Năng lực của bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 39)

8. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Năng lực của bộ máy quản lý

Đây là một trong những yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư dự án và kết quả, chất lượng của các công trình dự án. Để dự án đạt được kết quả như mục đích đã đề ra, các cơ quan quản lý và đơn vị thực hiện đầu tư cần phải đảm bảo nguồn nhân lực, cả về chất lượng và số lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của dự án để đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đã đề ra và đạt được hiệu quả như định hướng.

Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là trình độ quản lý của cán bộ quản lý và thực hiện đầu tư tại địa phương. Năng lực chuyên môn của các cơ quan tư vấn về đầu tư xây dựng cơ bản ở nơi nào còn hạn chế thì ở địa phương đó chất lượng thiết kế các công trình chưa đạt yêu cầu, tiến độ thực hiện chậm, hiệu quả sẽ không cao. Nhất là năng lực của các nhà thầu, đơn vị thi công yếu thì sẽ dẫn đến việc tổ chức thi công không đảm bảo yêu cầu, chất lượng công trình kém gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng công trình sau này, giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư của công trình, không tạo đà để phát triển kinh tế - xã hội của khu vực dựu án đầu tư.

Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến công tác đầu tư công vì hoạt động đầu tư rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực do đó đòi hỏi cán bộ quản lý đầu tư công phải có trình độ chuyên môn nhất định. Vì vậy, việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ quản lý xây dựng cơ quản về chuyên môn nhằm nâng cao trình độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

1.3.4. Các cơ chế, chính sách về quản lý đầu tƣ xây dựng

yếu tố quan trọng, có tác động trực tiếp đến quá trình quản lý đầu tư. Trên thục tế, Việt Nam đã có rất nhiều cơ chế, chính sách cho lĩnh vực quản lý đẩu tư pháỉ triển xây dụng cơ sờ hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội ờ nước ta như: các chính sách vể thuế, tài chính, tín dụng; chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách thu hút đầu tư; chính sách khoa học - công nghệ.

Các chính sách, đặc biệt là chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý đầu tư xây dựng. Đó là các chính sách dịch vụ thương mại, chính sách đầu tư, một số chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô, vi mô như chính sách tài khóa (chủ yếu là chính sách thuế và chính sách chi tiêu của Chính phủ), chính sách tiền tệ (công cụ chính sách lãi suất và mức cung tiền), chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khấu hao... Các chính sách kinh tế này tác động vào lĩnh vực đầu tư góp phần tạo ra một cơ câu đâu tư nhât định, là co sờ để hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý hay không hợp lý cũng như tác động làm tăng hoặc giảm thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được thực hiện hiệu quả hay không có hiệu quả.

Trong quản lý đầu tư, yếu tố môi trường pháp lý và kinh tế tác động trên nhiều phương diện. Môi trường pháp lý có thể tạo ra những điều kiện để hình thành nên các hệ thống cơ sở hạ tầng và tạo ra sự gắn kết giữa cơ sở hạ tầng chung của cả nước với hệ thống hạ tầng của địa phương. Trong khi đó, Môi trường pháp lý tạo những điều kiện huy động các nguồn lực cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kể cả nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân.

1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công ở các địa phƣơng trong nƣớc

a. Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về chất lượng công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thành tích cải cách hành chính nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Qua đánh giá việc triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội như: Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng của Trung ương ban hành, Thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hoá các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của Thành phố Đà Nẵng là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: từ xin chủ trương đầu tư; chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm định phê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; đền bù và giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát vốn đầu tư; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn đầu tư và xây dựng. Việc cụ thể hoá quy trình quản lý và giải quyết công việc của nhà nước đã tạo một bước đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy Nhà nước.

b. Tỉnh Bình Dương

luôn được xem là một địa phương nỗi trội trong cả nước. Trong thời gian qua, thực hiện công tác phân cấp vốn đầu tư XDCB, Bình Dương đã tạo được sự chủ động, linh hoạt trong bố trí vốn cho các công trình, dự án quan trọng, bức xúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong 5 năm từ 2011-2015, công tác quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước cũng như khả năng cân đối ngân sách của cấp huyện, cấp xã trong tỉnh từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, công tác lập quy hoạch xây dựng cũng được các cấp, các ngành trong tỉnh tích cực triển khai. Đến nay nhiều dự án quy hoạch quan trọng của Bình Dương được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả, bảo đảm đầu tư những công trình quan trọng, bức xúc, phát huy vai trò lan tỏa khi hoàn thành đưa vào sử dụng. Đối với công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB đã đạt kết quả tốt, theo hướng tập trung và ưu tiên cho những công trình quan trọng, bức xúc, các công trình chuyển tiếp, hạn chế tối đa khởi công mới. Riêng công tác thanh tra, giám sát đầu tư cũng được các ngành, các cấp quan tâm, nhờ đó từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh. Việc quyết toán đầu tư cũng được tỉnh hết sức chú trọng và chỉ đạo quyết liệt…Trong thời gian qua, các giải pháp về quản lý đầu tư XDCB, vốn đầu tư được phân bổ theo hướng tập trung, nợ đọng trong XDCB dần được kiểm soát; thủ tục hành chính trong XDCB được cải thiện; nhiều dự án trọng điểm, dự án về nông thôn mới được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển (chiếm 6,7%) nhưng được tập trung đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội quan trọng, tạo động lực thu hút các nguồn vốn đầu tư khác của xã hội tham gia đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng,

góp phần thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2011-2015, Bình Dương đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 316 công trình. Đây là thành quả không nhỏ của tỉnh Bình Dương trong phát triển tổng thể kinh tế xã hội của toàn tỉnh.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Kon Tum

Thứ nhất: Xác định chính xác các dự án đầu tư công đầu tư từ nguồn NSNN và cân đối phù hợp với khả năng bố trí của nguồn vốn NSNN.

