8. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Trong thời gian qua, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm ở các cấp, các ngành chủ yếu tập trung vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nhu cầu vốn vượt khả năng cân đối của tỉnh; việc huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác đã có nhiều tiến bộ so với thời gian trước, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, khả năng cân đối vốn hàng năm cho các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm gặp rất nhiều khó khăn vì khả năng thu hồi vốn của các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh thấp do nền kinh tế chậm phát triển so với các địa phương trong khu vực dẫn đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chưa hiệu quả, thiết thực…
Bảng 2.2. GDP của tỉnh và GDP bình quân đầu người trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2016 (theo giá hiện hành 2010)
Năm ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016 GDP bình quân của tỉnh Tỷ đồng/Năm 7013 8338 8987 9646 10.442 11.284 GDP bình quân đầu người Triệu đồng/Năm 13.6 20.35 25,7 27,494 29,677 31,962
Qua số liệu tại Bảng 2.2 ta thấy, tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) hằng năm tương đối khá, bình quân trong thời gian từ năm 2011-2015 đạt 16,7%/năm. Kết quả công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người tăng lên qua các năm. Thu nhập bình quân đầu người từ 13,6 triệu đồng năm 2010 tăng lên 25,7 triệu đồng năm 2013 và đạt trên 31,962 triệu đồng vào năm 2016. Ta nhận thấy, GDP của tỉnh và mức sống của người dân tăng dần qua các năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách ổn định.
Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng từ 20,88% năm 2010 tăng lên 23,06% năm 2015, thương mại - dịch vụ từ 34,44% năm 2010 tăng lên 39,14% năm 2015 giai đoạn 2011-2015 bình quân 16,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ- thương mại, thể hiện cụ thể qua Bảng 2.3:
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum trong thời gian từ năm 2011 - 2016
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng 100 100 100 100 100 100
Nông - Lâm - Ngư nghiệp 43,11 41,17 39,04 38,28 37,76 36,1 Công nghiệp - Xây dựng 23,52 24,74 25,52 22,55 23,24 24,31 Thương mại - Dịch vụ 33,37 34,09 35,44 39,17 39,0 39,59
(Nguồn: Kế hoạch PTKTXH tỉnh Kon Tum)
Trên cơ sở số liệu tại Bảng 2.3, lĩnh vực sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng; tốc độ tăng bình quân gần 16%/năm và đạt 3.850 tỷ đồng. Công nghiệp phát triển mạnh, tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế, một số sản phẩm đã tạo được thương hiệu và có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum thời gian từ năm 2011 - 2016
Qua số liệu tại Biểu đồ 2.1, ngành Thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong thời gian từ năm 2011-2016 có bước phát triển mạnh. Mạng lưới phân phối hàng hóa đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, góp phần tham gia bình ổn giá cả hàng hoá thiết yếu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng nhanh, bình quân đạt 27,7%/năm; một số khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh được đưa vào khai thác, góp phần tăng lượng khách du lịch đến tỉnh bình quân hằng năm lên 17,85% [Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum (2016), trang 365].
- Sản xuất nông nghiệp phát triển, các giống cây trồng, vật nuôi và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Diện tích cây cao su, cà phê, sâm Ngọc Linh tiếp tục được mở rộng, tạo ra các vùng chuyên canh phục vụ cho công nghiệp chế biến; diện tích rau, hoa xứ lạnh bước đầu được đầu tư có kết quả. Việc xây dựng nông thôn mới mang lại kết quả tích cực, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư và đời sống người dân ở vùng nông thôn. Tiềm năng đất đai, thủy điện... được khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn, tạo nguồn lực
cho đầu tư phát triển.
Từ những phân tích trên cho thấy, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng, Thương mai - Dịch vụ tăng dần từ năm 2010 đến năm 2015, trong khi đó tỷ trọng ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp lại giảm dần từ năm 2010 đến năm 2015. Như vậy, trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có thay đổi, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Điều này cho thấy nhu cầu về lao động làm việc trong ngành Công nghiệp - Xây dựng ngày càng tăng lên, kéo theo nhu cầu đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu làm việc trong ngành Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ của tỉnh ngày càng tăng lên.