Nội dung giáo dục

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng giáo dục của FUKUZAWA YUKICHI (Trang 67)

Trong giai đoạn Minh Trị duy tân trở về trước, nền giáo dục Nhật Bản mang đậm màu sắc Hán học cả về phương pháp và nội dung như Fukuzawa Yukichi đã chỉ ra rằng: “ học vấn ở đâu cũng chỉ toàn là Hán học”. Điều đó cản trở không nhỏ đến sự vận động và phát triển của xã hội Nhật Bản đương thời. Từ nhãn quan cấp tiến, Fukuzawa Yukichi nhận thấy những sự yếu kém của nền giáo dục Hán học so với nền giáo dục khoa học và thực nghiệm của phương Tây mà ông đã có dịp tiếp cận. Với tư duy nhậy bén và thức thời, một mặt Fukuzawa Yukichi đã tiến hành phê phán nền giáo dục Hán học đương thời, mặt khác đẩy mạnh tuyên truyền, khai phóng nền giáo dục hiện tại của Nhật Bản theo hướng Tây học để nhanh chóng văn minh hóa đất nước. Từ ý hướng ấy, Fukuzawa Yukichi đã viết hàng loạt tác phẩm bàn về nhiều vấn đề, trong đó tác phẩm “Khuyến học” là tác phẩm thể hiện rõ nét nhất tư tưởng giáo dục khai sáng của ông.

2.2.1. Phê phán thói “hƣ học” cụ thể là Hán học vốn đang là nền tảng giáo dục của Nhật Bản

Fukuzawa Yukichi phê phán gay gắt lối giáo dục Hán học, chủ trương xây dựng nền “Thực học” trên nền tảng khoa học hiện đại phương Tây nhằm nhanh chóng “khai hóa văn minh” đảm bảo nền độc lập dân tộc của Nhật Bản.

Fukuzawa Yukichi cho rằng nền giáo dục Nho học truyền thống ở Nhật Bản chính là sự cản trở của văn minh. Nó vừa cổ hủ vừa chậm phát triển, hàng nghìn năm vẫn không thay đổi, chỉ coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo mà coi thường chân lí và nguyên tắc. Số lượng người đi học đã ít ỏi, lại chỉ được dạy đọc – viết mà không được khuyến khích phát triển tư duy sáng tạo và độc lập. Fukuzawa Yukichi phê phán lối học ấy trong xã hội Nhật Bản đương thời: “Học vấn là gì? Đó không phải là học chỉ cốt để hiểu câu khó, chữ khó; càng không phải là việc học chỉ để giải nghĩa văn cổ, đọc thơ, vịnh thơ. Học như vậy không có ích gì cho cuộc sống cả.

Đọc các tác phẩm văn học cũng là để động viên an ủi lòng người, như thế chẳng phải là môn học có ích cho cuộc sống đó sao? Nhưng tôi không nghĩ rằng văn học là môn học quan trọng đến mức “phải thờ phụng nó” như các thầy dạy hán văn, cổ văn thường nhấn mạnh. Trong cuộc sống, tôi hầu như không thấy thầy dạy hán văn nào có được tài sản đáng kể, cũng như các thương gia vừa giỏi thơ phú vừa thành công trong kinh doanh lại càng hiếm.

Với lối học như hiện nay, chỉ tăng thêm sự lo lắng trong các bậc phụ huynh, nhà nông… những người hết lòng chăm lo việc học tập cho con cái: “ chúng nó cứ học theo kiểu này, chắc có ngày tán gia bại sản mất”. Điều đó là đúng. Vì lối học này không thực tế, không thể áp dụng kết quả học tập vào thực tiễn cuộc sống” [86, tr. 26].

Trong sự nhìn nhận của Fukuzawa Yukichi, nền giáo dục Hán học chưa bao giờ được đánh giá cao bởi tính hư văn, tầm chương trích cú và lối học hình thức. Nhưng tính thực dụng thì lại rất hạn chế, Fukuzawa Yukichi viết:

“Tục ngữ có câu: “đọc Luận ngữ mà không biết Luận ngữ”(không biết ý nghĩa của lời lẽ ngôn từ ). Tức là dù có nhồi nhét đầy tri thức trong đầu nhưng không thể ứng dụng vào hành động thực tế thì cũng vô nghĩa. Dù có thuộc làu làu chuyện xưa tích cũ nhưng không biết giá một kilôgram gạo, một

mớ rau là bao nhiêu. Dù có hiểu biết cặn kẽ kinh điển Trung Hoa nhưng không biết làm thương mại, không biết giao dịch làm ăn. Mất nhiều năm gian khổ đèn sách, tiêu tốn bao nhiêu tiền bạc để học hành, trang bị đủ loại kiến thức Âu Tây, nhưng kiếm miếng ăn chỉ nuôi miệng mình cũng không nổi. Những người ấy chỉ là “cái tủ kiến thức suông” [86, tr 38-39].

