CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU BHXH
1.3.2. Nhân tố thuộc về cơ quan quản lý BHXH
- Ở các nước có tỷ lệ tuân thủ thấp, quy trình và thủ tục đăng ký BHXH, quy trình thu BHXH, cho đến quy trình xét hưởng chi trả BHXH bị đánh giá cịn rườm rà, làm tăng chi phí tuân thủ cho các đối tượng tham gia. Bởi vậy, tâm lý của các đối tượng tham gia và cả người được hưởng khơng thoải mái, từ đó khơng muốn tham gia.
- Việc thanh tra kiểm tra BHXH chưa hiệu quả chưa kiểm soát hết lượng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là nguyên nhân khác khiến cho tình trạng tn thủ đóng góp BHXH kém. Một mặt có thể là do lực lượng thanh tra quá mỏng so với số lượng đối tượng tham gia nên không thể thực hiện thanh tra kiểm tra thường xuyên. Từ đó cơ quan BHXH khơng kiểm sốt hết tình trạng vi phạm. Mặt khác có thể là do tư cách đạo đức của thanh tra viên. Họ có thể dễ dàng bị mua chuộc và thông đồng với người sử dụng lao động để vi phạm pháp luật.
- Trong quá trình quản lý đối tượng tham gia, nếu cơ quan BHXH không giữ mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức như cơng đồn, cơ quan quản lý lao động, các cơ quan liên quan đến việc cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp,… thì mức độ tn thủ đóng góp của các đối tượng này sẽ bị giảm đi.
- Trong mọi lĩnh vực, con người là yếu tố quyết định sự thành công. Trong công tác quản lý thu BHXH, con người có trình độ, năng lực, khả năng tư duy và có đạo đức nghề nghiệp là yếu tố tác động chủ yếu đến hiệu quả của công tác thu BHXH. Cán bộ quản lý thu hàng ngày phải xử lý các nghiệp vụ đòi hỏi phải được tuyển chọn cẩn trọng, được bố trí hợp lý, được đào tạo bài bản và phải đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:
động, BHXH, BHYT...), nắm vững chun mơn; chịu khó đi sâu, đi sát đơn vị; am hiểu lĩnh vực hoạt động kinh doanh, nắm chắc tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.
+ Phải có đạo đức, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp cao. + Giao tiếp tốt, có bản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp.