8. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Dân số và lao động
- Về dân số: Dân số của tỉnh Kon Tum tính đến năm 2015 là 495.876 người, trong đó các dân tộc thiểu số là 262.815 người chiếm trên 53% (gồm 06 dân tộc bản địa là: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Brâu và Rơ Măm). Trong đó, dân số của khu vực thành thị là 180.739 người chiếm 35,23% và dân số khu vực nông thôn là 327.079 người chiếm 64,77%, được thể hiện cụ thể tại Bảng 2.4 sau:
Bảng 2.4. Dân số tỉnh Kon Tum từ năm 2011-2016
Đơn vị tính: Người Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng 442.113 462.705 473.251 484.215 495.866 507.818 Dân số khu vực thành thị 155.983 162.055 166.142 170.770 174.680 180.739 Dân số khu vực nông thôn 266.130 300.650 307.109 313.445 321.196 327.079
Qua phân tích số liệu tại Bảng 2.4 nhận thấy, dân số tại khu vực thành thị tập trung tại địa bàn thành phố Kon Tum và trung tâm các huyện, là lực lượng chủ yếu tham gia lao động trong các lĩnh vực dịch vụ - thương mại và công nghiệp - xây dựng với đa số là lao động đã qua đào tạo; dân số tại khu vực nông thông chủ yếu tham gia lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuyr sản, chiếm đa số là lao động chưa qua đào tạo, hướng dân và đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số nên đời sống khó khăn và mức thu nhập thấp hơn so với các khu vực khác trên địa bàn tỉnh.
- Về lao động: Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Kon Tum năm 2016 là 300.890 người, chiếm 58,7% tổng dân số của tỉnh và được thể hiện cụ thể qua Bảng 2.5 sau:
Bảng 2.5. Lực lượng lao động từ năm 2011-2016
Đơn vị tính: Người TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Lực lượng lao động Người 257.629 266.717 275.114 285.458 293.238 300.890 2 Cơ cấu lao
động % 100 100 100 100 100 100 2.1 Nông lâm thủy sản % 66 64 62 60 59,5 58 2.2 Công nghiệp, xây dựng % 9,64 10,28 11,06 11,41 11,75 12,25 2.3 Thương mại, dịch vụ % 24,36 25,72 26,94 28,59 28,75 29,75
Qua phân tích số liệu tại Bảng 2.5 trên nhận thấy, lực lượng lao động trên địa bàn đang có xu hướng chuyển dần từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Trong đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 43% trên tổng số lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh. Do đó, trong thời gian tới nhu cầu về đào tạo nghề cho lực lượng lao động của tỉnh là rất lớn, nhằm tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống về vật chất, tinh thần của người dân.
2.1.4. Tình hình đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh
Những năm gần đây, nguồn vốn NSNN bố trí cho đầu tư công trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, góp phần đáng kể vào việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum. Đầu tư công, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội là hoạt động đầu tư dài hạn, kết quả là những công trình có thể sử dụng trong thời gian dài, nhằm tạo ra cơ sở vật chất lâu dài cho quá trình phát triển kinh tế cũng như xã hội, là yếu tố đi trước tạo tiền đề, nền tảng, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư khác được tiến hành một cách thuận lợi, tạo cơ sở vật chất cho công việc sản xuất kinh doanh sau này. Từ nguồn vốn này cơ sở vật chất như: Đường xá, cầu cống, công trình công cộng - xã hội, hệ thống điện nước…được xây dựng tạo cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác sau đó, tạo điều kiện cho thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư trên địa bàn tỉnh, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế của tỉnh, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người lao động. Việc tập trung vốn NSNN cho hoạt động đầu tư công là cần thiết, điều này chứng tỏ nhu cầu về vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Kon Tum khá cao, cần huy động từ mọi nguồn vốn hợp pháp khác để chia sẻ gánh nặng từ NSNN.
Trong thời gian từ năm 2011 - 2015, tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung có nhiều biến động trên tất cả các lĩnh vực do ảnh hưởng của
biến động kinh tế thế giới đã tác động đến tình hình đầu tư xây dựng của tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, tỉnh Kon Tum đã có những quyết định, giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, từng bước ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung chú trọng đầu tư xây dựng vào các ngành, các lĩnh vực thiết yếu để xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tổng nguồn vốn dành cho đầu tư công của tỉnh Kon Tum trong thời gian từ năm 2011 - 2015 tương đối ổn định, tăng dần qua các năm, được thể hiện cụ thể qua Bảng 2.6 sau:
Bảng 2.6. Tổng vốn ngân sách nhà nước bố trí đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian từ năm 2011 - 2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Thành phần Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng số 6.202,1 6.705.5 7.486.0 7.627.7 8.839.2 1 Vốn NSNN 1.526,2 1.635,5 1.116,2 1.074,2 1.275,5 2 Vốn TPCP 489,1 543,0 915,6 1.575,8 1.232,9 3 Vốn tín dụng của Nhà nước 2.084,9 2.263,5 2.659,2 1.735,1 2.172,3 4 Vốn đầu tư của các
DNNN 228,9 214,4 237,2 275,5 289,3
5
Vốn đầu tư của dân cư và DN ngoài quốc doanh
1.858,2 2.030,6 2.545,3 2.950,0 3.850,0
6 Vốn khác 14,6 18,3 12,4 17,1 19,3
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum)
Qua số liệu tại Bảng 2.6 và Biểu đồ 2.2 nhận thấy, nhu cầu đầu tư công trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua là rất lớn. Vì vậy nguồn vốn bố trí cho
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn, tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu của địa phương như công trình giao thông, thủy lợi... nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của khu vực, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện phải có giải pháp nhằm quản lý sử dụng hiệu quả đối với nguồn vốn NSNN và đồng thời phải kêu gọi, huy động từ nhiều nguồn vốn đầu tư khác để phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế của địa phương.
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2011 2012 2013 2014 2015 Vốn khác
Vốn đầu tư của dân và DN ngoài quốc doanh
Vốn đầu tư của các DNNN
Vốn tín dụng của nhà nước
Vốn TPCP
Vốn NSNN
Biểu đồ 2.2. Tổng vốn ngân sách nhà nước bố trí đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian từ năm 2011 - 2015 a. Giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh được đầu tư, nâng cấp và mở mới như các tuyến đường: Đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Kon Tum và các Quốc lộ: 24, 14C, 40, 40B; các tỉnh lộ 671, 672, 673, 674, 675, 676, 677, 678; đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh, đường Ya Tăng - Sê San - Quốc lộ 14C, các đường liên xã và nhiều tuyến đường giao thông quan trọng khác..., cơ bản bảo đảm lưu thông thuận lợi trong cả hai mùa tạo thành mạng lưới giao thông khép kín; nhất là một số tuyến đường giao thông
nông thôn, đường liên xã và mạng lưới đường tuần tra biên giới được quan tâm đầu tư. Các tuyến đường tại các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch sinh thái Măng Đen, cửa khẩu Quốc tế Bờ Y và vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện giao thương và hợp tác phát triển. Phong trào "Toàn dân tham gia làm đường giao thông nông thôn" được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh; các đường, ngõ nhỏ ở đô thị và các tuyến đường ở những khu vực khó khăn được tập trung xây dựng đã mang lại hiệu quả thiết thực.
b. Thủy lợi
Nhiều công trình thủy lợi lớn được tu bổ, nâng cấp và xây mới như: Thủy lợi Đăk Toa, Đăk Rơn Ga, hồ chứa Đăk Uy… , hệ thống kênh mương được kiên cố hóa, góp phần cung cấp nước cho sản xuất lúa hai vụ và cây công nghiệp. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 523 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất với tổng diện tích tưới theo thiết kế là 16.742 ha.
c. Điện - Thủy điện
Về điện, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011- 2015, có xét đến năm 2020 đã được Bộ Công Thương phê duyệt. UBND tỉnh đã chỉ đạo điều tra, khảo sát địa điểm các dự án thủy điện nhỏ không nối lưới cần đầu tư để cấp điện cho các hộ dân nông thôn miền núi chưa có điện. Đến nay, điện lưới đã kéo đến 98,66% thôn, làng với trên 97,86% số hộ được sử dụng điện. Hiện trên địa bàn tỉnh còn 28 thôn chưa có điện lưới quốc gia; tỉnh Kon Tum đang phối hợp với Ban quản lý dự án điện miền Trung sớm triển khai dự án cấp điện cho các thôn làng khu vực Tây Nguyên.
Về thủy điện, đến nay, đã có 9 nhà máy thủy điện đi vào hoạt động với tổng công suất 192,8MW; có 13 công trình thủy điện đang thi công với tổng công suất khoảng 139,1MW. Công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các công trình thủy điện vừa và nhỏ được thực hiện cơ bản tốt,
thường xuyên rà soát các dự án chậm tiến độ, các dự án có tác tác động xấu đến môi trường để điều chỉnh hoặc đình chỉ, thu hồi chủ trương đầu tư. Qua rà soát, đã loại khỏi quy hoạch 35 vị trí công trình thủy điện có hiệu quả kinh tế thấp, ảnh hưởng lớn đến môi trường xã hội; thu hồi chủ trương đầu tư 14 công trình, tạm dừng chủ trương 05 công trình do khó khăn về vốn đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải điện.
d. Cấp nước, thoát nước và thu gom xử lý chất thải rắn
Hệ thống cấp nước tại thành phố Kon Tum đang sử dụng có công suất 12.000m3/ngày đêm với mạng lưới đường ống phân phối cơ bản được đầu tư hoàn chỉnh để cung cấp nước cho các phường trên địa bàn; hệ thống cấp nước ở các thị trấn huyện lỵ tiếp tục được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Thông qua việc phát triển hệ thống nước tự chảy, giếng đào, giếng khoan, bể, bồn chứa nước... đã nâng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ 72,69% năm 2011 lên 85% năm 2015.
Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý ở đô thị năm 2015 đạt 90%, tăng 20% so với năm 2011. Tháng 12 năm 2015, tỉnh Kon Tum tổ chức khởi công xây dựng Dự án nhà máy liên hợp xử lý rác thải đang được triển khai đầu tư xây dựng xử lý và tái chế rác thải đầu tiên của tỉnh quy mô công suất xử lý 200 tấn rác thải sinh hoạt/ngày đêm; tổng mức đầu tư 1.439 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2018 dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
e. Kết cấu hạ tầng đô thị
Việc đa dạng hóa hình thức huy động vốn và đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tiếp tục được chú trọng thực hiện theo Nghị quyết 02- NQ/TU ngày 20/4/2007 của Tỉnh ủy khóa XII. Công tác quy hoạch và xây dựng các đề án phát triển kết cấu hạ tầng được triển khai hiệu quả với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong
các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Hiện nay, tỉnh đang tập trung nguồn lực triển khai Đề án xây dựng thành phố Kon Tum đạt 70% mức tiêu chuẩn của đô thị loại II vùng cao, vùng sâu, biên giớivà thực hiện các đề án tái định cư, giãn dân các làng đồng bào dân tộc thiểu số nội thành, thành phố Kon Tum; Đề án xây dựng huyện Ngọc Hồi trở thành thị xã vào năm 2015... Tiếp tục đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu của Khu hành chính mới huyện Kon Rẫy, huyện Ngọc Hồi, huyện Ia H’Drai nhằm sớm đưa vào hoạt động. Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã làm việc với các Bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phê duyệt luận chứng lựa chọn địa điểm xây dựng khu trung tâm hành chính mới tập trung tỉnh Kon Tum, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để triển khai các bước tiếp theo.
Các Dự án khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng Khu đô thị mới trên địa bàn thành phố đã được triển khai cơ bản hoàn thành và đã tổ chức bán đấu giá đất tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh để tái đầu tư thu ngân sách để đầu tưphía Nam cầu Đăk Bla - thành phố Kon Tum với tổng mức đầu tư 874,090 tỷ đồng được triển khai tích cực. Đến nay, Chủ đầu tư đã ký hợp đồng với các nhà thầu thi công 03 gói thầu xây lắp với tổng giá trị 482,2 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 10-2017 (Dự án Đường trục chính mặt cắt II-II đang triển khai đắp đất nền đường, dự kiến hoàn thành vào tháng 10-2016).
Nguồn kinh phí bố trí thực hiện đầu tư phát triển phân theo ngành, lĩnh vực trong thời gian từ năm 2011-2016 được thể hiện cụ thể qua Bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7. Vốn NSNN bố trí đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Công nghiệp 86,7 66,8 12,3 31,0 49,0
2 Nông, lâm nghiệp, thủy lợi 319,2 265,9 246,3 101,6 111,6 3 Quản lý nhà nước 88,7 87,5 46,1 41,7 31,3 4 Giao thông 748,8 984,5 1.176,9 1.834,4 1.572,3 5 Cấp nước và xử lý rác,
nước thải 49,8 31,7 36,2 33,8 36,3
6 KHCN - MT 8,9 5,2 11,4 13,5 12,2
7 Giáo dục - đào tạo 133,7 87,1 56,5 95,8 127,4 8 Y tế - dịch vụ xã hội 228,0 153,1 114,1 90,9 82,1 9 Văn hoá, thể thao 43,3 71,4 16,8 13,0 21,1 10 Thông tin và truyền
thông 19,6 24,6 11,8 2,0 13,5
11 An ninh - Quốc phòng 31,2 22,3 3,9 31,9 32,0 12 Các ngành khác 240,0 368,0 290,3 358,5 414,6
Tổng 1997,9 2168,1 2022,6 2648,1 2503,4
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum)
Qua phân tích số liệu tại Bảng 2.7, nhận thấy vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành, lĩnh vực tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước và tập trung vào các công trình giao thông, thủy lợi. Trong tổng vốn đầu tư công qua giai đoạn từ năm 2011 - 2015 cho thấy nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh vẫn đang tăng mạnh và cơ sở hạ tầng của tỉnh phải được đầu tư liên tục, hoàn thiện và tập trung vào các công trình hạ tầng giao thông, nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện đầu tư trên đã đạt
được theo kết quả đã đề ra, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua.
Biểu đồ 2.3. Vốn NSNN bố trí đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành
Qua phân tích số liệu tại Biểu đồ 2.3 nhận thấy tổng vốn đầu tư công qua giai đoạn từ năm 2011 - 2015 đang tập trung đầu tư vào các công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi. Ddooid với các lĩnh vực khác như Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông và Văn hóa - Thể thao đã được quan tâm đầu tư nhưng với mức quá thấp, gây khó khăn cho việc phát triển khoa khoa học, công nghệ, thông tin tuyền thông và văn hóa thể thao trên địa bàn tỉnh.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
2.2.1. Hoạch định dự án đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Trong thời gian qua, công tác lập quy hoạch, kế hoạch đã và đang dần nâng cao về chất lượng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Các quy hoạch ngành, kế hoạch đã được phê duyệt, định hướng cho việc