Theo ông, một nền giáo dục dựa trên nền tảng như thế thì không giúp ích gì đáng kể, thậm chí gây cản trở cho sự phát triển của đất nước, bởi lẽ trong thời đại mở cửa mà để tư tưởng thủ cựu của Hán học bám rễ trong não trạng của thế hệ trẻ, thì ánh sáng văn minh phương Tây rất khó vào được Nhật Bản.

“Vì thế, không thể mở cửa để sánh vai với các cường quốc phương Tây được. Tôi tin tưởng một cách sau sắc, đó là do lỗi của nền giáo dục Hán học”[88, tr.292].

Cũng như Fukuzawa Yukichi của Nhật Bản, Nguyễn Trường Tộ của Việt Nam, người sống cùng thời với ông, đã phê phán lối học tệ hại mà ông gọi là “hủ Nho”: “học vấn là gì? Là học những điều chưa biết để biết mà đem ra thực hành. Nhìn lại sự học của ta ngày nay, những điều thầy dạy học trò đều là những chuyện xa xưa… ngày nay chẳng ai theo nữa… lúc nhỏ học thiên văn, địa lí, chính sự bên Tàu (mà nay họ đã đổi khác hết rồi ), lớn lên, ra làm việc thì dùng địa lí, thiên văn, chính trị, phong tục nước Nam, hoàn toàn khác hẳn… quả thật lạ đời! tuy Nhật Bản, Cao Ly cũng đọc sách Tàu, nhưng chỉ để làm vui, còn ra làm việc thì theo sách nước họ. Nước ta đâu phải là nước phù dung của nước Tàu mà cứ học sách Tàu là chính. Nước ta cũng có tổ tiên, có vua quan đời trước, có sự tích lưu truyền có thể cho ta tìm thấy nguyên nhân của sự được mất, khảo sát lí do của sự trị loạn. Cho nên luật nước, lệ làng cho đến những ưu điểm, nhược điểm, những lề lối dạy dỗ. Những tục hay, tục dở trong dân gian ta đều là những cái đáng tìm tòi, để bổ cứu, sửa đổi, như thế mới là cái học trị nước, giúp đời. Nước ta hiện nay

đang ở trong cái thế bị ép, người ngoài sắp lấn chiếm làm hang ổ. Đó là lúc chúng ta phải tiến dâng trí khôn, sức lực để chống giữ và bảo vệ nước nhà”

[2, tr.92-193].

Chính lối giáo dục cổ truyền ấy đã gây ra nơi thế hệ trẻ tính thụ động, tự ti, tôn thờ một chiều và không có tư duy phê phán, làm thui chột tư duy sáng tạo và tính cách độc lập. Fukuzawa Yukichi một mình đối địch với cả nền Hán học, ông đã viết: “Việc tôi lấy Nho giáo làm kẻ đối địch của mình đến mức như vậy, vì theo tôi, trong thời đại mở cửa mà để tư tưởng thủ cựu của Nho giáo đọng vào trí não lớp hậu thế, thì tư tưởng văn minh của phương Tây sẽ rất khó vào được Nhật Bản. Tôi nổ lực hết sức để cứu lớp trẻ, để đưa họ đến với nền học thuật mà tôi đặt niềm tin tuyệt đối vào đó. Thực tâm tôi đã chuẩn bị tinh thần tập hợp tất cả các nhà Nho đến để một mình đối đầu với họ” [88, tr.294]. Nếu không có sự đào sâu suy nghĩ, không có tư duy phê phán thì dù có nhồi nhét đầy tri thức trong đầu cũng chẳng có ích gì. Vì thế trong “Khuyến học”, Fukuzawa Yukichi không chỉ định khuyên mọi người chỉ đọc sách một cách thụ động. Vấn đề căn bản là đọc sách để hình thành tính cách độc lập và ứng dụng tri thức vào đời sống thực tiễn để phục vụ đất nước. Đó mới chính là mục tiêu đích thực sự của giáo dục mà Fukuzawa Yukichi muốn truyền đạt.

Có thể thấy rõ quan điểm của Fukuzawa Yukichi qua việc phê phán Hán học, tức là lối học những chuyện xa xưa của Trung Quốc, không có ý nghĩa, tác dụng gì đến cuộc sống hiện tại Nhật Bản, không giúp giải quyết những vấn đề cấp bách của hai nước. Bên cạnh đó ông còn phê phán nội dung và phương pháp giáo dục theo kiểu hư học: Nội dung chỉ học Kinh, Thư, Thi, Phú, Cổ sử Tung Quốc… không học các môn khoa học tự nhiên và khoa học thực nghiệm; Phương pháp chủ yếu là luận giải những câu khó hiểu, tán dương thiên phú. Và đương nhiên, chính nền giáo dục như vậy làm mất bao

nhiêu thời gian, làm cho giới tri thức chôn vùi cuộc đời theo khoa cử hay chốn văn chương, không thiết thực, không còn thời gian mà suy nghĩ, hiến kế cho việc giải quyết các vấn đề cấp bách của đất nước.

