8. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Điều kiện về kinh tế xã hội
Quá trình tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội có tác động không nhỏ đến quá trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ làm tăng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, có thể nói chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhân tố quan trọng, tác động rất lớn đến quá trình quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Đối với nước ta, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là hệ thống quan điểm, định hướng của Đảng, của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, theo vùng kinh tế trong từng giai đoạn. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 là đẩy manh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cùng với chính sách kinh tế và pháp luật kinh tế, hoạt động đầu tư của Nhà nước nói chung và hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng là biện pháp kinh tế nhằm tạo ra môi trường và hành lang thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đi theo qũy đạo của kế hoạch vĩ mô.
Ngoài ra, công tác quản lý đầu tư công không chỉ phụ thuộc vào trình độ, quy mô phát triển sản xuất, dịch vụ, mật độ dân cư mà còn phụ thuộc vào các phương tiện đi lại, các thiết bị sinh hoạt của dân cư. Đây là nguyên tắc hệ
thống để làm sao cho các công trình đầu tư công được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả tạo thành một hệ thống khép kín.