đẹp, việc đẹp. Đĩ là những giá trị phù hợp với đạo đức và thẩm mỹ của xã hội. Người tốt, việc tốt thơi thúc người khác mong muốn noi theo bởi trong cái tốt, cái đúng, cái đẹp ấy cĩ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đời sống xã hội và cá nhân, giữa cống hiến và hưởng thụ. Con người nhìn nhận tấm gương người tốt, việc tốt sẽ thúc đẩy mình cũng cĩ những hoạt động như vậy.

Giáo dục thẩm mỹ bằng người tốt, việc tốt là giáo dục một cách trực tiếp, gắn lý luận với thực tiễn xã hội, giúp cho học sinh cĩ cái nhìn trực quan, sinh động về cái thẩm mỹ và bản chất của nĩ. Đĩ là những cái biểu hiện ngay trong đời sống xã hội hang ngày bình dị chứ khơng phải là những cái cao siêu, trừu tượng và khĩ lý giải. Tấm gương người tốt, việc tốt là những tấm gương được xã hội cơng nhận, phù hợp với tính dân tộc, giai cấp và thời đại, tượng trưng cho xu thế phát triển tất yếu của lịch sử.

Mỗi tấm gương người tốt, việc tốt cĩ giá trị thẩm mỹ khác nhau nhưng đều hướng tới cái đúng, cái đẹp. Tấm gương người tốt, việc tốt cần được tuyên truyền, phổ biến để lại “danh tiếng”. Học sinh phổ thơng trung học đang độ tuổi muốn mình được mọi người và xã hội thừa nhận nên họ sẽ mong muốn làm nhiều việc tốt để mang lại giá trị thẩm mỹ cho bản thân và xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 46 - 124)