Về phương pháp học tập, Fukuzawa Yukichi không cho rằng chủ yếu của việc học là đọc sách và khẳng định chữ nghĩa chỉ là công cụ của sự học hành. Ông đưa ra sự so sánh thú vị: “Biết chữ mới chỉ là công cụ trên con đường học vấn, cũng như cái đục, cái cưa – những công cụ không thể thiếu để cất nhà. Nếu chỉ biết gọi đúng tên của những thứ đó, không có tư duy, không biết cách đóng giường tủ bàn ghế… thì không thể gọi là thợ mộc được. Cũng như vậy, người biết chữ cũng không thể gọi là người có học vấn nếu không biết lý giải, hiểu biết đầy đủ đạo lý của sự vật” [86,tr.38].

Bằng những ví dụ điển hình trên, Fukuzawa đã phê phán hư học một cách đầy thuyết phục. Hư học không những không mang lại lợi ích gì cho đời sống hang ngày của nhân dân mà còn làm thui chột tính độc lập, sáng tạo của con người và lãng phí thời gian, bỏ mất cơ hội để phát triển đất nước. Theo ông, để khắc phục hư học thì phải nhanh chóng áp dụng thực học, cổ vũ mạnh mẽ cho thực học – phương tiện để cận đại hóa đất nước.

2.2.2. Thiết lập một nền giáo dục thực dụng

Fukuzawa Yukichi là người khá am hiểu sâu sắc Hán học nhưng “không tôn thờ Hán học và không đặt Hán học ở vị trí quan trọng” [88, tr293]. Và Fukuzawa đã dùng vốn liếng Hán học của mình để đã phá lối học lỗi thời này” [69, tr.118].

Vì thế ông luôn phê phán, chỉ ra những thiếu sót. Điều quan trọng là Fukuzawa Yukichi đã nhận ra rằng những tư tưởng thủ cựu của Nho giáo là nguyên nhân làm cản trở việc du nhập văn minh phương Tây.

Ngược lại, với thái độ phê phán kịch liệt lối giáo dục Hán học, Fukuzawa Yukichi luôn thể hiện sự ngưỡng mộ đối với nề giáo dục tiên tiến

phương Tây. Ông chủ trương kêu gọi người dân hãy theo đuổi nền giáo dục thực học năng động trên nền tảng khoa học hiện đại của phương Tây nhằm thúc đẩy tiến độ xã hội và nâng cao tinh thần độc lập của người Nhật Bản. Có như thế mới đem đến khả năng giải quyết được những vấn đề mà con người và đất bước Nhật Bản đang phải đối mặt. Chính quan điểm giáo dục “hướng Tây” này của Fukuzawa Yukichi đã gây ra không ít sự khó chịu nơi phái bảo thủ ở Nhật Bản lúc bấy giờ.

Quan điểm giáo dục thực học của Fukuzawa Yukichi thể hiện rõ ở phương trâm: học đi đôi với hành, và hơn thế học là để thực hành. Muốn thực hiện phương trâm ấy, theo Fukuzawa Yukichi, cần phải tìm lời giải đáp cho hai câu hỏi: học cái gì? và học như thế nào?

Về câu hỏi “học cái gì?”, Fukuzawa Yukichi đề suất: “Trước hết, phải học những môn thực dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: phải thuộc lòng bảng 47 chữ

ản và các nước trên địa cầu. Vật lý là môn học giúp ta phân biệt những tính chất của mọi vật thể trong thiên nhiên, qua đó tìm ra tác dụng của nó. Học sử vì đây là môn học giúp ta hiểu biết cặn kẽ mọi sự kiện ghi trên niên biểu lịch sử, qua đó giúp chúng t

Đạo đức, môn này giúp ta hiểu về hành vi hành động của bản thân, hiểu cách cư xử, cách giao tiếp, cách sinh hoạt giữa người với người” [86, tr.24-25]. Nghĩa là, để tăng hiệu quả thực tiễn của tri thức thì cần phải bổ sung vào chương trình giáo dục những môn học mang tính thực dụng cao, tức là những môn đã trở thành thông dụng trong giáo dục ở phương Tây nhưng vẫn vắng

bóng ở Nhật Bản, để thay thế cho những lời giáo huấn được cho là không thiết thực của các “Thầy đồ”.

