7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Lập dự toán thu BHXH
Dự toán thu BHXH được lập hàng năm theo từng cấp quản lý dựa vào tình hình thực hiện năm trước, khả năng mở rộng đối tượng tham gia của cơ quan BHXH và dựa vào kết quả tổng hợp kế hoạch thu của các cơ quan BHXH cấp dưới gửi lên. Dự toán thu đối với BHXH các cấp là nhiệm vụ được Nhà nước giao mang tính pháp lệnh; cơ quan BHXH các cấp phải lấy việc hoàn thành dự toán thu BHXH là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của BHXH các cấp
Lập dự toán thu là việc xác định các chỉ tiêu dự toán thu BHXH và xây dựng các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra. Xét về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, lập dự toán thu BHXH chính là quá trình dự báo, tính toán mức độ và các
biện pháp tổ chức động viên nguồn thu vào quỹ BHXH. Căn cứ theo tiêu thức độ dài thời gian có thể phân loại dự toán thu BHXH thành dự toán dài hạn, dự toán trung hạn và dự toán ngắn hạn. Dự toán thu BHXH dài hạn, trung hạn thường mang tính dự báo gắn với một thời kỳ ổn định NSNN.
- Dự toán thu BHXH ngắn hạn là dự toán có thời gian hiệu lực từ một năm trở xuống, bao gồm:
+ Dự toán năm: Gắn với dự toán ngân sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm. Cơ quan BHXH các cấp đều phải lập dự toán thu BHXH năm. Dự toán thu BHXH năm mang tính pháp lệnh. Để thực hiện dự toán pháp lệnh, cơ quan BHXH còn phải lập và giao dự toán quý, tháng, dự toán phấn đấu để điều hành thu.
+ Dự toán quý: Căn cứ xây dựng dự toán thu BHXH quý là dự toán pháp lệnh đã được phê chuẩn và dự toán phấn đấu. Trên cơ sở số dự toán thu cả năm mà phân bổ cho từng quý cho phù hợp với quy luật vận động của nguồn thu trong từng quý.
+ Dự toán tháng: Là dự toán thu mang tính chất tác nghiệp nhằm triển khai thực hiện dự toán quý và dự toán năm. Dự toán tháng được lập ở BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị xã, thành phố. Dự toán tháng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy cơ quan BHXH tăng cường các biện pháp quản lý các khoản thu theo các khoản phát sinh hàng tháng để nộp kịp thời vào quỹ BHXH, tránh tình trạng dồn thu vào những tháng cuối năm.
Quy trình lập dự toán thu
Xác định đối tượng tham gia
Đối tượng tham gia là người lao động và người sử dụng lao động. Họ là những người trực tiếp tham gia đóng góp tạo nên quỹ BHXH với một tỷ lệ nhất định so với tiền lương của người lao động theo quy định của Luật.
+ Người lao động là công dân Việt Nam + Người lao động là người nước ngoài - Người sử dụng lao động, bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ.Việt Nam;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Xác định mức đóng
Mức đóng sẽ dựa trên tiền lương tháng của người lao động. Để đảm bảo tính hợp lý khi thu cần phải có căn cứ để đưa ra những mức đóng góp phù hợp với người lao động. Tiền lương của người động được lấy làm cơ sở để tính mức đóng, điều này là hợp lý. BHXH bắt buộc được áp dụng đối với người lao động có thời hạn làm việc ở mức nhất định, thu nhập ổn định. Theo đó tùy thuộc vào mức lương của mình mà người lao động đóng theo các định mức mà pháp luật đặt ra.
- Bảo hiểm xã hội quận, huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng người lao động tham gia BHXH trên địa bàn, lập 02 bản "Dự toán thu BHXH" năm sau, gửi 01 bản đến BHXH tỉnh, thành phố trước ngày 05/11 hàng năm.
- Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố:
+ Lập 02 bản dự toán thu BHXH đối với người sử dụng lao động do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản "Dự toán thu BHXH" năm sau, gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày 15/11 hàng năm.
toán thu BHXH cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH quận, huyện trước ngày 20/01 hàng năm.
- BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ: Lập dự toán thu BHXH gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Căn cứ tình hình thực hiện dự toán năm trước và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao dự toán thu BHXH cho BHXH tỉnh và BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm.
Việc lập dự toán thu BHXH phải đảm bảo tính khách quan, trung thực. Dự toán thu BHXH phải đảm bảo tính tiên tiến, tích cực, chủ động, phù hợp với tăng trưởng kinh tế và quy luật tăng trưởng thu trên địa bàn