Thứ hai: Xây dựng kế hoạch và quy hoạch tổng thể cho việc thực hiện các dự án đầu tư công một cách đồng bộ nhằm khai thác hiệu quả công trình, dựu án sau khi hoàn thành.

Thứ ba: Xây dựng đồng bộ thể chế quản lý cho các dự án đầu tư công tại địa phương.

Thứ tư: Phải có sự thống nhất và phân cấp cụ thể về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công từ Trung ương đến địa phương.

Thứ năm: Chú trọng đến công tác quyết toán, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư công từ nguồn NSNN.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ ĐẦU TƢ CÔNG TỈNH KON TUM XÃ HỘI VÀ ĐẦU TƢ CÔNG TỈNH KON TUM

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí

Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới nằm ở cực bắc Tây Nguyên, là tỉnh có đường biên giới giáp với Lào và Campuchia. Với vị trí chiến lược, quan trọng về quốc phòng an ninh và khả năng mở rộng hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.

b. Đất đai

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 968.960 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 264.464.278 ha, đất sản xuất nông nghiệp là 611.674 ha, đất chuyên dùng 31.494ha và đất ở là 8242ha. Diện tích đất là đồi núi chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 15o trở lên, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh được thể hiện cụ thể qua bảng 2.1, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đến năm 2016 của tỉnh Kon Tum phân theo huyện, thành phố

Đơn vị tính: Ha Huyện, thành phố Tổng diện tích Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Tổng 968.960 264.463 611.674 31.494 8.242 Thành phố Kon Tum 43.289 31.085 1.133 6.306 3.040 Huyện Đăk Glei 149.364 36.644 106.597 2.117 425 Huyện Ngọc Hồi 84.377 38.856 38.504 2.085 756 Huyện Đăk Tô 50.870 29.049 16.612 3.620 532 Huyện Kon Plông 137.124 11.283 113.469 2.539 770 Huyện Kon Rẫy 91.390 19.810 58.741 1.457 252 Huyện Đăk Hà 84.503 34.811 38.319 4.370 793 Huyện Sa Thầy 143.172 39.669 92.099 5.512 724 Huyện Tu Mơ Rông 85.934 26.453 56.249 545 449 Huyện Ia H,Drai 98.021 755 90.952 2.939 495

(Nguồn: Niên giám thống kê của Cục thống kê Kon Tum)

Qua số liệu tại Bảng 2.1 trên, diện tích đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp chiếm đa số; đất chuyên dùng, đất ở chiếm rất ít và có độ dốc dọc lớn nên gây tác động rất lớn đến công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, gây khó khăn cho quá trình thực hiện dự án đầu tư và chi phí đầu tư cao.

c. Khí hậu

Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam và mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Khí hậu Kon Tum chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 2.121mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260mm, năm thấp nhất 1.234mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8, 9. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng Đông Bắc, nhưng vào mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng Tây Nam. Nhiệt độ trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 90C.

Với đặc điểm khí hậu nêu trên sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh, nhất là tiến độ thực hiện các công trình, dự án dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công, gây ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn, nhất là nguồn vốn ngân sách nhà nước.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế

Trong thời gian qua, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm ở các cấp, các ngành chủ yếu tập trung vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nhu cầu vốn vượt khả năng cân đối của tỉnh; việc huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác đã có nhiều tiến bộ so với thời gian trước, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, khả năng cân đối vốn hàng năm cho các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm gặp rất nhiều khó khăn vì khả năng thu hồi vốn của các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh thấp do nền kinh tế chậm phát triển so với các địa phương trong khu vực dẫn đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chưa hiệu quả, thiết thực…

Bảng 2.2. GDP của tỉnh và GDP bình quân đầu người trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2016 (theo giá hiện hành 2010)

Năm ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016 GDP bình quân của tỉnh Tỷ đồng/Năm 7013 8338 8987 9646 10.442 11.284 GDP bình quân đầu người Triệu đồng/Năm 13.6 20.35 25,7 27,494 29,677 31,962

Qua số liệu tại Bảng 2.2 ta thấy, tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) hằng năm tương đối khá, bình quân trong thời gian từ năm 2011-2015 đạt 16,7%/năm. Kết quả công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người tăng lên qua các năm. Thu nhập bình quân đầu người từ 13,6 triệu đồng năm 2010 tăng lên 25,7 triệu đồng năm 2013 và đạt trên 31,962 triệu đồng vào năm 2016. Ta nhận thấy, GDP của tỉnh và mức sống của người dân tăng dần qua các năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách ổn định.

Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng từ 20,88% năm 2010 tăng lên 23,06% năm 2015, thương mại - dịch vụ từ 34,44% năm 2010 tăng lên 39,14% năm 2015 giai đoạn 2011-2015 bình quân 16,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ- thương mại, thể hiện cụ thể qua Bảng 2.3:

Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum trong thời gian từ năm 2011 - 2016

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng 100 100 100 100 100 100

Nông - Lâm - Ngư nghiệp 43,11 41,17 39,04 38,28 37,76 36,1 Công nghiệp - Xây dựng 23,52 24,74 25,52 22,55 23,24 24,31 Thương mại - Dịch vụ 33,37 34,09 35,44 39,17 39,0 39,59

(Nguồn: Kế hoạch PTKTXH tỉnh Kon Tum)

Trên cơ sở số liệu tại Bảng 2.3, lĩnh vực sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng; tốc độ tăng bình quân gần 16%/năm và đạt 3.850 tỷ đồng. Công nghiệp phát triển mạnh, tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế, một số sản phẩm đã tạo được thương hiệu và có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum thời gian từ năm 2011 - 2016

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)