Còn “học như thế nào?” thì Fukuzawa Yukichi chỉ rõ, cần thiết phải đọc tất cả quyển sách của Châu Âu đã được dịch ra tiếng Nhật. Đối với các bạn trẻ có khả năng thì tôi khuyên nên đọc trực tiếp các nguyên bản từ tiếng Anh, Pháp, Đức. Khi học được phải nắm được nội dung chủ yếu của môn học, trên cơ sở đó phải hiểu được bản chất của mọi sự vật. Đi

học phải có thái độ nghiêm túc, tinh thần cầu thị ham học hỏi, khám phá kho tàng tri thức của nhân loại. Nói khác đi, đó là “Thực học”, có nghĩa, học những gì là hợp lý, có có chứng cứ hiển nhiên rồi đem cái học ấy ra trắc nghiệm, áp dụng ngay vào đời sống hàng ngày của chính mình ; nói chung, học vấn là để tựu thành cái khả năng tự chủ độc lập của mỗi cá nhân con người tùy theo phạm vi nghề nghiệp. Hãy cần mỗi cá nhân đều có tinh thần tự chủ độc lập trước đã rồi mới nói đến quốc gia tự chủ và độc lập được” [28, tr.168].

Ở đây, Fukuzawa Yukichi đã đưa ra một ý tưởng mới mẻ về vấn đề cấp thiết của việc dịch thuật và yêu cầu đọc nguyên bản kinh điển bằng ngoại ngữ trong nghiên cứu và học tập.

Từ việc trả lời hai câu hỏi trên, Fukuzawa Yukichi nhấn mạnh rằng, chỉ có học như thế mới hiệu quả và có ích cho cuộc sống. Mặc dù kêu học học như phương Tây nhưng Fukuzawa Yukichi không chủ trương học ở mọi điểm, mọi cái mà phương Tây đang có. Vấn đề đặt ra là cần phải có sự “gạn đục khơi trong” trong quá trình tiếp thu văn minh phương Tây, bởi lẽ trong mắt nhìn của Fukuzawa “văn minh phương Tây đúng là hơn chúng ta, nhưng

không có nghĩa là cái gì của nó cũng hoàn hảo. Văn minh phương Tây cũng đầy rẫy khiếm khuyết. Phong tục phương Tây không phải thứ gì cũng hay ho”. Hơn nữa, Nhật Bản và phương Tây có nhiều đặc điểm khác nhau, nên những yếu tố ở phương Tây thì tốt đẹp nhưng khi du nhập vào Nhật Bản thì chưa chắc đã phù hợp.

Chính vì thế, khi đối diện với văn minh phương Tây, người Nhật cần phải phát huy cao nhất năng lực lựa chọn để tránh thái độ “tin tưởng tới mức mù quáng vào văn minh phương Tây”, và từ đó xác định cái gì cần tiếp thu, cái gì cần gạt bỏ. Và chính ở đây, Fukuzawa chỉ rõ, mục đích của giáo dục là nhằm nuôi dưỡng năng lực lựa chọn của người Nhật, hay nói cách khác, muốn trau dồi năng lực lựa chọn thì người Nhật trước hết phải nâng cao tri thức và không ngừng học tập. Fukuzawa viết: “Cần phải có năng lực lựa chọn: tin cái gì và nghi ngờ cái gì? Kết quả của học vấn chính là ở chỗ nuôi dưỡng năng lực lựa chọn đó”.

“Không thể có miếng ăn ngon nếu chỉ là cái tủ kiến thức” của tác phẩm “khuyến học”.

thì nó chỉ là lý thuyết suông, trống rỗng, không có tính thực tiễn. Fukuzawa Yukich cho rằng, “Học tập không chỉ bao hàm việc đọc s

học tập là ở chỗ áp dụng vào thực tế, nếu không thì nguời học vẫn dốt nát”

[87, tr.139]. Như vậy, bản chất của học tập là hoạt động trí óc. Đọc sách chỉ là giai đoạn đầu tiên của quá trình “học” thiếu công đoạn “hành” thì việc học ấy không mang lại kết quả.

“Có anh chàng thư sinh lặn lội lên tận Edo cả mấy năm trời, quyết chí theo học thuyết Chu Tử. Anh ta nỗ lực, miệt mài ngày đêm sao chép kinh sách. Số lượng sách vở sao chép lên tới hàng trăm cuốn. Tự nhủ học thế là thành tài rồi, chàng thư sinh bèn trở về quê. A

gửi xuống hết tàu thủy. Chẳng may, con tàu chở hàng gặp nạn chìm ngoài khơi tỉnh Shizuoka. Vì chỉ có sao chép chít vào vở nên bản thân anh ta thì về tới quê, còn chữ thì theo tàu chìm xuống sông, xuống biển. Thế là bao nhiêu chữ thầy trả lại thầy. Công lao học hành trở thành công cốc” [86, tr.173- 174].

Để kiến thức đi vào thực tiễn, nói khác đi, biến suy nghĩ thành hành

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng giáo dục của FUKUZAWA YUKICHI (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)