Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thẩm mỹ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 33 - 35)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thẩm mỹ

Các quan niệm triết học trước Mác về các đẹp đều khơng tránh khỏi tính phiến diện ở mức độ này hay mức độ khác khi họ hoặc xác định nguồn gốc của cái đẹp là ý niệm hay tinh thần tuyệt đối, hoặc xác định nguồn gốc của cái đẹp từ cảm xúc chủ quan của cá nhân, hoặc tuyệt đối hố tính khách quan của vẻ đẹp, đồng nhất cái đẹp với những thuộc tính vật chất – vật lý của các sự vật, hiện tượng.

Để tránh khỏi nhược điểm mà các quan điểm khác đã mắc phải, mỹ học Mác – Lênin trước tiên xác định cái đẹp là một phạm trù mỹ học, mà khơng đồng nhất nĩ với các biểu hiện cụ thể đơn lẻ của nĩ là các vẻ đẹp sinh động, riêng lẻ, ngẫu nhiên, trong đời sống thường ngày.

Mỹ học Mác – Lênin tiếp thu trên tinh thần phê phán các tư tưởng mỹ học trong lịch sử. Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đã khẳng định nguồn gốc, bản chất của quan hệ thẩm mỹ: Quan hệ thẩm mỹ là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất vật chất và đấu tranh xã hội, nĩ chính là quá trình phát hiện, cảm thụ các thuộc tính thẩm mỹ của thế giới và sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ trong đời sống văn hố nghệ thuật của con người.

Mỹ học Mác – Lênin một mặt khẳng định cơ sở khách quan của quan hệ thẩm mỹ là các hiện tượng thẩm mỹ nảy sinh và tồn tại trong đời sống hiện thực, mặt khác nhấn mạnh tính chủ động, tích cực của chủ thể thẩm mỹ trong mối quan hệ với khách thể thẩm mỹ.

Mỹ học Mác – Lênin cịn thừa nhận quan hệ thẩm mỹ mang bản chất xã hội, ở đĩ những vấn đề giai cấp, dân tộc, thời đại được phản ánh tương đối đậm nét.

Theo mỹ học Mác – Lênin cho rằng thẩm mĩ là phạm trù triết học nĩi về cái đẹp khách quan của tự nhiên, xã hội và con người.

Trong số các phạm trù mỹ học, phạm trù cái đẹp giữ vị trí trung tâm được thể hiện ở ba phương diện: trong cuộc sống thường ngày, trong lý luận nghệ thuật và trong mỹ học. Trong cuộc sống, với bản tính người của mình, con người “nhào nặn vật chất theo những quy luật của cái đẹp” (Mác) nghĩa là khác với lồi vật, con người sản xuất một cách vạn năng thốt khỏi nhu cầu thể xác, mang tính sinh vật của mình, sản xuất theo kích thước của mọi lồi và tự do đối lập với sản phẩm của mình. Ngồi hoạt động sản xuất, trong các hoạt động khác như tiêu dùng, giao tiếp, giải trí?

Mỹ học Mác – Lênin đã vạch ra bản chất của cái thẩm mỹ trong đời sống, trong nghệ thuật, đề ra nguyên tắc chung của việc chiếm lĩnh thế giới về mặt thẩm mỹ, phát hiện các quy luật hoạt động thẩm mỹ của con người. Cái đẹp và cái xấu, cái bi và cái hài, cái cao cả và cái thấp hèn, cái anh hùng và cái đê tiện – đĩ là những thuộc tính cĩ thực của mọi sự vật, hiện tượng và tình huống trong hiện thực, được cảm nhận bằng tình cảm thẩm mỹ và được biểu hiện trong những cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ.

Mỹ học Mác – Lênin cịn khẳng định cái đẹp là một giá trị, nguồn gốc của cái đẹp là cuộc sống, là hiện thực xã hội với tồn bộ tính đa dạng của nĩ, nĩ tồn tại một cách khách quan khơng phụ thuộc vào ý muốn của riêng ai. Và cuộc sống cao hơn nghệ thuật, nhưng nghệ thuật là lĩnh vực tập trung một cách cơ đọng cái đẹp của hiện thực, đồng thời cũng là cơng cụ để xã hội tác động đến những khía cạnh thầm kín và sâu xa trong tâm hồn con người, nghệ thuật phản ánh chân thành cuộc sống đồng thời phê phán, đánh giá và làm lại cuộc sống theo lý tưởng thẩm mĩ của người nghệ sỹ, xây dựng một mơ hình – hình tượng cao hơn cuộc sống. Nghệ thuật chân chính kích thích “người nghệ sỹ” trong mỗi con người, nghĩa là xây dựng trong mỗi con người sự nhạy cảm

về cái đẹp và lịng mong muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống hiện thực. Nghệ thuật cĩ khả năng mạnh mẽ thống nhất tình cảm, tư tưởng – ý chí của quần chúng theo phương hướng của lý tưởng cách mạng.

Hoạt động thực tiễn của con người là cơ sở của quan hệ thẩm mĩ đối với hiện thực. Chính trong hoạt động mang tính xã hội này đã hình thành nên năng lực sáng tạo theo quy luật cái đẹp và xem xét mọi sự vật, hiện tượng với cái “độ thẩm mỹ”. Nhờ đĩ con người đã tìm thấy trong thế giới tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật thẩm mỹ đa dạng.

Cái đẹp là một giá trị, bằng hành động của chính mình thì con người mới nhận thức được giá trị đĩ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)